Phiếu bài tập Tiếng Việt tuần 16

Những cánh bướm bên bờ sông

   Ngoài giờ học, chúng tôi tha thẩn ở bờ sông bắt bướm. Chao ôi, những con bướm đủ hình dáng, đủ sắc màu. Con xanh biếc pha đen như nhung bay nhanh loang loáng. Con vàng sẫm, nhiều hình mặt nguyệt, ven cánh có răng cưa, lượn lờ đờ như trôi trong nắng. Con bướm quạ[1] to bằng hai bàn tay người lớn, màu nâu xỉn, có hình đôi mắt tròn, vẻ dữ tợn. Bướm trắng bay theo đàn líu ríu như hoa nắng. Loại bướm nhỏ đen kịt, là là theo chiều gió, hệt như tàn than của những đám đốt nương. Còn lũ bướm vàng tươi xinh xinh của những vườn rau thì rụt rè, nhút nhát, chẳng bao giờ dám bay ra đến bờ sông. Chúng cứ quấn quýt quanh màu vàng hoa cải và quanh những con đông tây[2] xanh mọng nằm chờ đến lượt mình được hóa bướm vàng.

[1] Bướm quạ : loại bướm to, sải cánh rộng, màu nâu xỉn

[2] Con đông tây : con nhộng của loài bướm

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Ba con bướm được tả ở 5 câu đầu [“Ngoài giờ học…vẻ dữ tợn” ] có những màu sắc gì ?

a- Xanh biếc pha đen, vàng sẫm, đen kịt

b- Xanh biếc pha đen, vàng sẫm, nâu xỉn

c- Xanh biếc pha đen, vàng tươi, đen kịt

2. Ở 5 câu đầu, dáng bay của các con bướm được tả bằng những từ nào ?

a- Loang loáng, lờ đờ

b- Loang loáng, líu ríu

c- Lờ đờ, nhút nhát

3. Lũ bướm nào luôn quấn quýt quanh màu vàng hoa cải ?

a- Lũ bướm vàng tươi xinh xinh

b- Lũ bướm xanh biếc pha đen

c- Lũ bướm vàng sẫm, nhiều hình mặt nguyệt

4. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý chính của bài văn ?

a- Vẻ đẹp kì lạ, hấp dẫn của các loại bướm sống trên sông nước

b- Vẻ đẹp lộng lẫy, kì thú của các loại bướm sống trên đất bãi

c- Vẻ đẹp phong phú, đa dạng của các loại bướm bên bờ sông

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống:

a] tr hoặc ch 

– bánh …ưng/………..

– sáng….ói/………….

– sáng….ưng/………..

-……..ói tay/…………

b] đổ hoặc đỗ

– thi …………/………….

– ……….rác/……………

– thác……./…………..

-……..đen/…………..

2. Viết vào đúng cột trong bảng tên các sự vật, công việc sau:

Đèn cao áp, cánh đồng, hồ sen, rạp chiếu bóng, bể bơi, máy cày, bến xe buýt, máy gặt, chế tạo máy móc, xay thóc, giã gạo, trình diễn thời trang.

Sự vật, công việc thường thấy ở thành phốSự vật, công việc thường thấy ở nông thôn
  

3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau:

a] Những đêm trăng sáng dòng sông lung linh như dát vàng

b] Xa xa ruộng lúa cấy sớm đã ngả màu vàng óng thoang thoảng hương thơm

c] Ô tô xe máy xe đạp cứ nối đuôi nhau chạy ùn ùn về trung tâm thành phố

4. Viết đoạn văn ngắn [khoảng 6 câu] kể về một vài nét đẹp mà em thấy ở nông thôn [hoặc thành thị]

Gợi ý :

a] Em được biết một vài nét đẹp ở đâu [ thuộc nông thôn hoặc thành thị ] ?

b] Đó là những nét đẹp gì cụ thể [ về cảnh vật, con người, cuộc sống …] ?

c] Vì sao em thích những nét đẹp đó ?

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

Kiến Mẹ và các con

Gia đình kiến rất đông. Kiến Mẹ có những chín nghìn bảy trăm con. Tối nào cũng vậy, trong phòng ngủ của các con, Kiến Mẹ vô cùng bận rộn Kiến Mẹ phải dỗ dành, hôn lên má từng đứa con và nói:

- Chúc con ngủ ngon! Mẹ yêu con

Cứ như vậy cho đến lúc mặt trời mọc, lũ kiến con vẫn chưa được mẹ hôn hết lượt. Điều đó làm Kiến Mẹ không yên lòng. Thế là, suốt đêm Kiến Mẹ không ngủ để chăm sóc đàn con.

Thấy Kiến Mẹ vất vả quá, bác Cú Mèo đã nghĩ cách để giúp Kiến Mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Buổi tối, khi đến giờ đi ngủ, tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xắn. Sau đó, Kiến Mẹ đến thơm vào má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này bèn quay sang thơm vào má chú kiến bên cạnh và thầm thì:

- Đây là mẹ gửi một cái hôn cho em đấy!

Cứ thế, lần lượt các chú kiến con hôn truyền cho nhau và nhờ thế Kiến Mẹ có thời gian chợp mắt mà vẫn âu yếm được tất cả đàn con.

[Theo Chuyện của mùa Hạ]

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Mỗi buổi tối, Kiến Mẹ thường làm gì trong phòng ngủ của các con?

a- Dỗ dành và hôn lên má từng đứa con

b- Đếm lại cho đủ những đứa con yêu

c- Sắp xếp chỗ ngủ cho từng đứa con

2. Điều gì làm Kiến Mẹ không yên lòng và suốt đêm không được nghỉ?

a- Chờ các con đi kiếm ăn ở xa về tổ cho đầy đủ

b- Cho đến lúc mặt trời mọc vẫn chưa hôn hết các con

c- Khó lòng đếm xuể chín nghìn bảy trăm kiến con

3. Bác Cú Mèo đã nghĩ ra cách gì để giúp Kiến Mẹ có thời gian nghỉ ngơi?

a- Bảo các chú kiến con xếp hàng lần lượt đến hôn Kiến Mẹ

b- Giúp sức cùng Kiến Mẹ lần lượt hôn tất cả các chú kiến con

c- Nhờ kiến con lần lượt chuyển cái hôn của mẹ đến kiến bên cạnh

[4]. Có thể dùng tên gọi nào dưới đây phù hợp nội dung chính của câu chuyện?

a- Kiến Mẹ vĩ đại

b- Cú Mèo thông minh

c- Nụ hôn của mẹ

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1. Điền vào chỗ trống:

a] r, d hoặc gi

Trong vòm lá mới chồi non

Chùm cam bà…..ữ vẫn còn đung đưa

Quả ngon….ành tận cuối mùa

Chờ con, phần cháu bà chưa trảy vào.

…..iêng, hai….ét cứa như …..ao

Nghe tiếng chào mào chống gậy …..a trông

Nom Đoài …..ồi lại ngắm Đông

Bề lo sương táp, bề phòng chim ăn

Quả vàng nằm …ữ cành xuân

Mải mê góp mật, chuyên cần tỏa hương.

[Theo Võ Thạnh An]

b] ât hoặc âc

Cuộc sống quanh ta th…. đẹp. Có cái đẹp của đ…..trời : núi cao ch…. ng…, nắng chan hòa như rót m….xuống quê hương, những bông hoa lóng lánh sương mai. Có cái đẹp do bàn tay con người tạo nên : mái chùa cổ kính nổi b….giữa làng quê, những bức tranh rực rỡ sắc màu, những bài ca c… lên nghe rạo rực lòng người. Nhưng quý nh… vẫn là vẻ đẹp của tâm hồn của con người.

[Theo Hòa Bình]

Câu 2. Khoanh tròn từ ngữ không thuộc nhóm nghĩa với các từ ngữ còn lại trong mỗi dãy từ sau:

[1] đèn ông sao, nhảy dây, quân cờ, diều, cờ tướng,dây thừng, bộ xếp hình, khăn bịt mắt, que chuyền, các viên sỏi.

[2] kéo co, chơi ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, cờ tướng, chơi chuyền, chồng nụ chồng hoa, lắp ghép hình, rước đèn, nhảy dây, thả diều.

b] Đặt tên cho mỗi nhóm từ [bài 2a] :

[1]………………………………………………………………

[2]………………………………………………………………

Câu 3. a] Chia các câu kể [đã được đánh số] trong đoạn văn sau thành hai nhóm: kể về sự vật và tả về sự vật

[1] Gà của anh Bốn Linh nhón chân bước từng bước oai vệ, ức ưỡn ra đằng trước. [2] Bị chó vện đuổi, nó bỏ chạy. [3] Con gà của ông Bảy Hóa hay bới bậy. [4] Nó có bộ mào khá đẹp, lông trắng, mỏ như búp chuối, mào cờ, hai cánh như hai vỏ trai úp nhưng lại hay tán tỉnh láo khoét. [5] Sau gà ông Bảy Hóa, gà bà Kiên nổi gáy theo. [6] Gà bà Kiên là gà trống tơ, lông đen, chân chì, có bộ giò cao, cổ ngắn.

Câu kể về sự vật

Câu tả về sự vật

Các câu………………………

Các câu………………………..

Chú ý: Chỉ ghi số thứ tự câu vào hai cột

b] Mỗi câu trên kể hoặc tả sự việc gì?

M: Câu 1: Tả cách đi đứng của gà anh Bốn Linh

Câu 2 :…………………………………………..

Câu 3 :…………………………………………..

Câu 4 :…………………………………………..

Câu 5 :…………………………………………..

Câu 6 :…………………………………………..

Câu 4. a] Dựa vào gợi ý, em hãy viết đoạn văn [khoảng 8 câu] giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em.

Gợi ý:

  • Quê em ở đâu? Nơi đó có trò chơi [lễ hội] gì làm em thích thú, muốn giới thiệu cho các bạn biết?
  • Trò chơi [lễ hội] thường diễn ra ở vị trí nào? Hình thức tổ chức trò chơi [lễ hội] ra sao?
  • Trò chơi [lễ hội] được diễn ra như thế nào? Có những nét gì độc đáo, thú vị làm em và mọi người thích thú?

………………………………………………………………………….

b] Dựa vào dàn ý phần thân bài đã viết ở bài tập 4 [tuần 15], hãy viết một đoạn văn [khoảng 5 câu] tả vài nét nổi bật của một đồ chơi em thích.

Chú ý: Cần nêu một vài đặc điểm nổi bật về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu hay điểm nổi bật về cấu tạo… của đồ chơi; dùng từ ngữ gợi tả, cách so sánh, nhân hóa để làm cho đoạn văn sinh động, hấp dẫn.

………………………………………………………………………….

  • Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 16 có đáp án [Phiếu số 1]

Thời gian: 45 phút

Tải xuống

Quảng cáo

NHỮNG CÁNH BƯỚM BÊN BỜ SÔNG

       Ngoài giờ học, chúng tôi tha thẩn ở bờ sông bắt bướm. Chao ôi, những con bướm đủ hình dáng, đủ sắc màu. Con xanh biếc pha đen như nhung bay nhanh loang loáng. Con vàng sẫm, nhiều hình mặt nguyệt, ven cánh có răng cưa, lượn lờ đờ như trôi trong nắng. Con bướm quạ[1] to bằng hai bàn tay người lớn, màu nâu xỉn, có hình đôi mắt tròn, vẻ dữ tợn. Bướm trắng bay theo đàn líu ríu như hoa nắng. Loại bướm nhỏ đen kịt, là là theo chiều gió, hệt như tàn than của những đám đốt nương. Còn lũ bướm vàng tươi xinh xinh của những vườn rau thì rụt rè, nhút nhát, chẳng bao giờ dám bay ra đến bờ sông. Chúng cứ quấn quýt quanh màu vàng hoa cải và quanh những con đông tây[2] xanh mọng nằm chờ đến lượt mình được hóa bướm vàng.

[ Theo Vũ Tú Nam ]

[1] Bướm quạ : loại bướm to, sải cánh rộng, màu nâu xỉn

[2] Con đông tây : con nhộng của loài bướm

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Ba con bướm được tả ở 5 câu đầu [“Ngoài giờ học…vẻ dữ tợn” ] có những màu sắc gì ?

A. Xanh biếc pha đen, vàng sẫm, đen kịt

B. Xanh biếc pha đen, vàng sẫm, nâu xỉn

C. Xanh biếc pha đen, vàng tươi, đen kịt

Câu 2. Ở 5 câu đầu, dáng bay của các con bướm được tả bằng những từ nào ?

A. Loang loáng, lờ đờ

B. Loang loáng, líu ríu

C. Lờ đờ, nhút nhát

Câu 3. Lũ bướm nào luôn quấn quýt quanh màu vàng hoa cải ?

A. Lũ bướm vàng tươi xinh xinh.

B. Lũ bướm xanh biếc pha đen.

C. Lũ bướm vàng sẫm, nhiều hình mặt nguyệt.

Câu 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý chính của bài văn ?

Quảng cáo

A. Vẻ đẹp kì lạ, hấp dẫn của các loại bướm sống trên sông nước.

B. Vẻ đẹp lộng lẫy, kì thú của các loại bướm sống trên đất bãi.

C. Vẻ đẹp phong phú, đa dạng của các loại bướm bên bờ sông.

Câu 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống :

a] tr hoặc ch

- bánh …ưng/………..

- sáng….ói/………….

- sáng….ưng/………..

-……..ói tay/…………

b] đổ hoặc đỗ

- thi …………/………….

- ……….rác/……………

- thác……./…………..

-……..đen/…………..

Câu 2. Viết vào đúng cột trong bảng tên các sự vật, công việc sau :

Đèn cao áp, cánh đồng, hồ sen, rạp chiếu bóng, bể bơi, máy cày, bến xe buýt, máy gặt, chế tạo máy móc, xay thóc, giã gạo, trình diễn thời trang.

Sự vật công việc thường thấy ở thành phố Sự vật, công việc thường thấy ở nông thôn

…………………………….

…………………………….

…………………………….

…………………………….

…………………………….

…………………………….

Câu 3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau :

a] Những đêm trăng sáng dòng sông lung linh như dát vàng

b] Xa xa ruộng lúa cấy sớm đã ngả màu vàng óng thoang thoảng hương thơm

c] Ô tô xe máy xe đạp cứ nối đuôi nhau chạy ùn ùn về trung tâm thành phố

Câu 4. Viết đoạn văn ngắn [ khoảng 6 câu ] kể về một vài nét đẹp mà em thấy ở nông thôn [ hoặc thành thị ]

Gợi ý :

a] Em được biết một vài nét đẹp ở đâu [ thuộc nông thôn hoặc thành thị ] ?

b] Đó là những nét đẹp gì cụ thể [ về cảnh vật, con người, cuộc sống …] ?

c] Vì sao em thích những nét đẹp đó ?

Câu 1 2 3 4
Đáp án B A A C

Quảng cáo

Câu 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống :

a] tr hoặc ch

- bánh chưng

- sáng chói

- sáng trưng

- trói tay

b] đổ hoặc đỗ

- thi đỗ

- đổ rác

- thác đổ

- đỏ đen

Câu 2. Viết vào đúng cột trong bảng tên các sự vật, công việc sau :

Sự vật công việc thường thấy ở thành phố Sự vật, công việc thường thấy ở nông thôn
Đèn cao áp, rạp chiếu bóng, bể bơi, bến xe buýt, chế tạo máy móc, trình diễn thời trang. Cánh đồng, hồ sen, máy cày, máy gặt, xay thóc, giã gạo.

Câu 3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau :

a] Những đêm trăng sáng, dòng sông lung linh như dát vàng.

b] Xa xa, ruộng lúa cấy sớm đã ngả màu vàng óng, thoang thoảng hương thơm.

c] Ô tô, xe máy, xe đạp cứ nối đuôi nhau chạy ùn ùn về trung tâm thành phố.

Câu 4. Viết đoạn văn ngắn kể về một vài nét đẹp mà em thấy ở nông thôn [ hoặc thành thị ]

Bài mẫu

    Em sinh ra ở thành thị, chưa biết nông thôn là thế nào cả. Mới tuần trước đây thôi, bố mới đưa em đi về thăm một người bạn của bố ở tận mãi Ba Tri, Bến Tre nhân dịp bố được nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Khác với thành phố rất nhiều, đó là cảm giác đầu tiên của em khi từ trên con đường nhựa, bố cho xe rẽ phải vào con đường đá đỏ. Hai bên đường là những thửa ruộng lúa đã chín vàng trải dài hút cả tầm mắt. Hết ruộng lúa là đến làng xã. Nhà cửa thưa thớt không như ở thị thành. Nhà cách nhà có khi đến cả vài chục thước. Những vườn cây ăn trái xanh tốt kế tiếp nhau trông như một rừng cây. Khí hậu ở đây sao mà trong lành mát mẻ quá. Đi dưới đường quê, không cần phải đội nón mũ, bởi bóng cây hai bên đường trùm xuống mát rượi. Thỉnh thoảng có những chiếc xe bò lộc cộc lăn bánh trên đường. Cuộc sống ở đây diễn ra nhẹ nhàng, êm ả không như cuộc sống ồn ào, náo nhiệt nơi thị thành. Tuy mới biết nông thôn lần đầu vậy mà em rất thích cuộc sống ở đây.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 16 có đáp án [Phiếu số 2]

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Đôi bạn, Về quê ngoại, Ba điều ước, Mồ Côi xử kiện trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Đọc bài " Đôi bạn", ngày nhỏ Thành và Mến kết bạn ở đâu ?

A. Ở quê Mến

B. Ở thị xã

C. Ở công viên thị xã

Câu 2: Đâu là cảnh vật thường thấy ở nông thôn ?

A. Đường cao tốc

B. Cánh đồng

C. Những con phố

Câu 3: Đâu không phải là điều ước của chàng thợ rèn trong bài:" Ba điều ước" ?

A. Ước trở thành nhà Vua.

B. Ước có thật nhiều tiền.

C. Ước có sức mạnh

Câu 4: Đọc thơ "Về quê ngoại" , bà ngoại của bạn nhỏ có đặc điểm gì ?

A. Bà ngoại đã 80 tuổi

B. Bà nửa quên nửa nhớ những chuyện ngày xưa

C. Cả 2 đáp án A và B đúng

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Điền tr hoặc ch vào chỗ trống và chép lại các từ ngữ sau khi điền:

- bánh …ưng/………..

- sáng….ói/………….

- sáng….ưng/………..

-……..ói tay/…………

Bài 2: Điền đổ hoặc đỗ vào chỗ trống và chép lại các từ ngữ sau khi điền:

- thi …………/………….

- ……….rác/……………

- thác……./…………..

-……..đen/…………..

Bài 3:

Viết vào đúng cột trong bảng tên các sự vật, công việc sau :

Đèn cao áp, cánh đồng, hồ sen, rạp chiếu bóng, bể bơi, máy cày, bến xe buýt, máy gặt, chế tạo máy móc, xay thóc, giã gạo, trình diễn thời trang.

Sự vật, công việc thường thấy ở thành phố

Sự vật, công việc thường thấy ở nông thôn

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Chọn đáp án đúng nhất: 

Câu

1

2

3

4

Đáp án

A

B

C

C

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Điền tr hoặc ch vào chỗ trống và chép lại các từ ngữ sau khi điền:

- bánh chưng

- sáng chói

- sáng trưng

- trói tay

Bài 2: Điền đổ hoặc đỗ vào chỗ trống và chép lại các từ ngữ sau khi điền:

- thi đỗ

- đổ rác

- thác đổ

- đỏ đen

Bài 3:

Viết vào đúng cột trong bảng tên các sự vật, công việc sau :

Sự vật, công việc thường thấy ở thành phố

Sự vật, công việc thường thấy ở nông thôn

Đèn cao áp, rạp chiếu bóng, bể bơi, bến xe buýt, chế tạo máy móc, trình diễn thời trang.

Cánh đồng, hồ sen, máy cày, máy gặt, xay thóc, giã gạo.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 16 có đáp án [Phiếu số 3]

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Đôi bạn, Về quê ngoại, Ba điều ước, Mồ Côi xử kiện trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Đọc bài " Đôi bạn", Thành cùng Mến làm những gì ở thị xã ?

A. Thành cùng bạn chơi nhiều trò lạ.

B. Thành đưa bạn đi chơi khắp nơi.

C. Thành kể cho bạn nghe nhiều câu chuyện trên phố.

Câu 2: Đọc bài thơ "Về quê ngoại", trở về thăm quê ngoại, bạn nhỏ đã có thay đổi gì ?

A. Yêu quê hương hơn.

B. Yêu thương bà hơn.

C. Yêu cuộc sống và con người nơi đây hơn.

Câu 3: Đọc thơ "Về quê ngoại", bạn nhỏ đã biết thêm điều gì khi ăn hạt gạo ?

A. Biết tới người làm ra chúng.

B. Biết rằng hạt gạo rất ngon. 

C. Biết rằng để làm nên hạt gạo rất vất vả.

Câu 4: Cuối cùng, trong bài:" Ba điều ước" chàng hiểu điều gì mới đáng mơ ước?

A. Phải ước mình thật hạnh phúc

B.Phải ước mình có nhiều điều ước hơn nữa.

C.Sống thì phải làm việc, tạo ra những vật phẩm có ích cho xã hội và luôn được mọi người chung quanh yêu thương kính trọng.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Điền vào chỗ trống :

a, Tên một số thành phố ở nước ta : ...........................................

b, Tên một số vùng quê mà em biết : ...........................................

Bài 2:

Viết tên các sự vật và công việc tương ứng vào bảng sau:

Sự vật

Công việc

Thường thấy ở thành phố

Thường thấy ở nông thôn

Bài 3:

Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống :

a, 

-[ châu , trâu ]

Bạn em đi chăn ....... bắt được nhiều ....... chấu.

- [ chận , trật ]

Phòng em ....... chội và nóng bức nhưng mọi người vẫn rất ....... tự.

- [ chầu , trầu ]

Bọn trẻ ngồi ....... hẫu , chờ bà ăn ....... rồi kể chuyện cổ tích.

b, 

- [ bão, bảo ]

Mọi người ....... nhau dọn dẹp đường làng sau cơn ........

- [ vẽ , vẻ ]

Em ....... mấy bạn ....... mặt tươi vui đang trò chuyện.

- [ sữa , sửa ]

Mẹ em cho em bé uống ....... rồi ....... soạn đi làm.

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Chọn đáp án đúng nhất: 

Câu

1

2

3

4

Đáp án

B

C

A

C

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Điền vào chỗ trống :

a, Tên một số thành phố ở nước ta : Vũng Tàu , Cân Thơ , Đà Nẵng , Biên Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh ,…

b, Tên một số vùng quê mà em biết : Đồng Tháp Mười, Cà Mau, Cần Giờ , …

Bài 2:

Viết tên các sự vật và công việc tương ứng vào bảng sau:

Sự vật

Công việc

Thường thấy ở thành phố

Ô tô, xe buýt, bệnh viện, công ty, nhà cao tầng, khu vui chơi,…

Nhân viên kinh doanh, dịch vụ, nhân viên văn phòng

Thường thấy ở nông thôn

Trâu, bò, gà, vịt, cánh đồng lúa, máy cày, ao cá

Trồng lúa, nuôi cá , trồng cây , chăn nuôi

Bài 3:

Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống :

a, 

-[ châu , trâu ]

Bạn em đi chăn trâu bắt được nhiều châu chấu.

- [ chận , trật ]

Phòng em chật chội và nóng bức nhưng mọi người vẫn rất trật tự.

- [ chầu , trầu ]

Bọn trẻ ngồi chầu hẫu , chờ bà ăn trầu rồi kể chuyện cổ tích.

b, 

- [ bão, bảo ]

Mọi người bảo nhau dọn dẹp đường làng sau cơn bão.

- [ vẽ , vẻ ]

Em vẽ mấy bạn vẻ mặt tươi vui đang trò chuyện.

- [ sữa , sửa ]

Mẹ em cho em bé uống sữa rồi sửa soạn đi làm

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 16 có đáp án [Phiếu số 4]

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Đôi bạn, Về quê ngoại, Ba điều ước, Mồ Côi xử kiện trong SGK tiếng Việt lớp 3, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Đọc bài " Đôi bạn", khi chơi ở công viên, Mến đã có việc làm gì tốt ?

A. Mến dạy bạn nhỏ tập bơi.

B. Cứu một cậu bé suýt chết đuối dưới hồ ở công viên.

C. Mến cứu một cậu bé bị ngã từ trên cao.

Câu 2: Câu nào sau đây điền sai dấu phẩy ?

A. Con chó thấy chủ liền vẫy đuôi, nhảy nhót.

B. Trên mặt hồ, nước lăn tặn gợn sóng

C. Vườn nhà em trồng rất nhiều loại rau như, rau muống rau mùng tơi và rau cải. 

Câu 3: Đọc bài thơ "Về quê ngoại", bạn nhỏ thương người nông dân như thương ai ?

A. Hàng xóm

B. Bà ngoại

C. Bố mẹ

Câu 4: Đọc bài " Đôi bạn", lời nói của bố Thành ở phần cuối bài có ý nghĩa gì?

A. Khen người ở quê hiền lành.

B. Khen người ở quê tốt bụng, sẵn sàng giúp người khi gặp khó khăn, hoạn nạn.

C. Khen người ở quê rất can đảm

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Điền dấu hỏi hay dấu ngã vào từ in đậm và chép lại câu sau khi điền:

a] Ông cha ta thường khuyên anh chị em trong nhà nên ghi nhớ câu nói này: “Chị nga em nâng”

b] Cây ôi trước vườn nhà đã sai triu quả.

c] Một đứa bé ngoan là đứa bé biết chào hoi phép khi gặp người lớn.

Bài 2: 

Điền tr hay ch vào chỗ trống và chép lại câu sau khi điền:

a] Mẹ em làm món canh cá nấu …ua rất ngon.

b] Uống nước …anh giúp bổ sung vitamin C cho cơ thể.

c] An đang chăm chú vẽ …anh.

Bài 3:

Điền dấu hỏi hay dấu ngã vào những từ còn thiếu dấu dưới đây và chép lại từ sau khi điền:

- cây ôi, nước la, chào hoi, củ toi, sa nga, gia gạo

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Chọn đáp án đúng nhất: 

Câu

1

2

3

4

Đáp án

B

C

C

B

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Điền dấu hỏi hay dấu ngã vào từ in đậm và chép lại câu sau khi điền:

a] Ông cha ta thường khuyên anh chị em trong nhà nên ghi nhớ câu nói này: “Chị ngã em nâng”

b] Cây ổi trước vườn nhà đã sai trĩu quả.

c] Một đứa bé ngoan là đứa bé biết chào hỏi lễ phép khi gặp người lớn.

Bài 2: 

Điền tr hay ch vào chỗ trống và chép lại câu sau khi điền:

a] Mẹ em làm món canh cá nấu chua rất ngon.

b] Uống nước chanh giúp bổ sung vitamin C cho cơ thể.

c] An đang chăm chú vẽ tranh.

Bài 3:

Điền dấu hỏi hay dấu ngã vào những từ còn thiếu dấu dưới đây và chép lại từ sau khi điền:

- cây ổi, nước lã, chào hỏi, củ tỏi, sa ngã, giã gạo.

Tải xuống

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 có đáp án hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 3 sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi Tiếng Việt 3 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 3.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

bai-tap-cuoi-tuan-tieng-viet-lop-3-hoc-ki-1.jsp

Video liên quan

Chủ Đề