Phong cách kiến trúc địa phương Pháp

Sự hấp dẫn, tính uyển chuyển, vẻ đẹp thẩm mĩ cao là những mĩ từ dành riêng cho công trình kiến trúc Pháp. Hãy cùng Kiến An điểm qua những đặc trưng kiến trúc Pháp qua bài viết dưới đây. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng điểm ra các mục:

  • Hành trình hàng thế kỷ kiến trúc Pháp đã trải qua
  • Ảnh hưởng của kiến trúc Pháp cổ ở Việt Nam
  • Nguyên tắc xây dựng của các công trình kiến trúc Pháp
  • Đặc trưng kiến trúc Pháp
  • Một số công trình kiến trúc Pháp nổi bật được người Pháp xây dựng ở Việt Nam
  • Một số công trình kiến trúc Pháp nổi bật được Kiến An thiết kế

Hành trình hàng thế kỷ kiến trúc Pháp đã trải qua

Chắc hẳn nhiều gia chủ đang tìm hiểu về kiến trúc Pháp. Để hiểu rõ về phong cách thiết kế này, Kiến An xin đưa ra vài thông tin bổ ích giúp gia chủ hiểu nhiều hơn về biệt thự Pháp cổ.

Biệt thự theo kiến trúc Pháp được xuất hiện vào những năm thuộc thế kỷ thứ 18, được hoan nghênh nhiệt liệt bởi sự mới mẻ về cấu trúc cũng như kiểu dáng tinh tế, cầu kì và bắt mắt. Nó dường như là sự thiết kế đã phá vỡ các quy luật cũ kỹ của phong cách cổ điển tự nhiên. Biệt thự kiểu Pháp là sự du nhập và hòa trộn giữa kiến trúc tân cổ điển với nền văn hóa Pháp, cộng thêm sự học hỏi và đổi mới để hài hòa với kiến trúc của Châu Âu.

Biệt thự kiểu Pháp được du nhập vào Việt Nam trong những năm nửa cuối thế kỷ thứ 19. Từ đó, thực dân Pháp đã xây nên tại nước ta hàng loạt công trình với kiến trúc Pháp, đặc biệt là ở Nam Định, Hà Nộithậm chí nó còn ảnh hưởng mãi cho đến ngày hôm nay.

Kiến trúc biệt thự Pháp Roman

  • Phía Tây thường có hai hoặc nhiều tháp cao có hình trụ tròn hoặc khối hình học cơ bản. Phía Đông thường được cắt bởi một cánh ngang.
  • Công trình có mặt ngoài thô ráp, ít trang trí. Dùng cửa đi và cửa sổ có kích thước khá nhỏ.
  • Dùng nhiều vòm nôi, vòm bán cầu và cuốn cửa trụ. Dùng đá để thiết kế nên các má vòm do đó mặt bằng các kiến trúc thường chỉ có 2 dạng chính là tròn và vuông do kĩ thuật chưa phát triển.
  • Các cột trụ có phân thân và chân cột thiết kế khá khác nhau. Đầu cột thường có hình cái đấu ngược,trang trí bằng hoa lá hoặc bằng những trang trí hình học cuộn vào nhau, đôi khi đầu cột trang trí bằng người hay thú.

Kiến trúc biệt thự Pháp Gothic

  • Là một phong cách kiến trúc Pháp ở thể kỉ 18.
  • Kết hợp với các vật dụng trang trí lộng lẫy và thanh tao ví dụ như: vật phẩm điêu khắc nhỏ, gương trang trí, tranh treo tường,
  • Thể hiện rõ phong cách trang nhã qua các công trình trang trí đồ gỗ.

Kiến trúc Pháp cổ tại Việt Nam

Quá trình đô hộ kéo dài từ 1858 đến 1954, nhưng chúng ta không thể phủ nhận những tinh hoa kiến trúc Pháp đem lại, được tiếp nhận và tiếp biến bởi trí tuệ người Việt, tạo nên sự giao thoa của 2 nền văn hóa là phương Đông và phương Tây. Điểm qua một số loại công trình Pháp có mặt ở Việt Nam:

  • Phong cách kiến trúc tiền thực dân
  • Phong cách kiến trúc địa phương Pháp
  • Phong cách kiến trúc Tân cổ điển
  • Phong cách kiến trúc Art Deco
  • Phong cách kiến trúc Đông Dương
  • Phong cách kiến trúc Neo Gothic
  • Phong cách kiến trúc Pháp Hoa

Kiến trúc thuộc địa Pháp

Đặc trưng kiến trúc Pháp

Sử dụng cột chắc chắn, hoa văn trang trí đẹp mắt

Đặc trưng kiến trúc Pháp là sử dựng thức cột Ionic, không chỉ có tính chất chắc chắn, chống chọi kết cấu chịu lực cho không gian ngôi nhà. Phần cột có phần đế và phần bệ đỡ cột nằm giữa thân cột và đế cột. Đầu cột Ionic có đặc điểm đặc biệt, bao gồm hai vòng cuốn tròn xoắn ốc được gắn trên đầu cột, đầu cột trang trí thêm gờ chỉ để tạo sự mềm mại uốn lượn uyển chuyển.

Kiến trúc Pháp tại Đà Lạt

Ngoại thất được trang trí cầu kỳ và chỉnh chu

Ngoại thất là không gian bao quát bên ngoài của ngôi nhà, toát lên những nét đẹp tinh tế của mặt tiền. Những ngôi biệt thự kiểu Pháp có ngoại thất tỉ mỉ, gọn gàng, Phào chỉ được sử dụng khá nhẹ nhàng, hoa văn ngọt ngào và cầu kì đến từng chi tiết nhỏ để tạo nên dấu ấn đặc trưng cho không gian kiến trúc.

Hệ thống ban công được sử dụng hoa sắt mĩ nghệ khá cầu kỳ và đẹp mắt, cùng với những hình khối vòm uốn lượn và ưa chuộng sử dụng sơn màu trắng sáng, đem đến một bức tranh hoàn hảo cho kiến trúc của công trình.

Nội thất kiến trúc Pháp sang trọng và tinh tế

Nội thất luôn có sự tương đồng và ăn nhập với thiết kế ngoại thất và kiến trúc. Nội thấtkiến trúc Phápcũng tinh tế và sang trọng như chính những gì mà ngoại thất đã và đang thể hiện.

Nội thất Tân cổ điển Pháp được bố trí với một bố cục cân đối, hài hòa giữa ánh sáng và màu sắc của ngôi nhà. Sự xuất hiện của những chiếc đèn trang trí ở trung tâm, làm sáng bừng không gian và tôn lên những nét đẹp sang trọng, quý phái. Màu sắc nội thất tinh tế, chất liệu được lựa chọn ưa chuộng là gỗ, da, nỉ, từ tay nắm cho đến chân ghế, chân tủ hau hệ rèm đều có sự chọn lọc cầy kỳ. Tất cả đem đến một sức sống tràn trề năng lượng, một không gian sống xa hoa và đẳng cấp.

Mái được trang trí phức tạp

Phần mái được quan niệm như chiếc mũ hay vương miện thể hiện sự quý phái của giai cấp quý tộc. Mái trong kiến trúc Pháp đều có hình dạng vòm, chóp nhọn cao và có nhiều họa tiết trang trí cầu kỳ.

Đặc trưng kiến trúc Pháp là hệ thống tường bao dày và cao

Hệ thống tường bao được đầu tư tỉ mỉ, chi tiết cũng là một trong những đặc điểm nổi bật của mẫu biệt thự kiểu Pháp. Hệ thống tường rào với kiểu dáng nghệ thuật vừa đảm bảo chắc chắn, an toàn, vừa tạo hiệu ứng thẩm mĩ cho không gian ngoại thất của công trình.

Hệ thống cửa sổ nhiều

Hệ thống cửa sổ nhiều và được bố trí cách điệu, kết hợp với hình khối bao quanh đem đến những sức sống mới lạ cho không gian chung của công trình.

Những đặc điểm này đã trở thành những đặc trưng kiến trúc Pháp. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp, sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức khoa học, những ý tưởng thiết kế phù hợp cho ngôi nhà của mình nhé.

Ghé thămPinterest Thiết kế biệt thự Kiến Anđể xem bộ sưu tập các mẫu biệt thự đẹp.

Video liên quan

Chủ Đề