Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về vấn hóa giao thông dành cho tuổi trẻ học đường

8 giờ sáng thứ bảy mới ngủ dậy, tui nhận được tin mẹ từ Pháp báo rằng bạn của mẹ thấy hình tui trên báo Tuổi Trẻ: Nữ kỹ sư phần mềm trẻ ở Google: ‘Đừng giống những ứng viên khác’. Tui ngạc nhiên vì đâu có biết hôm nay báo đăng đâu vì ban biên tập cũng không liên lạc báo trước để đính chính. Thực ra tui được phỏng vấn gần cả tháng trước, mà tui cũng nói nhà báo lên blog www.duhidoday.com coi trước rồi hỏi thêm nếu cần nên nếu có sai sót và hiểu lầm, thì cũng một phần lỗi của tui. Có lẽ do giới hạn số lượng từ nên bài báo có cắt giảm bớt nhiều thông tin tui muốn chia sẻ. Sau đây là một số ít điều tui góp ý luận bàn cho bài báo:

  1. Điều khó khăn nhất khi phỏng vấn ở những công ty tech là vòng on-site, không phải điện thoại. Thuờng on-site chỉ dành cho Full-time position và bao gồm 4-5 vòng trực tiếp. Còn internship đa số chỉ có điện thoại. Nhà báo có lẽ hiểu lầm khi đọc bài “Kinh nghiệm phỏng vấn thực tập ở Google” của tui.
  2. Tui là trợ giảng [Teaching assistant] ở UC Berkeley và là giảng viên ở Orange Coast College. Chắc là dịch ra tiếng Việt hơi bị sai.
  3. Tên tui cũng không chính xác lắm nên ba mẹ hơi bị thắc mắc nhưng mạng xã hội mà đâu ai biết chính xác tên đầy đủ của tui nên không trách nhà báo được.
  4. Tui nói về 1 trong 10 người làm trợ giảng ở UCB hay 1 trong đám Managers ko phải để khoe mà là để cho thấy tỉ lệ nam nữ cách biệt trong câu hỏi dưới đây. Báo giật tít câu trả lời như vậy làm tui mắc cỡ lắm.
  5. Sau đây là full transcript tui phỏng vấn với báo Tuổi Trẻ, bao gồm nhiều thông tin hơn bài viết và context về những điều báo đưa ra:

Post “Phỏng vấn xin thực tập ở những công ty Tech ở Mỹ”

  1. Trong bài, Lộc có nhắc đến việc viết resume bị sai, phải sửa đi sửa lại nhiều lần. Bạn có thể nói rõ hơn về những lỗi mà các bạn trẻ VN hay mắc phải khi viết resume cho các công ty tech [hoặc lấy ví dụ cụ thể như case của Lộc, việc sai lỗi ngữ pháp, hoặc cố gắng add nhiều dự án nhưng không chắc ăn…], cũng như những yếu tố mà một resume cần có nếu muốn trở nên nổi bật trong mắt các công ty tuyển dụng về tech?

Thông thường những công ty tech ở Mỹ chỉ xem qua những resume chừng một trang giấy A4 thôi, trừ khi bạn có bằng tiến sĩ thì trang thứ hai chỉ nên liệt kê những bài nghiên cứu đã công bố. Nhiều bạn lầm tưởng là ghi càng nhiều càng tốt, nhưng đâm ra lang mang và không chỉ ra được những thông tin cần thiết. Hơn nữa, những công ty tech tìm kiếm những tài năng với đam mê thực sự, nên những dự án bạn tự nghiên cứu hoặc tự tạo ra sẽ gây ấn tượng hơn những dự án bạn làm trong trường giống như hầu hết những ứng viên khác. Nếu bạn không có quá nhiều kinh nghiệm, những dự án cá nhân sẽ bù đắp những kinh nghiệm làm việc đó. Bạn không cần phải tô điểm resume màu mè để nổi bật, mà quan trọng là resume bạn có gọn gàng và bao gồm những kỹ năng và kinh nghiệm có liên quan tới công việc mà bạn đang xin tuyển hay không. Ví dụ như nếu bạn nộp vào làm Software Engineer, nhưng kinh nghiệm của bạn trước đây chủ yếu là IT [install Windows, software hoặc chuyên viên mạng], thì không liên quan tới lập trình và hiểu biết về giải thuật, như vậy sẽ khó ghi điểm với recruiter. 

  1. Lộc chia sẻ về việc một người thường im lặng ngồi code, vốn dĩ nói chuyện với người khác đã khó nhưng khi phỏng vấn với các công ty tech thì vừa phải code, vừa phải nói ra suy nghĩ của mình. Thật ra mình nghĩ kỹ năng này đối với những người bình thường vốn đã không dễ, thì đối với các bạn coder lại càng khó khăn hơn. Vậy Lộc đã train bản thân như thế nào để làm quen với yêu cầu “vừa code vừa nói” để vượt qua các bài phỏng vấn của công ty tech?

Bản thân mình không thích nói nhiều, và lúc còn là học sinh ở Việt Nam mình rất nhút nhát, đến nỗi mình né tránh chụp hình. Khi qua Mỹ, một người bạn Mỹ có góp ý rằng sao người Việt Nam hay nói chuyện lí nhí và thường không nhìn thẳng vào mắt người đối diện. Đối với người Mỹ, điều này chứng tỏ bạn thiếu tự tin và không đáng tin cậy. Mình cũng đọc cuốn sách “How to Win Friends and Influence People” của tác giả nổi tiếng Dale Carnegie, và bắt đầu luyện cách chào hỏi và nói chuyện hàng ngày. Là người trầm lặng, tự tin nói chuyện trước đám đông từng khiến mình cảm thấy khó chịu vô cùng, nhưng mình quyết định nộp đơn xin đứng lớp Computer Science ở UC Berkeley, trước 40 sinh viên cùng trang lứa. Ngày đầu tiên mình run lắm, đôi lúc quên mất mình đang nói tiếng Việt! Tuy nhiên, cũng nhờ đi dạy, tiếng Anh mình khá hơn hẳn, và mình bắt đầu quen với suy nghĩ trước đám đông, giải thích vấn đề rành mạch trên bảng trắng. Ở nhà, mình thường xuyên tập luyện nói lớn những gì mình đang suy nghĩ và viết đi viết lại những gì mình tính toán. Ngoài ra, mình nhờ bạn bè thử phỏng vấn và góp ý những gì mình đang thiếu và cố gắng phát huy những thế mạnh và cải thiện những yếu điểm. Đến ngày hôm nay, mình có thể tự tin thuyết trình ở công ty và hội nghị, đôi lúc pha chút hài hước và nhận được không ít lời khen từ đồng nghiệp. 

  1. Lộc có thể chia sẻ một chút về đợt phỏng vấn với các công ty như Microsoft, Intel, Amazon và đặc biệt là Boeing. Điều gì khiến Lộc ấn tượng nhất về cách các công ty này phỏng vấn ứng viên [hoặc nó có gì đặc biệt, khó khăn hơn những công ty tech khác]? Họ cần hoặc muốn thấy điều gì ở ứng viên tiềm năng?

Mỗi công ty tech có cách phỏng vấn khác nhau. Thường Microsoft, Amazon và Google tập trung rất nhiều về khả năng giải quyết vấn đề khó trong thời gian ngắn. Những công ty lớn này muốn tuyển những kĩ sư tài năng với kĩ năng cao nhất, và không quá tập trung vào những câu hỏi về kĩ năng giao tiếp quá nhiều. Do đó, bạn sẽ phải trải qua 5-6 vòng phỏng vấn với nhiều kĩ sư khác nhau ở những công ty này. Còn Boeing và Intel có vẻ ít tập trung vào khả năng lập trình, mà hỏi nhiều về kĩ năng giao tiếp và cư xử. Ví dụ như lúc mình phỏng vấn thực tập ở Boeing, họ cho tất cả ứng viên vào một phòng, đưa một vấn đề và cho 5-6 sếp ngồi quan sát bạn làm việc trong nhóm để giải quyết một vấn đề khá cao siêu như thế nào và chọn một người trong số đó, thường là người có khả năng thu thập thông tin và nói nhiều hơn. Intel cũng khá giống vậy nhưng là 5-6 sếp phỏng vấn một mình bạn giống như đi thi The Voice vậy, nhưng cũng không giải quyết vấn đề và code như ở FAANG [Facebook, Amazon, Apple, Netflix và Google].

Post “Kinh nghiệm phỏng vấn thực tập ở Google”

  1. Trong bài, Lộc có nhắc đến câu chuyện bị một bạn sinh viên nói rằng “chỉ muốn nói chuyện với engineer”. Nhìn chung, tại Mỹ, stereotype và phân biệt giới tính trong lĩnh vực tech có nhiều không? Tỉ lệ nữ chiếm khoảng bao nhiêu % tại Google ở nơi Lộc đang làm việc, và trong công ty có bạn nữ người Việt Nam nào khác ngoài Lộc không? 

Tỉ lệ nữ giới làm việc ở những công ty tech ở Mỹ khá thấp, chỉ khoảng ¼ [//www.statista.com/chart/4467/female-employees-at-tech-companies/], đã cao hơn so với lúc mình bắt đầu làm ở Google [lúc đó khoảng 15-17%]. Phân biệt giới tính ở Mỹ không phải ít, và khoảng 49% phụ nữ báo cáo bị phân biệt và khoảng 20% bỏ việc[Forbes]. Bản thân mình từng nhiều lần nhận ra mình là trợ giảng nữ duy nhất giữa 12 trợ giảng của lớp ở trường UC Berkeley, là 1 trong 2 phụ nữ [người còn lại là chị Việt Nam sinh ra ở Mỹ] giữa gần 60 đồng nghiệp nam trong department, và là nữ quản lý trẻ nhất giữa 10 người đứng đầu department toàn đàn ông trung niên. Bản thân mình từ nhỏ đến lớn học và làm việc trong ngành toàn nam giới, và lúc nhỏ hay theo ba đi làm việc với nhiều đàn ông lớn tuổi nên mình không quá xa lạ. Nhưng môi trường này dễ làm cho phụ nữ thấy bị cô lập và không ít đồng nghiệp nữ ở Silicon Valley mình biết chỉ làm được một thời gian ngắn đã xin nghỉ vì không chịu nổi áp lực. Trong Google mình làm cũng có vài chị VN lớn lên ở Mỹ nhưng chỉ đếm trên đầu ngón tay trên tổng số gần cả ngàn người ở trụ sở này.

  1. Google có những chương trình hoặc dự án gì để khuyến khích nữ giới apply vào công ty, hoặc encourage nữ giới tham gia lĩnh vực công nghệ không? Theo như Minh biết thì hiện nay Google có một chương trình là Women Techmaker được lập ra để đánh dấu sự xuất hiện của các cộng đồng công nghệ nữ giới trên thế giới? Là nữ giới khi làm việc tại Google, bạn có được các cộng sự hỗ trợ hoặc động viên trong công việc không? Nếu có, bạn có thể chia sẻ một số câu chuyện cụ thể? [mình muốn focus vào việc một healthy workplace, nơi khuyến khích bình đẳng giới trong lĩnh vực tech sẽ giúp tạo điều kiện hoặc thúc đẩy nữ giới thể hiện năng lực ra sao]

Google có nhiều chương trình giúp đỡ và khuyến khích nữ giới học và làm việc trong ngành Tech, ví dụ như //www.womentechmakers.com/ và //iamremarkable.withgoogle.com/. Ngoài ra, Google là nhà tài trợ thường niên của hội nghị //ghc.anitab.org/ và luôn khuyến khích nhân viên tham gia để trao đổi và học hỏi những phụ nữ thành công khác trong ngành, cũng như trao học bổng tạo điều kiện cho những nữ sinh học ngành Tech. Trong nội bộ, những hội phụ nữ cũng thường tổ chức nói chuyện, gặp gỡ những lãnh đạo nữ nổi tiếng, như CEO của IKEA mà mình được may mắn gặp mặt ở Google, và chia sẻ những kinh nghiệm dẫn đến thành công trong nghề nghiệp trong lúc hoàn thành nhiệm vụ gia đình. Mình cũng được mọi người trong Google khuyến khích học hỏi, tham gia hội nghị lớp học mình nghĩ quan trọng cho công việc hoặc đơn giản là thêm kinh nghiệm mới, mà sếp rất khuyến khích làm. Một số sếp tốt còn ghi nhận những thành tích mình đạt được và công bố, khen thưởng và đề cử mình đi học những lớp lãnh đạo để bồi dưỡng thêm kĩ năng mềm. 

  1. Lộc có thể chia sẻ một số trải nghiệm hoặc kỷ niệm thú vị của mình khi làm việc ở Google? [ví dụ như điều gì khiến bạn thấy thoải mái nhất khi làm việc ở đây, hoặc bạn có nhiều cơ hội để phát triển bản thân ra sao, hay bất cứ điều gì mà bạn nghĩ đã khiến Google đặc biệt hơn những nơi khác trong mắt bạn]

Mình từng làm những công ty tech khác như Autodesk, Groupon và Guidewire, nhưng những công ty này không làm cho mình cảm thấy thoải mái như ở Google. Đương nhiên đồ ăn ở nhà hàng bởi đầu bếp 5 sao hằng ngày, chơi game thoải mái và phòng tập gym với huấn luyện viên thường trực là lợi ích mà không có công ty tech nào có thể sánh ngang với Google; nhưng điều mình làm mình thích Google nhất là đồng nghiệp hàng đầu thế giới, nhưng rất khiêm tốn và tôn trọng lẫn nhau. Bạn có thể gặp Vint Cerf, cha đẻ của Internet, giữa Google và bắt chuyện với ông như đồng nghiệp ngang hàng. Bạn có thể đi chung thang máy với chủ tịch công ty, và chào hỏi vui vẻ mà không lo gây mích lòng. Bạn có thể tranh luận với sếp và người lớn tuổi hơn nhiều lần, nhưng vẫn tôn trọng lẫn nhau và cùng nhau giải quyết vấn đề, mà không sợ bị la mắng hoặc đuổi việc. Những điều này tạo nên môi trường làm việc lành mạnh khó kiếm được ở những công ty khác.

Câu hỏi khác

  1. Trong phần giới thiệu có nói Lộc đang làm giáo sư bán thời gian của trường Orange Coast College. Bạn có thể nói thêm một chút về công việc này, cụ thể như bạn giảng dạy về lĩnh vực hay môn học nào, làm thế nào để apply được vào job này [các tiêu chí nào cần có]?

Với điểm số 4.0 đứng đầu tất cả các lớp mình học ở OCC, mình được giáo sư mời về dạy ở OCC ngành Computer Science. Mình giúp thay đổi chương trình học cũ kĩ thiếu thực tế của trường, nâng cấp dự án theo sát thực tiễn để sinh viên khi học xong lớp mình có thể ghi vào resume. Ví dụ như dự án làm web app dùng machine learning nhận diện giống cún cho sinh viên mới học Javascript. Nhiều sinh viên gửi thư cảm ơn mình đã cung cấp lớp học ngắn nhưng sáng tạo và thực tế, và xin trường mở thêm lớp nâng cao hơn. Với thành tích giảng dạy hơn 6 năm ở trường, mình được mời làm full-time ở trường nhưng từ chối vì mình vẫn thích làm ở Google hơn.

  1. Theo Lộc, việc các bạn nữ theo đuổi các môn STEM có đòi hỏi phải có năng khiếu bẩm sinh hay không, hay chỉ cần sự cố gắng, có đam mê, kiên trì và ham học hỏi? Lộc có thể chia sẻ cách học của bản thân bạn lúc học hai ngành Computer Science ở UC Berkeley và Computer Engineering in Networking ở UCLA?

Nếu bạn có năng khiếu bẩm sinh về toán học và logic, điều đó sẽ giúp bạn nhanh chóng học STEM. Lúc mình bắt đầu học Tin năm lớp 8, mình thực sự bị cuốn hút bởi Tin học, mình code không ngừng và tự viết game rồi chia sẻ trên vài forum. Điều này khiến mình có lợi thế ở đại học cũng như lúc xin việc vào những công ty tech. Tuy nhiên, nếu bạn không có năng khiếu, bạn vẫn có thể bù đắp bằng kiên trì học hỏi. Trong cuốn sách Outliers, tác giả Malcolm Gladwell đưa ra giả thuyết 10000 giờ để trở nên tinh thông một lĩnh vực. Một người có đam mê đương nhiên sẽ dành phần lớn thời gian học hỏi và hoàn thiện niềm đam mê đó. Một ví dụ điển hình là em gái mình học chuyên Anh ở Lê Hồng Phong, không hề biết code là gì cho đến lúc học đại học, nhưng qua thời gian trau dồi liên tục, em mình đã được Amazon nhận làm Software Engineer với lương 6 chữ số.

Đối với mình không có gì là không thể, và nếu mình không bao giờ bắt đầu, mình sẽ không bao giờ có kết quả. Mình luôn tính trước 2-5 năm mục tiêu mình là gì và tưởng tượng mình lúc thành công vang dội như thế nào. Như trước lúc vào trường Nguyễn Du và LHP, mình thường chạy ngang trước trường, và tưởng tượng mình vác cặp hàng ngày bước qua cổng trường đầy tự hào. Trước khi mình đi Mỹ, mình nghiên cứu về UC Berkeley và xem hình ảnh trường, tưởng tượng mình nằm dài trên cỏ xanh của trường như hình ảnh sinh viên trên syllabus. Và hàng ngày chạy ngang qua trụ sở Google, mình tự hỏi chừng nào mình được vui vẻ làm việc như Googlers với mức mức lương khủng và những lợi ích cao ngất. Những thành công mà mình tưởng tượng trở thành mục tiêu phấn đấu mà mình phải đạt được trong vòng 5 năm. 

Đương nhiên chặn đường từ giảng đường đại học tới Google không hề suôn sẻ, và không ít lần mình muốn bỏ cuộc vì mức độ khó, stress vì tài chính cộng với nhớ nhà. Mỗi lần mình muốn quay lại, mình luôn tự nhủ mình đã đi qua nhiều chông gai rồi, chỉ cần ráng thêm chút nữa thôi, mình sẽ tới đích. Với sự cổ vũ hết mình của mẹ, mình đứng lên đi tiếp sau bao lần vấp ngã, và đấu tranh hết mình để đạt được mục tiêu mà mình đã tính.

googleinterviewtechtuổi trẻ

Video liên quan

Chủ Đề