Phương pháp nghiên cứu tình huống trong nghiên cứu khoa học

điển hình và quá trình người học nghiên cứu trường hợp cũng chính là quá trìnhhiểu và vận dụng tri thức. Theo Nguyễn Hữu Lam [2003], “phương pháp tìnhhuống là một kỹ thuật giảng dạy trong đó các thành tố chủ yếu của nghiên cứutình huống được trình bày với những người học với các mục đích minh họa hoặccác kinh nghiệm giải quyết vấn đề”. [Nguyễn Hữu Lam, 1/10/2003]1.3.2 Cách thức soạn thảo tình huốngĐể thiết kế một tình huống cần tiến hành theo 3 bước như sau[Waterman, M. & Stanley, E. [2005]]:Bước 1: Xác định mục tiêu bài học và cânnhắc các yếu tố khách quana. Lấy ý tưởngBước 2: Chuẩn bị tình huốngb. Viết tình huốngBước 3: Kiểm tra, chỉnh sửa* Bước 1: Xác định mục tiêu bài học và cân nhắc các yếu tố khách quanTrước tiên, người giáo viên cần phải xác định được mục tiêu bài học, vìxét cho cùng thì tình huống, dù ở dạng thức nào đi chăng nữa, cũng đều phảiphục vụ một mục đích nào đó. Trong giảng dạy tình huống, thì mục tiêu cần đạtđược ấy chính là mục tiêu bài học. Chính vì thế mà nguời giáo viên luôn phải đặtcho mình câu hỏi “Ở bài học này, cần phải đạt được mục tiêu gì, phải cung cấpcho người học những kiến thức gì và phải rèn luyện cho họ những kỹ năng cầnthiết gì?” và tham chiếu vào đó để thiết kế tình huống sao cho phù hợp. Nếukhông, sẽ rất dễ xảy ra trường hợp là tình huống nêu ra không có hoặc truyền tải17 quá ít ý nghĩa giáo dục. Khi đó, thảo luận tình huống sẽ trở thành một buổi nóichuyện phiếm, không mang lại tác dụng sư phạm gì cho người được giáo dục.Một cách khác để người dạy có thể đánh giá mức độ phản ánh của mụctiêu bài học trong mỗi một tình huống là đánh giá và rút kinh nghiệm sau nhữnglần tổ chức các buổi thảo luận tình huống. Để làm được điều này, người dạy cóthể sử dụng bảng đánh giá tình huống.Tiếp đó, người giáo viên cần tính đến các yếu tố khách quan, vì những yếutố này có quyết định trực tiếp đến sự thành công của tình huống. Cụ thể là ngườigiáo viên cần phải tính đến những yếu tố như:– Thời gian: để tránh thiết kế những tình huống quá dài hay quá ngắn. Nóimột cách khác thì buổi thảo luận dựa trên tình huống cần phải diễn ra ‘vừaphải’ với khoảng thời gian cho phép.– Số người học: Số lượng người học có ảnh hưởng quan trọng đến tìnhhuống, vì hiển nhiên thiết kế một tình huống cho 20 người chẳng hạn, làhoàn toàn khác với việc thiết kế một tình huống cho một nhóm nhỏ 5người. Thông thường thì số người tham gia thảo luận lý tưởng là khoảng 15- 20 người.– Trình độ của người học: Chủ yếu dựa vào trình độ của người học màngười dạy cần đưa ra những tình huống vừa sức: không quá khó để cản trởngười học giải quyết được vấn đề nhưng cũng không quá dễ để khiến chongười học cảm thấy nhàm chán.– Cơ sở vật chất: Tuỳ theo điều kiện vật chất mà người giáo viên lựa chọncon đường truyền tải nội dung dễ hiểu nhất, như sử dụng máy chiếu, video,tranh ảnh và thiết kế nhóm thảo luận.Ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể, người dạy còn cần phải tính đến tínngưỡng, tôn giáo, tầng lớp xã hội, quan hệ giữa các nhóm tham gia cũng nhưlường trước được những tác dụng và áp lực mà tình huống có thể tác động tớingười học để qua đó, tránh thiết kế những tình huống không phù hợp, gây phảncảm hay thậm chí là vô tình xúc phạm người học.18 Khẳng định điều này, Leypoldt M. trong cuốn “40 cách giảng dạy trong nhóm”đã đưa ra chín nguyên tắc mà giáo viên cần cân nhắc trong giảng dạy tình huống,đó là:1. Những người tham gia2. Lược sử vấn đề thảo luân3. Mối quan hệ giữa các thành viên và nhóm tham gia thảo luận4. Các vấn đề liên quan đến tôn giáo và tín ngưỡng5. Các vấn đề liên quan đến xã hội6. Các yếu tố về kinh tế7. Trình độ học vấn của người học8. Các vấn đề liên quan đến đạo đức9. Áp lực gây ra vấn đề* Bước 2: Chuẩn bị tình huốnga. Lấy ý tưởngViệc lấy ý tưởng cho một tình huống sẽ tạo tiền đề quan trọng cho một tìnhhuống tốt. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc lấy ý tưởng cho một tình huống làkhông hề dễ dàng, bởi nó đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức để tìm được nhữngý tưởng hay và mới lạ. Tuy nhiên, có một số nguồn thông tin mà người giáo viêncó thể sử dụng để tạo ý tưởng cho tình huống:– Các phương tiện thông tin đại chúng: Đây là nguồn thông tin phong phúvà đa dạng mà giáo viên có thể tận dụng khai thác. Sử dụng TV, đài báo,sách truyện và đặc biệt là Internet, nhiều giáo viên đã tìm được nhiều ýtưởng cho tình huống của mình. Điều này lý giải tại sao ý tưởng cho tìnhhuống có thể nảy đến một cách rất tự nhiên và ‘khơi mào’ cho một cuộcthảo luận có khi chỉ đơn giản là “Các bạn đã đọc bài báo về… trên báo …sáng nay chưa?”– Người học: Người học không chỉ đơn thuần đóng vai trò là người phântích và giải quyết tình huống mà họ còn có thể là chủ thể sáng tạo và đề19 xuất ra tình huống nữa. Những vấn đề, những trường hợp khó giải quyếtmỗi cá nhân đã từng gặp trong cuộc sống sẽ trở thành nguồn tình huốngvô tận mà mỗi giáo viên có thể khai thác và vận dụng một cách thích hợpđể phục vụ tốt nhất cho nội dung bài học. Mặt khác, đây còn là nguồnthông tin ‘dễ tìm’ nhưng có sức hiệu quả cao bởi tính gần gũi của chúngđối với người học. Do đó, người dạy có thể yêu cầu người học chuẩn bịnhững tình huống theo cá nhân hay cũng có thể theo nhóm và coi đó nhưmột bài tập - project nhỏ và lựa chọn chỉnh sửa trước khi đtôi ra thảo luậnnhóm.– Kinh nghiệm bản thân: Trong những trường hợp mà không thể tìm kiếmđược từ những nguồn thông tin bên ngoài thì kinh nghiệm bản thân cũnglà nguồn tư liệu mà người dạy có thể khai thác. Tuy nhiên thực tế chứngminh là không phải ai cũng có một nguồn tri thức nền đủ rộng để có thểthiết kế một tình huống cụ thể và hiệu quả.b. Viết tình huốngSau khi đã tạo ra ý tưởng thì cũng là lúc giáo viên có thể bắt tay vào việcbiên soạn tình huống. Nhìn chung, một tình huống tốt thường có ba phần: Mởđầu, phát triển và kết thúc. Nhiệm vụ cụ thể của từng phần như sau:-Mở đầu: Giới thiệu tình huống và nhân vật, bước đầu tạo lập bối cảnh mànền trên đó, tình huống được diễn ra.-Phát triển: Đây tất nhiên là phần chính, vì nó cung cấp cho người họcnhững chi tiết và dữ kiện cần thiết cho công việc thảo luận, tổng hợp nêngiải pháp và cũng là phần mà những mâu thuẫn, xung đột được đẩy lên đếnđỉnh điểm, buộc người học phải có sự lựa chọn.-Kết luận: Khác với một bài làm văn, phần kết luận trong một tình huốngthường là một kết thức mở với một câu hỏi được nêu ra, yêu cầu người họcphải giải quyết.Tác giả John Thomas [2003] cũng đã đưa ra qui trình soạn thảo một tình huốngtheo các bước như sau:20 Thứ nhất, xác định chủ đề: miêu tả đặc điểm nổi bật của tình huốngThứ hai, xác định mục tiêu giảng dạy: nêu rõ các mục tiêu cần đạt được thông quatình huốngThứ ba, xây dựng nội dung tình huống, bao gồm:-Miêu tả bối cảnh tình huống;-Cung cấp đủ những thông tin cần thiết để có thể phân tích tình huống [lưu ýđảm bảo tính bí mật của tình huống];-Không bình luận, không đưa ra giải đáp, thúc bách học viên suy nghĩThứ tư, đưa ra nhiệm vụ cho người học* Một số lưu ý khi viết tình huống-Nên dùng văn phong báo chí khi viết tình huống [ngắn gọn, súc tích];-Nên dùng ngôn ngữ đơn nghĩa, rõ ràng, nên giải thích những thuật ngữ mới;-Người viết tình huống phải giữ vai trò trung lập, không đưa ra nhận xét riêngảnh hưởng đến người học.-Có thể làm tình huống sống động bằng cách sử dụng những trích dẫn hài hước.1.3.3 Tiến trình thực hiện phương pháp nghiên cứu tình huống1.3.3.1 Quá trình chuẩn bịVỀ PHÍA NGƯỜI DẠYNền tảng cho một tình huống tốt chính là ở khâu chuẩn bị - từ phía ngườihọc cũng như người dạy [Hichner, 1977; Zimmerman, 1985; Gomez-Ibanez,1986; Lundberg, 1993]. Đối với người dạy, sự chuẩn bị không chỉ dừng lại ở việcsoạn thảo tình huống hay hướng dẫn học sinh cách soạn thảo tình huống mà cònqua việc chuẩn bị cho buổi thảo luận tình huống nữa.21 + Đặt ra những yêu cầu với người họcTrước một khoá học về tình huống hay trước những buổi thảo luận về tìnhhuống, người dạy cần “thoả thuận” với người học về những yêu cầu mà họ cầnđạt được trong quá trinh thảo luận. Christensen [1897] đã đưa ra tiêu chí “4Ps”mà người dạy cần thống nhất với người học trước những buổi thảo luận tìnhhuống, trong đó bao gồm :-Preparation: Sự chuẩn bị trước khi thảo luận-Presence: Sự có mặt đầy đủ trong các buổi thảo luận-Promptness: Sự đúng giờ trong các buổi thảo luận-Participation: Sự tích cực trong tham gia thảo luậnThậm chí, nếu cần thiết, người dạy có thể trình bày rõ tiêu chí cho điểm,đánh giá thảo luận của mình và lắng nghe những ý kiến phản hồi từ phía họcsinh. Những quy định và yêu cầu như vậy là rất cần thiết trong việc định hướngngười học trong thảo luận tình huống nhằm đạt được những tiêu chí cần thiết củamột buổi học phương pháp dạy học tình huống, cũng như đảm bảo được tínhcông bằng và qua đó, khuyến khích người học tham gia thảo luận tích cực và cótrách nhiệm hơn.Thêm vào đó, người dạy còn có thể đề ra những quy tắc chung trước cácbuổi thảo luận [Ground rules] Việc đề ra những quy tắc chung như vậy sẽ giúpcho người dạy điều hành buổi học dễ dàng, đồng thời cũng giúp cho buổi thảoluận diễn ra cởi mở và thành công hơn. Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà ngườidạy đề ra những quy tắc chung cho phù hợp với nội dung của buổi học.+ Mô tả cấu trúc của một buổi học tình huống và chia nhómTrong bước này, người dạy cần giúp người học thấy được tiến trình vàcách thức tiến hành một buổi thảo luận, thời gian cho phép cũng như nhiệm vụcủa họ trong quá trình thảo luận. Đối với những người học lần đầu tham gia thảoluận tình huống, người dạy cũng cần phải nói rõ vai trò của mình không phải đưa22 ra đáp án mà chỉ là người nêu ra các câu hỏi và trợ giúp khi cần thiết. Qua đó,người dạy khuyến khích tính chủ động, tích cực và tự do trình bày quan điểm củamỗi cá nhân và những luận chứng, luận cứ để bảo vệ cho quan điểm của cánhân/nhóm mình.Cũng ở trong bước này mà người dạy có thể thực hiện chia nhóm đối vớingười dạy theo những tiêu chí, mục đích riêng của buổi học cũng như môn học.Việc chia nhóm có thể thực hiện theo một số những quy tắc sau:-Chia nhóm theo các tuyến nhân vật: Theo cách chia nhóm này, người dạysẽ tuỳ vào tình huống để chia lớp học ra thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhómđại diện cho một quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau [như kiểu nhữngnhóm chuyên gia] và yêu cầu mỗi nhóm mổ xẻ, phân tích và giải quyết vấnđề theo quan điểm của nhóm mình. Cách chia này thích hợp với các lớpvới số lượng đông, mang lại quan điểm tương đối toàn diện về vấn đề vàđảm bảo không quá “gò bó” người tham gia theo một quan điểm “đồngtình” hay “phản đối” đối với tình huống được nêu ra.-Chia nhóm theo hai phe “ủng hộ” và “phản đối”: Theo cách chia này thìlớp sẽ chỉ được chia làm hai nhóm: nhóm ủng hộ [for] và nhóm phản đối[against]. Mỗi nhóm không chỉ nêu ra luận điểm mà còn phải sử dụngnhững lý lẽ cần thiết để bảo vệ cho những luận điểm của nhóm mình trướcphản hồi của những nhóm còn lại. Cách chia này phù hợp với lớp nhỏ, vàtạo được sự tập trung cao xung quanh cuộc tranh cãi khá “kịch tích” giữahai nhóm thảo luận.-Chia nhóm bất kỳ: Cách chia này phù hợp với những tình huống không gâytranh cãi mà tập trung chủ yếu vào việc giải quyết vấn đề.Việc chia nhóm như thế nào có thể được quyết định bởi giáo viên [như dựa vàotrình độ của người học để có thể xen kẽ những học sinh giỏi và những học sinhcòn yếu] hay cũng có thể do người học từ quyết định [như bốc thăm, tự chọn …]23 + Chuẩn bị kiến thức cho người họcThông thường, để người học có thể tiến hành thảo luận đạt kết quả cao,người dạy có thể sẽ phải trang bị cho người học một số những kiến thức cầnthiết. Những sự chuẩn bị này có thể là qua những bài giảng, những bản phát tayhay những danh sách tài liệu hướng dẫn đọc thêm ở nhà. Tuy nhiên, cũng cótrường hợp người dạy sẽ không chuẩn bị cho người học và yêu cầu họ phải tự tìmtòi lấy nội dung kiến thức để phục vụ cho buổi thảo luận. Mặc dầu vậy, sự địnhhướng của giáo viên cho người học trong giai đoạn này sẽ giúp nâng cao chấtlượng của buổi thảo luận và đảm bảo sự hoàn thành mục tiêu bài học của buổithảo luận.VỀ PHÍA NGƯỜI HỌCTất nhiên trước mỗi buổi thảo luận, người học có thể tìm hiểu thêm các tàiliệu để chuẩn bị cho buổi thảo luận tình huống. Tuy nhiên, đối với người học,tiêu điểm của PPNCTH chính là các buổi thảo luận nhóm. Trong thảo luận tìnhhuống, người học sẽ đưa ra ý kiến, đặt ra những câu hỏi, xây dựng luận chứng,luận cứ trên cở sở những luận điểm của cá nhân/nhóm, phân tích, tổng hợp các ýkiến tranh luận, tự điều chỉnh hướng thảo luận và học hỏi kinh nghiệm từ nhữngngười khác thông qua trao đổi, tranh luận quan điểm.Theo Boehrer và Linsky [1990], thảo luận tình huống giúp cho người học:-Phát triển tư duy phê phán-Nâng cao trách nhiệm của người học trong học tập-Trao đổi, trau dồi thông tin, khái niệm và kỹ năng-Làm không khí buổi học thêm sôi động-Phát triển khả năng làm chủ và khai thác thông tin-Phối hợp và cân đối giữa lý trí và tình cảm-Phát triển kỹ năng hợp tác nhóm-Phát triển kỹ năng đặt câu hỏi và tự học24 Thêm nữa, trong khâu chuẩn bị, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, họcsinh cũng có thể và nên được học cách sưu tầm, chỉnh sửa, biên soạn hay thiết kếhệ thống các tình huống phục vụ cho các nội dung học tập khác nhau.1.3.3.2 Tiến trình thực hiện một buổi học theo PPNCTHNhư đã đề cập ở trên, trong một tiết dạy học áp dụng PPNCTH thì vai tròtrung tâm thuộc về người học. Mặc dù vậy, vai trò của người giáo viên như mộtngười điều phối, dẫn dắt và trợ giúp [facilitator] cũng rất quan trọng. Giáo viêncó nhiệm vụ mở đầu cuộc thảo luận, thu hút ý kiến của người học, bàn rộng thêmnhững ý kiến đáng chú ý, chỉ ra những luận điểm trái ngược, tạo nên sự kết nốitrong các buổi thảo luận và hướng buổi thảo luận đi theo nội dung bài học - nóitóm lại là định hướng và trợ giúp người học - hơn là truyền đạt thông tin, giảithích hay đưa ra hướng giải quyết. Tùy theo khả năng của học sinh mà ngườigiáo viên có thể bắt đầu áp dụng PPNCTH ở những “cấp độ” khác nhau mà ở đó,vai trò của họ cũng thay đổi theo hướng chuyển dần người học về vị trí trung tâmcủa buổi học. Cụ thể, người giáo viên có thể đóng vai trò là:– Người minh họa: trình bày phần phân tích và làm sáng tỏ các luận điểmcho học sinh, học sinh chủ yếu nghe và ghi chép kiến thức và hiểu. Đây làcấp độ thấp nhất của tiết học tình huống, chủ yếu được áp dụng khi họcsinh còn chưa quen với phương pháp này hay chưa nắm vững được nộidung kiến thức bài học để có thể tự tiến hành nghiên cứu tình huống.– Thủ quân: định hướng vấn đề thảo luận, học sinh có nghĩa vụ đưa ra câutrả lời đúng thể hiện sự hiểu, áp dụng, và phân tích các vấn đề liên quan.Đây là cấp độ cao hơn, vì người học đã phải tự giác nhiều hơn trong quátrình tiếp cận vấn đề, tiếp cận tình huống.– Huấn luyện viên: nhận nghĩa vụ tiến hành buổi học nhưng để cho sinhviên thi đấu trận đấu của mình, áp dụng, phân tích, và tổng hợp. Ở cấp độ25 này, người học đã thực sự trở thành “trung tâm” của buổi học, nhưngngười giáo viên vẫn có tác động điều chỉnh, định hướng chung.– Người hỗ trợ: tạo ra bầu không khí trong đó học sinh có thể đưa ra câu trảlời của chính mình, phân tích, tổng hợp, và đánh giá. Ở cấp độ này, mộtnhóm học sinh có thể sẽ được cử ra để làm nhiệm vụ điều khiển buổi học[facilitator group] còn người giáo viên chỉ giữ vai trò điều chỉnh, địnhhướng khi thật cần thiết. Nói một cách khác thì người giáo viên đã rút rahoàn toàn khỏi vị trí trung tâm và để người học nắm toàn bộ quyền điềuhành buổi thảo luận.Theo Garvin, D.A. [2003], trước một tình huống, nguời học sẽ phải lầnlượt trải qua các bước như sau:1. Đọc tình huống và xác định những vấn đề cốt yếumà người ra quyết định đương đầu2. Xác định những dữ liệu cần để phân tích các vấn đềvà để tổng hợp thành các giải pháp3. Đưa ra phân tích và so sánh những giải pháp khác nhauđương đầu4. Đề xuất phương hướng hành động. Đọc tình huống và xác định những vấn đề cốt yếu mà người ra quyết địnhđương đầuĐây là bước tiếp cận đầu tiên với tình huống của người học. Ở đó, ngườihọc có nhiệm vụ chính là chỉ ra được đâu là mấu chốt, mâu thuẫn của vấn đề26 để theo đó giải quyết đúng mâu thuẫn, vấn đề mà tính huống nêu ra, tránh đilạc đề hay giải quyết không thấu đáo vấn đề.Đối với bước này, điều đầu tiên là người học cần phải đọc qua để nắmđược cốt truyện, các tuyến nhân vật và có những nhận thức ban đầu về vấn đềcần giải quyết. Một trong những cách tôt nhất là một thành viên trong nhómsẽ đọc to tình huống cho những thành viên còn lại ghi chép, vạch ra những ýchính. Điều này sẽ giúp tiết kiệm thời gian đồng thời nâng cao sự tập trungcủa các thành viên khác trong nhóm thảo luận. Thông thường, vấn đề mà tìnhhuống nêu ra thường được đặt dưới dạng câu hỏi trực tiếp ở cuối đoạn. Xác định những dữ liệu cần để phân tích các vấn và để tổng hợp thành cácgiải phápTrong giai đoạn này, người học phải thực hiện hai bước nhỏ:-chỉ ra những dữ liệu quan trọng mà đề bài cung cấp để giải quyết vấn đề-dựa vào đó có sự phân tích, tổng hợp để đưa ra được những hướng giảiquyết khác nhau cho vấn đề được đặt ra.Để thực hiện bước này, người học cần:-Nắm ý chính của toàn bộ tình huống. Nghiên cứu kỹ tiêu đề, dàn ý, phầnmở đầu và kết luận của tình huống.-Nếu tình huống đòi hỏi phải đưa ra kết luận thì ai là người sẽ đưa ra kếtluận đó? Anh ta sẽ phải đưa ra những quyết định gì? Mục đích cần đạtđược của anh ta khi đưa ra những kết luận đó là gì?-Đọc, nghiên cứu và gạch chân dưới những từ và cụm từ quan trọng-Xác định được vấn đề chủ chốt trong tình huống trước. Sau đó, đọc lạitình huống lần nữa để nhặt ra những thông tin, dữ kiện cần thiết để giảiquyết vấn đề.-Có thể có những giải pháp nào cho cùng một vấn đề của tình huống?Trong những giải pháp đề ra, giải pháp nào có tính hiệu quả hơn nhữnggiải pháp kia? Những tác động [hậu quả] của những giải pháp ấy là gì?27

Video liên quan

Chủ Đề