Phương thức tín dụng chứng từ là gì

Tín dụng chứng từ [tiếng Anh: Documentary Credit] là phương thức thanh toán, trong đó theo yêu cầu của khách hàng, một ngân hàng sẽ phát hành một bức thư cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba.

Hình minh họa

Tín dụng chứng từ [Documentary Credit]

Tín dụng chứng từ - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Documentary Credit.

Tín dụng chứng từ là một thỏa thuận bất kì, cho dù được gọi tên hoặc mô tả như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của Ngân hàng Phát hành về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp.

Rõ ràng là, nhà Nhập khẩu có cơ sở tin chắc rằng, Ngân hàng Phát hành sẽ không trả tiền trước khi nhà Xuất khẩu giao hàng, bởi vì điều này đòi hỏi nhà Xuất khẩu phải xuất trình bộ chứng từ giao hàng; còn nhà Xuất khẩu tin chắc rằng sẽ nhận được tiền hàng Xuất khẩu nếu trao cho Ngân hàng Phát hành bộ chứng từ phù hợp với qui định L/C [Letter of Credit]. [Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê]

Về thuật ngữ Tín dụng chứng từ

Tại sao gọi là Tín dụng "chứng từ"

Vì tất cả các bên liên quan chỉ giao dịch với nhau bằng chứng từ mà không liên quan đến hàng hóa, dịch vụ hay các thực hiện khác.

Về tên gọi phương thức Tín dụng chứng từ

Theo qui tắc của giao dịch L/C, thì chứng từ có thể ghi tiêu đề như yêu cầu của Tín dụng, ghi tiêu đề tương tự, hay không ghi tiêu đề, miễn là nội dung của chứng từ phải thể hiện đầy đủ chức năng của chứng từ yêu cầu.

Cùng bản chất này, tên gọi của phương thức Tín dụng chứng từ là không bắt buộc và có thể là bất kì tên nào [however named], miễn là nội dung của nó thể hiện một thỏa thuận, theo đó một ngân hàng hành động theo yêu cầu và theo chỉ thị của khách hàng hoặc trên danh nghĩa chính mình, phải trả tiền theo lệnh của một người khác hoặc chấp nhận và trả tiền hối phiếu do người này kí phát, khi bộ chứng từ qui định được xuất trình và tuân thủ các điều kiện của Tín dụng.

Do có tính tùy ý về cách gọi, nên trong thực tế, ta gặp rất nhiều thuật ngữ khác nhau được dùng để chỉ phương thức thanh toán tín dụng chứng từ bằng tiếng Anh và tiếng Việt như:

- Bằng tiếng Anh: Letter of Credit [viết tắt LC hoặc L/C]; Credit; Documentary Credit [viết tắt D/C hoặc DC]...

- Bằng tiếng Việt: Tín dụng thư [TDT]; Thư Tín dụng [TTD]; Tín dụng chứng từ [TDCT]; hoặc sử dụng các từ viết tắt: L/C, LC, DC, D/C.

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một trong những phương thức thanh toán quốc tế hiện nay đang được sử dụng khá phổ biến.

Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là gì? trong bài viết dưới đây của xuatnhapkhauonline.com nhé!

\>>>>>> Bài viết xem nhiều: Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online Ở Đâu Tốt Nhất?

Phương thức tín dụng chứng từ có tên tiếng Anh là Documentary Credit.

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một thỏa thuận, trong đó một ngân hàng [ngân hàng mở thư tín dụng] thì yêu cầu của khách hàng [người xin mở thư tín dụng] cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người khác [người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng] hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được thực hiện theo “Quy tắc thực hành thống nhất cho phương thức thanh toán tín dụng chứng từ” [Uniform Customs and Practice for Documentary Credit – UCP – DC] do Phòng thương mại quốc tế [ICC] ban hành.

Văn bản UCP đầu tiên được xuất bản năm 1933, văn bản này được kiểm tra, tổng kết theo định kỳ và được sửa đổi bổ sung nhiều lần vào các năm: 1951, 1962, 1974, 1983 và gần đây là văn bản mới nhất – UCP 500 được sửa đổi năm 1993 và có giá trị hiệu lực từ ngày 1/1/1994 hoặc UCP 600,

2. Các chủ thể tham gia vào phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Các chủ thể tham gia vào phương thức thanh toán tín dụng chứng từ bao gồm:

– Người yêu cầu mở thư tín dụng: người mua, người nhập khẩu, người phải trích tài khoản của mình để thanh toán,

– Ngân hàng phát hành: Ngân hàng phát hành còn được gọi là ngân hàng mở thư tín dụng là ngân hàng phát hành thư tín dụng theo yêu cầu của người nhập khẩu.

– Ngân hàng thông báo: Có thể là một ngân hàng đại lý hoặc là chi nhánh của ngân hàng mở thư tín dụng đặt tại nước người xuất khẩu.

– Người hưởng lợi: người xuất khẩu, người bán hàng hoá hay người ký phát hối phiếu được hưởng lợi thư tín dụng do người nhập khẩu mở.

Trong một số trường hợp, người xuất khẩu muốn giảm rủi ro và yêu cầu sử dụng các loại thư tín dụng có xác nhận thì có các ngân hàng xác nhận thư tín dụng và ngân hàng thanh toán thư tín dụng.

\>>>> Xem thêm: khóa học khai báo hải quan ở đâu tốt

3. Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ

Do thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ có sự tham gia của nhiều ngân hàng và sử dụng bộ chứng từ làm căn cứ pháp lý và giảm thiểu rủi ro nên quy trình thanh toán qua nhiều khâu và mất nhiều thời gian.

Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ thể hiện dưới đây:

Bước 1: Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu mở thư tín dụng cam kết trả tiền cho người xuất khẩu.

Thông thường, khi mở thư tín dụng, người nhập khẩu phải ký quỹ để đảm bảo khả năng thanh toán. Số tiền ký quỹ là bao nhiêu tuỳ thuộc vào quan hệ, uy tín của người nhập khẩu đối với ngân hàng và khả năng tín dụng mà ngân hàng cấp cho người nhập khẩu.

Số tiền ký quỹ có thể là 0% hoặc từ 20% đến 30%, 50% cũng có khi lên tới 100% tuỳ thuộc vào giá trị lô hàng cũng như yêu cầu của ngân hàng.

Bước 2: Căn cứ vào yêu cầu và nội dung của đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng sẽ lập thư tín dụng và qua ngân hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu thông báo và chuyển thư tín dụng đến cho người xuất khẩu.

Bước 3: Nhận được thông báo, ngân hàng sẽ thông báo cho người xuất khẩu biết toàn bộ nội dung về việc mở thư tín dụng và

Khi nhận được thư tín dụng thì chuyển thư tín dụng đến cho người xuất khẩu.

Ở bước này, nếu thư tín dụng được gửi bằng telex thì Ngân hàng thông báo sẽ tiến hành xác minh điện báo mở thư tín dụng và kiểm tra mã, sau đó chuyển bản chính đến cho người xuất khẩu dưới hình thức văn bản “nguyên văn bức điện thư tín dụng”.

Nếu thư tín dụng được gửi đến bằng thư thì ngân hàng thông báo sẽ kiểm tra chữ ký, sau đó thông báo cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung thông báo về việc mở thư tín dụng và khi nhận được bản gốc của thư tín dụng thì chuyển ngay cho người xuất khẩu.

Bước 4: Người xuất khẩu kiểm tra kỹ nội dung của thư tín dụng, nếu chấp nhận thì tiến hành giao hàng, nếu không chấp nhận thì trực tiếp thông báo hoặc qua ngân hàng mở thư tín dụng đề nghị người nhập khẩu sửa đổi, bổ sung thư tín dụng cho phù hợp với hợp đồng.

Mọi nội dung sửa đổi đều phải có xác nhận của ngân hàng mở thư tín dụng thì mới có hiệu lực. Văn bản sửa đổi trở thành một bộ phận cấu thành không thể tách rời thư tín dụng cũ và cũng không thể huỷ bỏ thư tín dụng cũ. .

Bước 5: Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của thư tín dụng, qua ngân hàng thông báo, xuất trình cho ngân hàng mở thư tín dụng yêu cầu thanh toán.

Bước 6: Ngân hàng mở thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu, nếu không phù hợp thì từ chối trả tiền và gửi trả lại bộ chứng từ cho người xuất khẩu.

Bước 7: Ngân hàng mở thư tín dụng đòi tiền người nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu.

Bước 8: Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì thanh toán cho ngân hàng, nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối thanh toán.

4. Sử dụng phương thức tín dụng chứng từ trong thương mại quốc tế

Trong thương mại quốc tế, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu thu được đúng, đủ tiền hàng hóa hoặc dịch vụ và đảm bảo cho người nhập chỉ phải thanh toán khi người bán đã giao hàng, lập hoàn chỉnh bộ chứng từ thanh toán.

Khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại quốc tế, chúng ta cần đặc biệt chú ý tới một số nội dung quan trọng sau:

– Loại thư tín dụng:

Loại thư tín dụng tốt nhất đảm bảo quyền lợi cho người bán là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, có xác nhận và không được truy đòi. Vì loại thư tín dụng này đảm bảo chắc chắn thu được tiền, ổn định và không phải truy hoàn lại tiền. Đối với người mua thì không nên chấp nhận mở thư tín dụng yêu cầu xác nhận và miễn truy đòi.

– Ngân hàng mở thư tín dụng và ngân hàng xác nhận:

Ngân hàng mở thư tín dụng phải là ngân hàng có địa vị và uy tín trên thị trường quốc tế, là ngân hàng có tín nhiệm. Trong trường hợp người xuất khẩu chưa tin tưởng vào ngân hàng mở thư tín dụng thì phải yêu cầu ngân hàng mở thư tín dụng phải có một ngân hàng khác xác nhận. Ngân hàng xác nhận có thể do người xuất khẩu chỉ định.

Nếu người xuất khẩu dành sự xác nhận đó cho ngân hàng phục vụ người xuất khẩu thì có lợi nhất, bởi vì một mặt nâng cao địa vị và uy tín của ngân hàng của người xuất khẩu trên thị trường thế giới, mặt khác tạo điều kiện cho ngân hàng của người xuất khẩu thu thủ tục phí xác nhận góp phần tăng tích luỹ ngoại tệ.

Tuy nhiên, việc giành quyền xác nhận cho ngân hàng của người xuất khẩu tuy có lợi nhưng có mặt bất lợi nếu như ngân hàng mở thư tín dụng không trả được tiền thì ngân hàng xác nhận sẽ phải thanh toán thay, sau này mới đòi được tiền của ngân hàng mở thư tín dụng là ngân hàng đại diện người nhập khẩu.

Khi sử dụng thư tín dụng xác nhận, cần quy định rõ những phí tổn do phải đặt tiền trước [cash cover] cho ngân hàng xác nhận [nếu có] và thủ tục phí xác nhận [confirmed charges] do ai chịu, thông thường và hợp lý nhất thì những phí tổn này ngân hàng mở thư tín dụng phải chịu [tức là người nhập khẩu], phải kiên quyết khước từ việc những phí tổn này do người xuất khẩu chịu.

– Ngày mở L/C và ngày hết hạn hiệu lực của L/C:

Người nhập khẩu thường muốn mở L/C chậm, càng gần sát ngày giao hàng càng tốt để đỡ bị đọng vốn. Người bán thì ngược lại, muốn L/C được mở càng sớm càng tốt, để kịp thời gian chuẩn bị hàng.

Đối với thời hạn hiệu lực của L/C cũng vậy, nếu bộ chứng từ thanh toán không được xuất trình trong thời hạn hiệu lực của L/C thì người xuất khẩu sẽ không đòi được tiền từ ngân hàng mở L/C.

Vì vậy, người xuất khẩu muốn kéo dài thời hạn hiệu lực của L/C, để có đủ thời gian chuẩn bị bộ chứng từ thanh toán sau khi giao hàng. Còn người nhập khẩu thì lại muốn rút ngắn thời hạn hiệu lực của L/C để tránh đọng vốn, và thúc người xuất khẩu nhanh chóng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.

Khi quy định thời hạn hiệu lực của L/C, cần chú ý đảm bảo một khoảng thời gian hợp lý đủ để người xuất khẩu giao hàng xong, lập bộ chứng từ thanh toán và luân chuyển chứng từ tới ngân hàng trả tiền. Ngoài việc quy định ngày hết hạn L/C là một ngày cụ thể, cần quy định số ngày tối đa phải xuất trình chứng từ kể từ ngày giao hàng xong. Nếu trong thư tín dụng không quy định thời hạn này, thì theo UCP 500 thời hạn này là 21 ngày.

– Thời gian nhận được tiền sau khi giao chứng từ:

Người xuất khẩu cần giảm thời gian này để thu hồi vốn nhanh bằng cách thỏa thuận địa điểm kiểm tra chứng từ là nước người bán, và/hoặc địa điểm thanh toán là ở nước người bán, và/hoặc phương thức chuyển tiền bằng điện nhanh hơn bằng thư.

Đối với người mua thì quy định ngược lại sẽ tạo điều kiện cho người mua nhận được ngay chứng từ khi thanh toán, và nếu quy định trả tiền bằng điện, thì phải yêu cầu người bán thanh toán tiền điện phí.

– Bộ chứng từ thanh toán tín dụng chứng từ:

Bộ chứng từ thanh toán là vấn đề quan trọng nhất trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Trong thương mại quốc tế, các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu thường sử dụng thuật ngữ “mua bán bộ chứng từ để chỉ cho quá trình chuyển giao bộ chứng từ và thanh toán chính là quá trình xác lập quyền sở hữu hàng hóa hay dịch vụ đối với người nhập khẩu và tiền hàng đối với người xuất khẩu. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro, một số vấn đề về bộ chứng từ cần phải được lưu ý:

+ Người nhập khẩu khi yêu cầu về chứng từ trong thư tín dụng phải chú ý để đảm bảo nhận được hàng đúng như thỏa thuận trong hợp đồng.

Bộ chứng từ phải bao gồm: vận tải đơn, hoá đơn – mai, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận chất lượng, giấy chứng nhận số lượng.

Ngoài ra tùy thuộc cho hợp đồng, có thể phải yêu cầu thêm các chứng từ khác như: Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc bảo hiểm đơn, giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinh,… .

+ Người xuất khẩu cần chú ý kiểm tra L/C có được ký phát phù hợp với hợp đồng thương mại quốc tế hay không, tránh việc người mua lợi dụng đưa vào những điều khoản không quy định trong hợp đồng, gây bất lợi cho người bán. Ngay sau khi giao hàng, phải nhanh chóng lập bộ chứng từ thanh toán, xuất trình cho ngân hàng để thanh toán. Khi lập bộ chứng từ thanh toán phải hết sức chú ý, tìm mọi cách để có được bộ chứng từ phù hợp với L/C.

Hy vọng bài viết của Xuất nhập khẩu online chia sẻ về việc Phương Thức Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Là Gì? sẽ hữu ích tới bạn.

Nếu bạn đang có mong muốn tìm hiểu về nghiệp vụ tài trợ thương mại cũng như khóa học thanh toán quốc tế, bạn có thể tham khảo bài viết Review học khóa học thanh toán quốc tế ở đâu tốt của chúng tôi.

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là gì?

Thư tín dụng chứng từ [L/C] là hình thức thanh toán quốc tế phổ biến hiện nay, đây là hình thức mà Ngân hàng thay mặt Người nhập khẩu cam kết với Người xuất khẩu/Người cung cấp hàng hoá sẽ trả tiền trong thời gian qui định khi Người xuất khẩu/Người cung cấp hàng hoá xuất trình những chứng từ phù hợp với qui định trong ...

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tiếng Anh là gì?

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ [Letter of Credit-L/C] được cho là phương thức thanh toán quốc tế an toàn nhất cho người bán và người mua theo đó ngân hàng cam kết thanh toán cho người bán nếu người bán xuất trình tại ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các quy định của L/C, và người mua được ngân ...

Trong phương thức tín dụng chứng từ thì ai là người yêu cầu mở LC?

Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó theo yêu cầu của khách hàng [ Importer] yêu cầu mở L/C, một ngân hàng [ngân hàng phát hành L/C] phát hành một bức thư, theo đó Ngân Hàng phát hành [NHPH] cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho người hưởng [ Exporter] khi người này xuất trình được bộ ...

Tại sao tín dụng chứng từ là phương thức được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế?

Trong thực tế, khi các bên mua bán chưa có sự tín nhiệm nhau thì thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức phổ biến, được các bên tham gia hợp đồng ngoại thương ưa chuộng vì nó bảo vệ quyền lợi và bình đẳng cho tất cả các bên tham gia[người mua, người bán, ngân hàng].

Chủ Đề