Không gian khánh tiết trong bảo tàng là gì

Là một trong tổ hợp kiến trúc liên hoàn với Trung tâm Hội nghị quốc gia, Bảo tàng Hà Nội toát lên nét đẹp hòa quyện được kết giữa Á Đông và đương đại. Tại đây, bạn không những được chiêm ngưỡng quang cảnh bên ngoài thoáng đãng với tiết trời thủ đô, mà còn được khám phá những tư liệu, kiến trúc, tranh ảnh cổ xưa được lưu giữ lại nơi này.

Địa chỉ: Đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Liên hệ: 024 628 706 04

Email: truyenthongbthn@gmail.com

Bảo tàng Hà Nội là một trong những công trình kiến trúc thành công tại Việt Nam được khánh thành vào 06/10/ 2010 sau gần 2 năm khởi công xây dựng [19/05/2018]. Đây là nơi lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật quan trọng thuộc nhiều chất liệu khác nhau, và là nơi được ví như “hơi thở” của minh chứng lịch sử ngàn năm Thăng Long - Hà Nội hào hùng.

Đến với Hà Nội, bạn tha hồ tìm đến những địa điểm ẩn chứa nét đẹp lịch sử của dân tộc như: nhà sàn Bác Hồ, Hoàng Thành Thăng Long… Tuy không phải là nơi được hình thành từ những năm tháng hào hùng đấy, nhưng bảo tàng Hà Nội lại là tụ điểm họp mặt đặc sắc với muôn vàn chiến tích lịch sử và những nét đẹp mang đậm sắc màu cổ xưa được giữ gìn tại đây. Có thể nói, đây là nơi tái hiện rõ nét nhất về bề dày 1000 năm lịch sử hào hùng của thủ đô Hà Nội.

Xem thêm: Chiêm ngưỡng di sản văn miếu quốc tử giám - Hồn thiêng dân tộc

Tọa lạc trong tổ hợp kiến trúc liên hoàn với Trung tâm Hội nghị Quốc gia, bảo tàng Hà Nội được xây dựng với diện tích lên đến 54.000 m2, chiều cao khoảng 30.7 m. Tòa nhà chính của bảo tàng Hà Nội được đặt ngay trong không gian thiên nhiên nhân tạo cùng với những khối hình có hình dạng giống nhau khi nhìn ở bất kỳ hướng nào. Mặt chính diện của tòa nhà hướng về phía đông cùng tầm nhìn thẳng ra đại lộ Thăng Long, phía tây - nam và đông - nam trở nên ấn tượng hơn với khuôn viên công viên của bảo tàng được tiếp giáp với sân vườn.

Không chỉ ấn tượng với thiết kế bên ngoài, bên trong bảo tàng còn thú vị hơn nữa với thiết kế 4 tầng ốc xoắn tựa như rồng đang bay lên vô cùng độc đáo. Để MIA.vn bật mí cho bạn biết mỗi tầng của bảo tàng sẽ có những gì nhé.

Tầng 1: Đây là gian khánh tiết - Nơi trùng bày những mô hình cột được chạm rồng ở thời Lý và các tư liệu, hiện vật quan trọng thời Lý - Trần - Lê.

Tầng 2: Khu trưng bày các hiện vật tự nhiên sinh động như: tiêu bản tôm Hồ Tây, bộ xương của Hồ Gươm hay các hình ảnh về hoa bằng lăng, hoa sữa Hà Nội…

Tầng 3: Kho tàng đa dạng của những hiện vật cổ xưa như: tiền đồng, bình gốm sứ cổ, tượng rồng, tượng rùa đá, trống đồng…

Tầng 4: Nơi lưu giữ những bức tranh, ảnh về một Hà Nội xinh đẹp từ những ngày xưa cũ cho đến nay.

2.2 Chiêm ngưỡng một số hình ảnh nổi bật tại bảo tàng

Nếu bạn là một người thích tìm hiểu về lịch sử nước nhà cũng như đam mê với những hiện vật mang đậm chất cổ xưa, thì nhất định phải ghé đến bảo tàng Hà Nội nhé. Và đừng quên chia sẻ cùng với MIA.vn về những trải nghiệm tuyệt vời đấy nha.

Nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam [21.6.1925 -21.6.2020] ngày 19.6, Hội Nhà báo Việt Nam sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan với nhiều hiện vật, khu trưng bày có ý nghĩa quan trọng.

Không gian trung bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam. Ảnh: Lan Nhi.

Theo Hội Nhà báo Việt Nam, đề án xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam xuất phát từ ý tưởng, tâm huyết gìn giữ, tôn vinh và phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt đẹp của các thế hệ người làm báo Việt Nam.

Có thể nói, báo chí là vũ khí sắc bén trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là nhân tố quan trọng góp phần xây dựng con người và văn hóa Việt Nam.

Những điểm nhấn trong các không gian trưng bày: Hình tượng Bút sen ở gian khánh tiết, Bục kim cương ở gian 1865 - 1925. Ảnh: Lan Nhi

Tới đây, Bảo tàng Báo chí Việt Nam và bắt đầu mở cửa bảo tàng đón khách vào ngày 19.6. Được biết, từ khi được thành lập đến nay, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã trải qua hơn 1.000 ngày để triển khai các dự án thành phần nói trên.

Dự án sưu tầm tài liệu hiện vật hiện đã và đang tiếp tục triển khai. Hiện Bảo tàng đã sưu tầm trên 20 nghìn hiện vật, tài liệu được tập hợp và bảo quản tại kho cơ sở.

Có nhiều hiện vật, tài liệu độc đáo, quý hiếm phản ánh những sự kiện quan trọng của lịch sử báo chí Việt Nam phục vụ trưng bày.

Bà Trần Thị Kim Hoa - Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam cho biết: “Bảo tàng Báo chí Việt Nam ra đời muộn so với nhiều bảo tàng khác nên công tác sưu tầm, khai thác tư liệu vô cùng khó khăn. Năm 2014, Bảo tàng đã có khoảng 500 hiện vật của các nhà báo lão thành công tác ở Hội nhà báo Việt Nam đóng góp.

Để có thể thu thập thêm nhiều hiện vật, chúng tôi đã kêu gọi, vận động các nhà báo hiến tặng hiện vật, tạo nên cái nhìn tương đối tổng quát về lịch sử báo chí”.

Những kỷ vật của các nhà báo - liệt sỹ tại bảo tàng.

Tuy nhiên, cũng theo bà Hoa, hiện tại vẫn có những chỗ Bảo tàng chưa có những hiện vật cần thiết như mong muốn. Câu chuyện sưu tầm vẫn là câu chuyện của ngày mai, sau khi bảo tàng ra đời hay câu chuyện sau khi khánh thành trưng bày. Bà mong rằng, bảo tàng sẽ ngày một đầy đặn hơn nếu có sự hợp tác của chính các nhà báo, các tác giả, các cơ quan báo chí trong cả nước.

Nội dung trưng bày Bảo tàng gồm 5 phần: Phần 1 là báo chí Việt Nam giai đoạn 1865 - 1925; phần 2 là báo chí Việt Nam giai đoạn 1925 - 1945; phần 3 là báo chí Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954; phần 4 là báo chí Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975; phần 5 là báo chí Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay.

Khu tưởng niệm các nhà báo liệt sĩ tại Bảo tàng.
Khu trưng bày báo chí chia thành 5 giai đoạn với nhiều hiện vật quan trọng, sinh động.

Nhà báo Lê Quốc Trung - cố vấn Bảo tàng Báo chí Việt Nam chia sẻ, hiện tại bảo tàng đã trưng bày 95% hiện vật gốc, còn lại là phục chế. Đơn vị đã cố gắng tối thiểu phục chế trong quá trình thu thập, sưu tầm.

"Những hiện vật gốc ví dụ như buồng tối trong báo ảnh Việt Nam của Thông tấn xã Việt Nam là hiện vật của những người làm trong thời kỳ chiến tranh, trước những năm 1975 được thu thập đầy đủ. Với những hiện vật này, chúng tôi phải nhờ một kỹ thuật viên đã từng làm buồng tối giúp bày biện lại đúng theo những cái sẵn có” - ông Trung lấy ví dụ.

Chủ Đề