Qua bài thơ cây dừa tác giả gợi liên tưởng đến ai với những phẩm chất cao đẹp gì

 Đọc văn bản dưới đay và trả lời câu hỏi

CÂY DỪA    Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu,Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng   Thân dừa bạc phếch tháng năm,Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.    Đêm hè hoa nở cùng sao,Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh,    Ai mang nước ngọt, nước lành,Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.    Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo.    Trời trong đầy tiếng rì rào,Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.    Đứng canh trời đất bao la,Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

[Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời]

1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên?

2. Nêu nội dung và ý nghĩa của văn bản trên.

* Gợi ý:

- Để xác định nội dung, ta trả lời câu hỏi: Bài thơ viết về đối tượng nào, viết về điều gì?

- Để xác định ý nghĩa, ta trả lời câu hỏi: Qua nội dung trên, bài thơ ca ngợi hay phê phán điều gì?
3. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng và nêu hiệu quả của những biện pháp nghệ thuật ấy trong bài thơ trên.

* Gợi ý: Cần thực hiện đúng các bước làm bài cho dạng câu hỏi này.

4. Em có cảm nghĩ gì về hai câu thơ:                  Đứng canh trời đất bao la,

           Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

*Gợi ý: từ ngữ, hình ảnh thơ có gì độc đáo? Nó gợi lên trước mắt em những gì? Phong thái của sự vật, hiện tượng ấy ra sao, chúng có ý nghĩa tượng trưng gì hay không?...

Hay nhất

Bài thơ “Cây dừa” là một trong những bài thơ hay, độc đáo được in trong tập “Góc sân và khoảng trời”. Bài thơ được sáng tác khi Trần Đăng Khoa còn là một cậu bé. Dừa là hình ảnh hết sức quen thuộc đối với mọi người, bởi trên đất nước Việt Nam, đi tới miền quê nào, ta cũng có thể mặc sức ngắm nhìn những rặng dừa thẳng tắp, cao vút. Một hình ảnh quen thuộc đến là vậy, nhưng khi vào thơ Khoa, cây dừa lại hiện lên hết sức mới mẻ, độc đáo, ngỗ nghĩnh và thân thương làm sao. Để có được điều đó, Trần Đăng Khoa đã quan sát cảnh vật bằng cả tấm lòng thiết tha, chân thành.

Với tình yêu thiên nhiên và khả năng quan sát tỉ mỉ, tinh tế, Trần Đăng Khoa đã miêu tả cây dừa một cách sinh động với tất cả các bộ phận vốn có của nó. Cả cây dừa, từ gốc tới ngọn, không chỗ nào tác giả nhỏ tuổi không tìm ra những liên tưởng thú vị và độc đáo:

Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu

Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng

Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao

Đêm hè hoa nở cùng sao

Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh

Ai mang nước ngọt, nước lành

Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa

Tiếng dừa làm dịu nắng trưa

Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo

Trời trong đầy tiếng rì rào

Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra…

Đứng canh trời đất bao la

Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

Mở đầu bài thơ, cây dừa được miêu tả như một người bạn phóng khoáng, thích tâm giao, kết bạn với thiên nhiên, với vũ trụ bao la:

Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu

Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng

Với thủ pháp nhân hóa, Trần Đăng Khoa đã miêu tả cây dừa như một con người với những động tác “dang tay”, “gật đầu” mềm mại. Tác giả đã sử dụng phép đăng đối rất chuẩn: Động từ đối với động từ ["dang" đối với "gật"], danh từ đối với danh từ ["tay" đối với "đầu", "gió" đối với "trăng"].

Cây dừa lúc thì xuất hiện như một người bạn trẻ tuổi phóng khoáng thích tâm dao, lúc lại hiện lên như một người từng trải, chắc chắn - “Thân dừa bạc phếch thánh năm”. Với từ “bạch phếch”, một màu sắc nhuốm màu tháng năm, Trần Đăng Khoa đã tái hiện cây dừa như một người lao động lam lũ, dầm mưa giãi nắng nhưng vẫn rất khỏe mạnh và tràn trề sức sống. Tuy thân dừa đã “bạc phếch” nhưng trái của nó thì vẫn sum suê như “đàn lợn con”. Quả dừa được ví như đàn lợn con quả là một liên tưởng vô cùng độc đáo và thú vị…Và có lẽ, cũng chỉ ở cái tuổi trẻ thơ, hiếu động và ngỗ nghĩnh, Trần Đăng Khoa mới nhìn những chùm dừa như những đàn lợn con béo tròn, được lợn mẹ lót ổ ở trên cao. Và khi nghĩ đến vị ngọt ngào của nước dừa, Trần Đăng Khoa lại liên tưởng quả dừa như hũ rượu mà ai đó đã đeo quanh cổ dừa:

“Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao…

Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.”

Là một người yêu thiên nhiên, sống hòa mình vào thiên nhiên, Trần Đăng Khoa đã dành nhiều thời gian để ngắm nhìn, để thưởng thức vẻ đẹp của cảnh vật trong mọi khoảnh khắc - ngày, đêm. Về đêm, cây dừa trong bài thơ mang vẻ đẹp lung linh huyền diệu. Hoa dừa nở cùng sao trời, kết thành một tấm thảm hoa lung linh rực rỡ. Sao cũng là hoa, hoa lại thành sao lẫn vào nhau lấp lánh. Còn ban ngày, cùng với những ánh mây xanh bồng bềnh, cây dừa lại hiện lên như một cô giá đang thướt tha dịu dàng chải tóc:

Đêm hè hoa nở cùng sao

Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh

Nhưng có lẽ đẹp và sâu sắc hơn cả là hình ảnh cây dừa trong hai câu kết thúc. Cây dừa như vươn cao lên, bề thế, tự tin, ung dung mang dáng vẻ của một người lính cầm chắc tay súng:

Đứng canh trời đất bao la

Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.”

Cái hay của bài thơ không chỉ ở chỗ cây dừa được so sánh, liên tưởng với nhiều hình ảnh khác nhau trong cuộc sống, mà cái hay, cái độc đáo của bài thơ còn là ở chỗ thông qua việc miêu tả cây dừa, Trần Đăng Khoa đã tái hiện một bức tranh đồng quê thanh bình với bầu trời đầy nắng, gió, trăng sao.

Xuyên suốt bài thơ, cây dừa luôn được miêu tả trong sự gắn kết, sự hòa quện với thế giới thiên nhiên xung quanh:

Cây dừa hòa quyện vào làn gió, dưới ánh trăng và có lúc như chạm vào mây xanh. Không những thế “tiếng dừa” còn làm cho cái nắng oi bức trong ngày hè cũng dịu lại:

"Tiếng dừa làm dịu nắng trưa

Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo

Trời trong đầy tiếng rì rào

Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra".

Hình ảnh những rặng dừa che chở, bao bọc, mang lại sự yên bình cho làng quê yêu dấu đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong văn học nói riêng và trong đời sống của người dân Việt Nam nói chung. Và hình ảnh đó lại một lần nữa được khắc sâu qua ngòi bút của một nhà thơ nhỏ tuổi, nhưng lại mang một tình yêu lớn với quê hương với thiên nhiên - nhà thơ Trần Đăng Khoa.

Bài thơ “Cây dừa” được trần Đăng Khoa viết khi anh còn là một cậu bé, nhưng những gì tác giả nhỏ tuổi này gửi gắm qua hình ảnh cây dừa lại là sự đúc kết của một con người không chỉ có tình yêu thiên nhiên, quê hương tha thiết mà còn chứa đựng sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa, về tính cách của con người Việt Nam. Qua ngòi bút của Khoa, cây dừa trở thành hiện thân của con người Việt Nam với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp: nhân hậu, thân thiện, thích kết giao bè bạn; lam lũ, chịu thương, chịu khó; có tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, luôn hiên ngang và dũng cảm…Đồng thời, bài thơ cũng là một minh chứng cho năng lực quan sát hết sức nhạy bén, tinh tế, đặc biệt là khả năng cảm nhận thiên nhiên bằng mọi giác quan, bằng sự mở rộng của tâm hồn và trí tưởng tượng phong phú, độc đáo.

Một vài cảm nghĩ về bài thơ “Cây dừa” của Trần Đăng Khoa | Nghiên ...

Bạn đang gặp khó khi làm bài văn Phân tích bài thơ Cây dừa? Đừng lo! Hãy tham khảo những bài văn mẫu đã được tuyển chọn và biên soạn với nội dung hay nhất của Top Tài Liệu dưới đây để nắm được cách làm cũng như bổ sung thêm vốn từ ngữ nhé. Chúc các bạn có một tài liệu bổ ích!

Trần Đăng Khoa sinh ra và lớn lên ở một làng quê đồng bằng Bắc bộ, trong một gia đình nông dân tại làng Điền Trì xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương. Đăng Khoa được coi là thần đồng thi ca [hay thần đồng thơ] trong nền văn học thiếu nhi Việt Nam. Ngay từ khi còn nhỏ với tuổi đời ít ỏi, Đăng Khoa đã làm được nhiều bài thơ hay và lạ, anh đã làm nên một hiện tượng không chỉ của riêng Việt Nam, mà còn là một hiện tượng của thế giới. Vì vậy tên tuổi cũng như thơ của anh đã được nhiều người trên thế giới biết đến. Trở thành một “thần đồng thơ” với tài năng thiên bẩm anh đã để lại nhiều tác phẩm hay, thú vị và ý nghĩa, nhiều tác phẩm nổi tiếng cho nền văn học thiếu nhi Việt

Nam. Một trong những tác phẩm nổi tiếng cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam. Một trong những tác phẩm đặc sắc đó đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Tiểu học, đó là bài thơ “cây dừa” Bài thơ này được Trần Đăng Khoa sáng tác năm 1967 có trong tập đầu tay “Góc sân và khoảng trời”

Bài thơ “Cây dừa được tác giả sử dụng nhiều biện pháp tu từ, nhân hoá, so sánh, ẩn dụ. Dưới con mắt của nhà thơ, cây dừa đã được đặt vào một vị trí mới, với hành động tựa như con người vậy.

Cây dừa xanh toả nhiều tàu

Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng

Tác giả miêu tả mầu xanh của cây dừa, màu xanh của sự sống tươi mát vươn lên, sự hiên ngang, bất khuất trước thiên nhiên, tác giải đã dùng biện pháp nhân hoá để nhân hoá cây dừa thành con người “giang tay, gật đầu” đây là động tác hành động của con người, tác giả đã nhân hoá cây dừa vì cây dừa là một vật vô tri, nên không thể hoà nhập với thiên nhiên và con người được. Nhưng ở đây, trong bài thơ này tác giải đã biến hình ảnh cây dừa hiện ra trước mắt người đọc đang hoà nhập với thiên nhiên

Thân dừa bac phếch tháng năm

Quả dừa – Đàn lợn con nằm trên cao

 “Bạc phếch” là sự già, cũ, lâu đời, ở đây ý nói thân dừa không còn xanh nữa, cây dừa đã phải trải qua một thời gian, quá trình lâu dài để sống, trải qua bao khó khăn, trở ngại, tác động của thiên nhiên bên ngoài. “Quả dừa đàn lợn con nằm trên cao” ở đây tác giả sử dụng biện pháp tu từ là so sánh, vì quả dừa như đàn lợn con, thể hiện sự gắn bó thân thiết, ở đây còn có ý nghĩa sâu sắc hơn đó là tình mẫu tử cao cả, thiêng liêng, không gì sánh bằng. Đàn lợn nhỏ quấn quýt quanh mẹ vì mẹ là nơi che chở, bảo vệ là nơi an toàn nhất cho các con, ở bên mẹ, đàn con không còn cảm giác nguy hiểm.

Đêm hè hoa nở cùng sao

Tàu dừa- chiếc lược chải vào mây xanh

 Câu thơ trên thể hiện cỏ cây hoa lá, thiên nhiên hoà quyện lẫn nhau. Ngôi sao chỉ xuất hiện ban đêm, rực rỡ, lấp lánh trên bầu trời vào buổi đêm. còn hoa chỉ nở và khoe sắc vào ban ngày, nhưng ở đây tác giả đã khiến hai sự vật, hiện tượng trên hoà hợp lẫn nhau để tạo sự độc đáo, thú vị trong câu thơ “Tàu dừa- chiếc lược chải vào mây xanh” Tác giả đã ví tàu dừa như chiếc lược, vì tàu dừa là tàu lá to, có cuống dài nhưng chiếc lược chỉ là một đồ vật nhỏ bé. Đây là sự ví von hợp tình, hợp lí một đồ vật nhỏ bé. Sức hấp dẫn trong câu thơ, ở đây tác giả mong muốn và ước mơ khám phá thiên nhiên “chải vào mấy xanh”

Ai mang nước ngọt, nước lành

Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa ?

 “Ai” ở đây không rõ là trai hay gái? già hay trẻ? Mà là người không rõ tên tuổi, một người vô danh “Nước ngọt, nước lành” ý nói là nước dừa rất tươi mát, ngọt lành. Nước dừa có rất nhiều tác dụng cho con người, có thể làm nước giải khát, uống nước dừa rất tốt cho cơ thể . . .

Tiếng dừa làm dịu nắng trưa

Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo.

 ý câu thơ trên muốn nói dưới bóng dừa rất dâm mát, có thể làm dịu bớt đi cái nắng hè gay gắt, cháy bỏng buổi trưa và cùng với đó làn gió cũng đến múa reo nhảy múa tung tăng. Thể hiện cây dừa là nơi thiên nhiên sâu sắc.

Trời trong đầy tiếng rì rào

Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra

 Tác giải miêu tả quang cảnh bầu trời với không khí nhộn nhịp, rộn ràng, ầm ĩ, tấp nập. Một không khí chàn đầy sức sống, với sự góp mặt của chim muông, hoa lá với hành động buồn phiền “Bay vào bay ra”

Đứng canh trời đất bao la.

Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

 Câu thơ trên tác giải đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá cây dừa. Đọc câu thơ ta cảm nhận thấy rằng nhiệm vụ cao cả là đứng cạnh trời đất những “dừa” lại coi nhiệm vụ khó khăn đó là đơn giản, nhẹ nhành như là đứng chơi. Qua đó ta thấy được ý chí, khả năng tài giỏi của dừa. Từ láy “đủng đỉnh” thể hiện sự chậm dãi, từ từ, thể hiện tính cách của dừa đã kết thúc bài thơ.

Qua bài thơ cây dừa của Trần Đăng Khoa in trong tập “Góc sân và khoảng trời” ta đã thấy được kĩ năng thiên bẩm của anh, anh luôn đem đến cho độc giải sự ngạc nhiên, sự mới mẻ, gây hứng thú, độc đáo, tò mò cho người đọc. Anh là nhà thơ lớn của nền văn học thiếu nhi Việt Nam. Thơ văn anh  tràn đầy sự sáng tạo và ý tưởng đẹp  đẽ. Những tác phẩm của anh đã dành được sự chú ý, quan tâm đặc biệt của độc giải. đặc biệt là độc giả nhỏ tuổi. Từ “Cây dừa” ta thấy được qua lời văn ý thơ đầy sinh động, sự vui tươi thơ ngây, hồn nhiên điều đó khiến cho độc giải nhỏ tuổi sự hào hứng, thích thú. đó là điều rất quan trọng, góp phần tạo nên sự thành công trong nghệ thuật thơ văn của anh.

Trần Đăng Khoa sinh ngày 26/4/1958 tại thôn Điền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, trong một gia đình nông dân. Với ước nguyện “em suốt đời làm thơ”, Trần Đăng Khoa đã đóng góp cho nền văn học Việt Nam nói chung và nền văn học thiếu nhi nói riêng nhiều bài thơ độc đáo, có giá trị. Đọc thơ tuổi thơ, đặc biệt là những bài thơ viết về thiên nhiên, chúng ta mới cảm nhận hết được tấm lòng hồn hậu, yêu thiên nhiên tha thiết, cũng như khả năng quan sát tinh tế và óc tưởng tượng phong phú của Trần Đăng Khoa. Để minh chứng cho hồn thơ, tài năng thơ của Trần Đăng Khoa, bạn đọc có thể dẫn ra bất cứ bài thơ nào trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời”. Ở đây, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ bày tỏ một vài cảm nghĩ về bài thơ Cây dừa.

Bài thơ Cây dừa là một trong những bài thơ hay, độc đáo được in trong tập “Góc sân và khoảng trời”. Bài thơ được sáng tác khi Trần Đăng Khoa còn là một cậu bé. Dừa là hình ảnh hết sức quen thuộc đối với mọi người, bởi trên đất nước Việt Nam, đi tới miền quê nào, ta cũng có thể mặc sức ngắm nhìn những rặng dừa thẳng tắp, cao vút. Một hình ảnh quen thuộc đến là vậy, nhưng khi vào thơ Khoa, cây dừa lại hiện lên hết sức mới mẻ, độc đáo, ngỗ nghĩnh và thân thương làm sao. Để có được điều đó, Trần Đăng Khoa đã quan sát cảnh vật bằng cả tấm lòng thiết tha, chân thành.

Nội dung bài thơ cây dừa là tình yêu thiên nhiên và khả năng quan sát tỉ mỉ, tinh tế, Trần Đăng Khoa đã miêu tả cây dừa một cách sinh động với tất cả các bộ phận vốn có của nó. Cả cây dừa, từ gốc tới ngọn, không chỗ nào tác giả nhỏ tuổi không tìm ra những liên tưởng thú vị và độc đáo:

Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu

Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng

Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao

Đêm hè hoa nở cùng sao

Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh

Ai mang nước ngọt, nước lành

Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa

Tiếng dừa làm dịu nắng trưa

Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo

Trời trong đầy tiếng rì rào

Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra…

Đứng canh trời đất bao la

Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

Mở đầu bài thơ, cây dừa được miêu tả như một người bạn phóng khoáng, thích tâm giao, kết bạn với thiên nhiên, với vũ trụ bao la:

Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu

Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng

Với thủ pháp nhân hóa, Trần Đăng Khoa đã miêu tả cây dừa như một con người với những động tác “dang tay”, “gật đầu” mềm mại. Tác giả đã sử dụng phép đăng đối rất chuẩn: Động từ đối với động từ [“dang” đối với “gật”], danh từ đối với danh từ [“tay” đối với “đầu”, “gió” đối với “trăng”].

Cây dừa lúc thì xuất hiện như một người bạn trẻ tuổi phóng khoáng thích tâm dao, lúc lại hiện lên như một người từng trải, chắc chắn – “Thân dừa bạc phếch thánh năm”. Với từ “bạch phếch”, một màu sắc nhuốm màu tháng năm, Trần Đăng Khoa đã tái hiện cây dừa như một người lao động lam lũ, dầm mưa giãi nắng nhưng vẫn rất khỏe mạnh và tràn trề sức sống. Tuy thân dừa đã “bạc phếch” nhưng trái của nó thì vẫn sum suê như “đàn lợn con”. Quả dừa được ví như đàn lợn con quả là một liên tưởng vô cùng độc đáo và thú vị…Và có lẽ, cũng chỉ ở cái tuổi trẻ thơ, hiếu động và ngỗ nghĩnh, Trần Đăng Khoa mới nhìn những chùm dừa như những đàn lợn con béo tròn, được lợn mẹ lót ổ ở trên cao. Và khi nghĩ đến vị ngọt ngào của nước dừa, Trần Đăng Khoa lại liên tưởng quả dừa như hũ rượu mà ai đó đã đeo quanh cổ dừa:

“Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao…

Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.”

Là một người yêu thiên nhiên, sống hòa mình vào thiên nhiên, Trần Đăng Khoa đã dành nhiều thời gian để ngắm nhìn, để thưởng thức vẻ đẹp của cảnh vật trong mọi khoảnh khắc – ngày, đêm. Về đêm, cây dừa trong bài thơ mang vẻ đẹp lung linh huyền diệu. Hoa dừa nở cùng sao trời, kết thành một tấm thảm hoa lung linh rực rỡ. Sao cũng là hoa, hoa lại thành sao lẫn vào nhau lấp lánh. Còn ban ngày, cùng với những ánh mây xanh bồng bềnh, cây dừa lại hiện lên như một cô giá đang thướt tha dịu dàng chải tóc:

Đêm hè hoa nở cùng sao

Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh

Nhưng có lẽ đẹp và sâu sắc hơn cả là hình ảnh cây dừa trong hai câu kết thúc. Cây dừa như vươn cao lên, bề thế, tự tin, ung dung mang dáng vẻ của một người lính cầm chắc tay súng:

Đứng canh trời đất bao la

Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.”

Cái hay của bài thơ không chỉ ở chỗ cây dừa được so sánh, liên tưởng với nhiều hình ảnh khác nhau trong cuộc sống, mà cái hay, cái độc đáo của bài thơ còn là ở chỗ thông qua việc miêu tả cây dừa, Trần Đăng Khoa đã tái hiện một bức tranh đồng quê thanh bình với bầu trời đầy nắng, gió, trăng sao.

Xuyên suốt bài thơ, cây dừa luôn được miêu tả trong sự gắn kết, sự hòa quện với thế giới thiên nhiên xung quanh:

Cây dừa hòa quyện vào làn gió, dưới ánh trăng và có lúc như chạm vào mây xanh. Không những thế “tiếng dừa” còn làm cho cái nắng oi bức trong ngày hè cũng dịu lại:

“Tiếng dừa làm dịu nắng trưa

Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo

Trời trong đầy tiếng rì rào

Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra”.

Hình ảnh những rặng dừa che chở, bao bọc, mang lại sự yên bình cho làng quê yêu dấu đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong văn học nói riêng và trong đời sống của người dân Việt Nam nói chung. Và hình ảnh đó lại một lần nữa được khắc sâu qua ngòi bút của một nhà thơ nhỏ tuổi, nhưng lại mang một tình yêu lớn với quê hương với thiên nhiên – nhà thơ Trần Đăng Khoa.

Bài Cây dừa được Trần Đăng Khoa viết khi anh còn là một cậu bé, nhưng những gì tác giả nhỏ tuổi này gửi gắm qua hình ảnh cây dừa lại là sự đúc kết của một con người. Không chỉ có tình yêu thiên nhiên, quê hương tha thiết mà còn chứa đựng sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa, về tính cách của con người Việt Nam. Qua ngòi bút của Khoa, Cây dừa trở thành hiện thân của con người Việt Nam với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp: nhân hậu, thân thiện, thích kết giao bè bạn; lam lũ, chịu thương, chịu khó; có tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, luôn hiên ngang và dũng cảm…Đồng thời, bài thơ Cây dừa cũng là một minh chứng cho năng lực quan sát hết sức nhạy bén, tinh tế. Đặc biệt là khả năng cảm nhận thiên nhiên bằng mọi giác quan, bằng sự mở rộng của tâm hồn và trí tưởng tượng phong phú, độc đáo.

Trần Đăng Khoa là một trong những nhà thơ thiếu nhi tiêu biểu trong nên văn học Việt Nam. Ông được mệnh danh là “thần đồng thơ trẻ” khi bắt đầu làm thơ khi lên 4 tuổi. Và lúc lên 8 tuổi, ông đã có những bài thơ đầu tiên in trên báo chí. Lên 10 tuổi, ông là một trong những tác giả hiếm hoi có xuất bản tập thơ thơ “Góc sân và khoảng trời”.

Bài thơ Cây dừa được rút ra từ trong tập Góc sân và khoảng trời. Có nghĩa là lúc tác giả viết bài thơ này, ông chỉ đang là một cậu bé. Bởi vậy, hình ảnh hiện ra dưới ngòi bút, lời thơ của một cậu bé thật hồn nhiên, thật ngộ nghĩnh và hết sức gần gũi.

Cây dừa là hình ảnh quen thuộc xuất hiện rất nhiều ở các vùng thôn quê của Việt Nam. Bởi thế, nó vô cùng thân thiết với lũ trẻ chăn trâu khi mà chiều chiều có thể leo trèo lên đó. Ai cũng nhìn thấy, cũng chơi đấy nhưng không phải ai cũng có tài quan sát, rồi miêu tả cây dừa đặc sắc như Trần Đăng Khoa:

Cây dừa xanh toả nhiều tàu

Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng

Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao

Câu thơ đầu, tác giả tả thực hình ảnh, màu sắc của cây dừ đó là “xanh tỏa nhiều tàu”. Để rồi đến câu thứ hai, tác giả đã nhìn cây dừa trong một dáng vẻ thật khác. Không phải là đu đưa đón gió mà là “dang tay đón gió”. Không phải đứng dưới bóng trăng mà là “gật đầu gọi trăng”. Tới đây, cây dừa trong tâm trí cậu bé đã trở thành một vật thể có linh hồn như con người. Có tay và có đầu. Thật là một sự nhân hóa vô cùng sinh động và độc đáo. Tiếp đến, nhà thơ miêu tả thân cây. Không phải là thân cây to khỏe sần sùi mà là một hình ảnh rất người khác “thân dừa bạc phếch tháng năm”. Dù ở đây không nói rõ các động tác như những câu trên nhưng cụm từ “bạc phếch tháng năm” cũng đủ để độc giả hiểu cây dừa ấy giống như một con người đã trải qua nhiều sương gió, vượt qua nhiều bão giông nên nhuốm màu bạc. Cuối cùng, tác giả miêu tả những quả dừa. Không phải là như những quả bóng tròn mà lại là như “đàn lợn con nằm trên cao”. Thật là một lối ví von hết sức ngộ nghĩnh và đáng yêu, đúng và rất trúng tâm lý của trẻ con. Có lẽ chỉ có trẻ con mới có trí tưởng tượng phong phú để có thể so sánh quả dừa với những điều không tưởng đó.

Nếu như khổ thơ đầu, nhà thơ Trần Đăng Khoa đi miêu tả, tô vẽ phác họa dáng vẻ khái quát của cây dừa, thì tới khổ hai, ông đã đi vào các chi tiết.

Càng phân tích bài thơ Cây dừa của Trần Đăng Khoa, càng cho thấy tài năng thiên bẩm xuất chúng của nhà thơ thần đồng. Dường như ông đã dành rất nhiều thời gian để quan sát, để theo dõi những sự thay đổi, những điều xung quanh cây dừa. Chính vì thế, ông mới phát hiện ra:

Đêm hè hoa nở cùng sao

Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh

Ai mang nước ngọt, nước lành

Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa

Không chỉ xem xét, quan sát cây dừa ban ngày, mà ông còn nhìn ngắm cây dừa vào ban đêm. Chính vì thế, ông mới thấy được vẻ đẹp của những bông hoa dừa như những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời. Mà đúng rằng, chỉ vào mùa hè dừa mới trổ hoa và ra quả. Hai câu hỏi tu từ “Ai mang nước ngọt, nước lành/ Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa”, vừa thể hiện sự thích thú những điều khác lạ ở cây dừa của tác giả, vừa thể hiện trí tò mò ham khám phá của nhà thơ. Đúng vậy, nghiên cứu khoa học đã chứng minh, trẻ con càng hay thích tò mò, hay khám phá về thế giới xung quanh thì chỉ số thông minh càng lớn. Không ít đứa trẻ đều đã từng uống nước dừa, đã từng thấy quả dừa, nhưng ít ai đặt câu hỏi vì sao nó lại thế, tự dưng nó như thế, hay ai đã làm ra như vậy…? Trước khi đi vào miêu tả chi tiết quả dừa, nhà thơ Trần Đăng Khoa không quên vẽ thêm cho tàu dừa những chiếc răng cưa. Nhưng không phải ai cũng tưởng tượng những phiến lá nhỏ đấy giống như chiếc lược đang chải tóc mây cho bầu trời xanh. Thật là một hình vừa nên thơ vừa sống động.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa không chỉ có tài sử dụng ngôn ngữ để tả cảnh, vẽ tranh mà còn là một người có tâm hồn nhạy và suy nghĩ vô cùng sâu sắc. Trong khi các cô cậu bé bằng tuổi nhà thơ đang mải rong chơi, mải vòi vĩnh quà bánh thì tác giả đã có những tâm tưởng thật chín chắn. Bởi thế, tác giả vẽ cây dừa ra không đơn giản chỉ vì yêu thích vẻ đẹp của nó mà hơn hết tác hiểu được tầm quan trọng của cây dừa. Tác giả viết:

“Tiếng dừa làm dịu nắng trưa

Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo

Trời trong đầy tiếng rì rào

Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra…”

Với những vùng quê nhiều dừa, thì những hàng dừa sẽ luôn là nơi che bóng mát cho mọi người vào những trưa hè nóng bức. Bởi thế, khi những chiếc lá dừa đu đưa kêu xào xạc thì sẽ mang theo làn gió mát giúp “làm dịu nắng trưa”. Dừa không chỉ gọi cơn gió đến mà sẽ gọi cả “đàn gió đến”. Đến không chỉ để thổi mát cho mọi người mà còn gõ nhịp múa reo những vũ điệu sôi động, vui nhộn. Đọc đến đây độc giả có thể mường tượng ra, nhà thơ có lẽ đang vừa viết bài thơ vừa nằm sõng soài dưới những gốc xoài cùng chúng bạn. Thế thì tác giả mới thấy trời trong mây xanh, mới thấy đàn cò “bay ra bay vào”. Những âm thanh rì rào của cây dừa mang tới một không khí thật vui tươi, sống động. Hình ảnh cánh cò bay lượn càng tô đậm thêm nét yên bình của bức tranh cây dừa và vùng thôn quê.

Quả thực không phải đứa trẻ nào cũng có tầm nhìn, cũng có suy nghĩ như sâu sắc và sự liên tưởng phong phú như nhà thơ Trần Đăng Khoa. Tuy nhiên, các bạn nhỏ ngày nay vẫn có thể nuôi dưỡng được tâm hồn trong trẻo như tác giả nếu như được sống trong môi trường nhiều cây xanh, không gian rộng mở.

“Đứng cạnh trời đất bao la

Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi”

Đến hai câu thơ cuối, tác giả kết thúc với một hình thật đặc biệt, thật hùng vĩ. Giữa khung cảnh trời đất bao la mênh mông ấy, tác giả lại bảo cây dừa “đứng cạnh”. Không phải là dưới là ở cạnh bên. Có nghĩa là với nhà thơ, bầu trơi bao la kia cũng thật gần gũi thân thuộc như những người bạn, cũng có thể chạm tay với tới như những cây dừa. Hơn nữa, dừa không phải là đứng soi bóng, đứng mát mà là “đủng đỉnh như là đứng chơi”. Hóa ra, không chỉ có các cô cậu bé đang chơi với thiên nhiên mà chính thiên nhiên cũng đang chơi với nhau. Dường như trong tâm hồn trong trẻo của nhà thơ, mọi thứ xung quanh đều màu hồng, đều vui tươi. Trái ngược với hoàn cảnh chiến tranh mà lúc đó tác giả đang phải trải qua. Không phải ai trong hoàn cảnh đó cũng có thể lạc quan, yêu đời và nuôi dưỡng đam mê thơ ca, phát huy được sự sáng tạo như tác giả Đăng Khoa

Không chỉ phân tích bài thơ Cây dừa của Trần Đăng Khoa mới thấy được tài năng chơi chữ và giá trị nghệ thuật trong thơ ông. Mỗi tác phẩm của ông đều chứa đựng thủ pháp nghệ thuật vô cùng độc đáo và khác biệt.

Trong tác phẩm Cây dừa, người đọc dễ nhận ra biên pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh. Những hình ảnh ví von được sử dụng vô cùng chính xác và hợp logic. Tạo nên một bức tranh cây dừa vừa khái quát, vừa chi tiết lại vừa có đủ sắc màu. Ngoài ra những từ láy như “đủng đỉnh”, “rì rào” giúp bài thơ thêm gợi hình, gợi thanh. Cả những phép lặp câu hỏi tu từ cũng nhấn mạnh thêm thông điệp yêu thiên nhiên của tác giả.

Có thể nói, quá trình phân tích bài thơ Cây dừa của Trần Đăng Khoa giống như thời gian các bạn đang ngắm nhìn một bức tranh thiên nhiên bằng chữ. Mỗi chi tiết của bức tranh ấy đều được tác giả tô vẽ, phác họa bằng những ngôn từ đắt giá và đặc sắc, không gì có thể thay thế được. Nếu nhà thơ lúc đó đặt lại quả dừa như những hình ảnh khác mà không phải đàn lợn thì chưa chắc đã gây ấn tượng mạnh như bài Cây dừa đang có. Nếu tác giả không nói cây dừa đang gật gù, bạc phếch như cụ ông cụ bà thì cũng chưa thể hấp dẫn đi vào lòng người như tác phẩm hiện tại. Bởi vậy, ngoài ra thể thơ lục bát cũng là một thế mạnh giúp bài thơ trở nên gần gũi, thân quen và dễ thuộc hơn đối với độc giả. Đặc biệt là đối với các bạn học sinh. Độ dài bài thơ vừa đủ, để các bạn ghi nhớ, cảm thấy thú vị mà không nhàm chán.

Qua bài thơ này, người đọc có thể nhận ra một tâm hồn trong trẻo hồn nhiên yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Chỉ có một người lạc quan, yêu đời, yêu người như vậy mới có thể viết nên những ca tư trong sáng và ý nghĩa đó. Các bạn nhỏ ngày nay, nếu được hãy cố gắng nuôi dưỡng tâm hồn như nhà thơ nhé. Trước hết các bạn có thể tìm đọc thơ của ông rồi từ đó tự mình quan sát xung quanh và sáng tác. Biết đâu một ngày đẹp trời, các bạn cũng có thể làm nên những tác phẩm đặc sắc như ông và hơn ông.

—/—

Như vậy Top Tài Liệu đã trình bày xong bài văn mẫu Phân tích bài thơ Cây dừa. Hy vọng sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện cùng tác phẩm. Chúc các em học tốt môn Văn!

Video liên quan

Chủ Đề