Quả vải còn gọi là quả gì năm 2024

Quả vải thường có vào mùa hè ở nước ta. Loại quả này không chỉ có vị thơm ngọt mà còn có giá trị dinh dưỡng cao và được rất nhiều người yêu thích. Vậy quả vải có thể mang lại những lợi ích sức khỏe như thế nào và cần lưu ý những gì khi ăn?

1. Thành phần dưỡng chất trong quả vải

Quả vải hay còn gọi là vải thiều bao gồm một lớp vỏ sần sùi bên ngoài và rất dễ bóc tách. Bên trong là lớp cùi vải có màu trắng, vị ngọt và mỗi một quả sẽ có một hạt vải màu nâu đen. Từ tháng 6 đến tháng 7 là thời điểm vải chín rộ.

Quả vải còn gọi là quả gì năm 2024

Vải là loại quả quen thuộc với người Việt

Trung bình 100g quả vải tươi sẽ gồm có 82% là nước và carbs chiếm 16.5%, gồm có 1,3g chất xơ, 0,4g chất béo, 0,8 g chất đạm, 66 calo và 15,2g chất đường. Vải thiều cũng có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, vải có chứa hàm lượng lớn vitamin C, ước tính, một quả vải thiều có thể cung cấp khoảng 9% lượng vitamin C mà bạn cần bổ sung mỗi ngày.

Bên cạnh đó, quả vải cũng là nguồn cung cấp một lượng lớn kali, đồng, vitamin nhóm B, C, E, K, các hợp chất chống oxy hóa, beta carotene, epicatechin, rutin,... rất tốt cho sức khỏe.

2. Quả vải có tác dụng gì?

Quả vải không chỉ thơm ngọt mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như sau:

- Góp phần giảm nếp nhăn và tàn nhang: Vải có chứa Oligonol và Polyphenol - có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng, tăng tuần hoàn máu, làm giảm nguy cơ hình thành những nếp nhăn và tàn nhan trên da mặt.

- Góp phần phòng ngừa bệnh mãn tính và ung thư: Vải có chứa rất nhiều hợp chất chống oxy hóa, đặc biệt là epicatechin và rutin, rất tốt cho tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, bệnh ung thư,... Bên cạnh đó, một số hợp chất như quercitin và kaemferol trong quả vải có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư, nhất là ung thư vú.

Quả vải còn gọi là quả gì năm 2024

Quả vải mang lại nhiều lợi ích sức khỏe

- Giàu vitamin và khoáng chất mang lại nhiều lợi ích sức khỏe:

+ Vitamin C trong quả vải giúp tăng cường sức đề kháng, góp phần loại bỏ các gốc tự do gây hại cho sức khỏe, phòng tránh các bệnh viêm nhiễm.

+ Vitamin B trong quả vải giúp tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

+ Hàm lượng lớn beta carotene trong quả vải góp phần cải thiện chức năng gan và tăng cường hệ miễn dịch.

+ Đồng: Đây là loại nguyên tố vi lượng rất quan trọng đối với cơ thể. Vải giúp cung cấp đồng cho cơ thể để phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh về cơ tim, chuyển hóa tim.

+ Kali: Giúp điều hòa huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch.

- Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Vải có chứa nhiều chất xơ nên rất tốt cho hệ tiêu hóa. Chất xơ trong quả vải giúp làm sạch ruột kết, hạn chế nguy cơ tích tụ chất độc trong dạ dày và từ đó giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.

- Giúp xương chắc khỏe: Hàm lượng magie và phốt pho dồi dào trong quả vải góp phần giúp xương chắc khỏe. Bên cạnh đó, đồng và mangan trong vải cũng giúp cải thiện chứng giòn xương. Đặc biệt, vải còn cung cấp kẽm giúp tăng khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, giúp xương luôn chắc khỏe.

3. Những lưu ý khi ăn quả vải

- Nên ăn bao nhiêu là đủ?

Vải thơm ngọt và rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều để tránh gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Người khỏe mạnh bình thường chỉ nên ăn 5 đến 10 quả vải mỗi ngày. Trẻ em chỉ nên ăn 3 đến 4 quả một lần. Phụ nữ có thai cũng không nên ăn vải quá nhiều.

- Chỉ nên ăn quả vải đã chín, không ăn khi vải vẫn còn xanh và không được ăn hạt vải.

- Không nên ăn vải quá nhiều một lúc để tránh bị rát lưỡi, nóng trong và thậm chí cũng có một số trường hợp bị hoa mắt, buồn nôn do ăn quá nhiều vải.

- Những trường hợp nên hạn chế ăn vải:

Quả vải còn gọi là quả gì năm 2024

Người bị tiểu đường không nên ăn vải

+ Người bị tiểu đường: Cùi vải thiều có chứa nhiều đường. Nếu người bệnh tiểu đường ăn quá nhiều vải thiều cùng một lúc có thể dẫn đến tình trạng lượng đường máu tăng cao đột ngột, làm ảnh hưởng đến hấp thu, chuyển hóa của gan và khiến cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

+ Người có cơ địa dị ứng: Nếu bạn đã từng bị dị ứng thì cũng nên cẩn trọng khi ăn vải. Vải là loại quả cũng có thể gây dị ứng với một số triệu chứng như phù nề da, chóng mặt, tiêu chảy, suy hô hấp, đau đầu,...

+ Người đang bị sốt hoặc nổi nhiều mụn nhọt cũng không nên ăn vải vì cơ thể sẽ được cung cấp nhiều đường khiến bạn cảm thấy nóng hơn, khó chịu hơn, tình trạng rôm sảy hay mụn nhọt sẽ càng nghiêm trọng. Thậm chí với những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, bủn rủn chân tay,...

Quả vải còn gọi là quả gì năm 2024

Mẹ bầu nên hạn chế ăn vải

+ Mẹ bầu dễ bị tiểu đường thai kỳ, do đó nên hạn chế ăn quả vải, để tránh cung cấp lượng đường lớn cho cơ thể. Đặc biệt là các mẹ bầu thừa cân hoặc có tiền sử bị tiểu đường thì cần phải lưu ý nhiều hơn đến vấn đề này.

+ Người bị thủy đậu cũng không nên ăn vải quả nhiều.

- Để ăn quả vải an toàn, bạn cần lưu ý:

+ Chọn những quả vải tươi, không bị dập, thối để tránh bị nhiễm độc.

+ Trước khi ăn nên rửa sạch vải bằng nước muối loãng.

+ Khi ăn vải, bạn nên ăn cả lớp màng trắng bao quanh phần cùi vải. Tuy rằng, lớp màng này có vị hơi chát nhưng khi ăn cùng cùi vải ngọt sẽ có cảm giác dễ ăn hơn. Bên cạnh đó, lớp màng này còn giúp trung hòa nhiệt, hạn chế nguy cơ nóng trong người sau khi ăn vải.

+ Không nên ăn vải khi đang đói.

Trên đây là một số thông tin về tác dụng của quả vải và một số lưu ý khi ăn vải. Vải rất ngon và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng bạn cũng chỉ nên ăn vừa đủ. Tốt nhất hãy ăn đa dạng thực phẩm và tập thể dục mỗi ngày để bảo vệ và nâng cao sức khỏe.

Quả vải ngày xưa gọi là gì?

Trong tiếng Hán - Việt, loại quả này được gọi là “lệ chi”. Ở nước ta, vải đã có từ rất lâu, chủ yếu được trồng ở các tỉnh miền Bắc như Hải Dương, Bắc Giang.

Trái lê chỉ là tên gọi khác của trái gì?

Vải (danh pháp khoa học: Litchi chinensis; tiếng Trung: 荔枝; bính âm: lìzhī , Hán-Việt: Lệ chi) là một loài thực vật có hoa và là thành viên duy nhất trong chi Vải (Litchi), thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae).

Cây vải xuất xứ từ đâu?

Do quả vải này được trồng từ loại vải có nguồn gốc ở Thiều Châu (Trung Quốc) nên có tên gọi là vải thiều. Từ cây vải quý đó, cụ Hoàng Văn Cơm đã chiết cành nhân giống ra vườn nhà và tặng cho người thân trong và ngoài xã.

Vải thiều còn có tên gọi khác là gì?

Vải thiều - còn có tên gọi là quả lệ chi hoặc quả tu hú. “Lệ Chi” được mang nghĩa “lìa cành”, nghĩa là quả vải rất khó bảo quản khi đã hái xuống khỏi cành. Do quả này phải hái cả cành nên mới có tên đó. Vải thiều không quá to nhưng rất mọng nước, dày cùi.