Lời thề phản chiến attack on titan là gì năm 2024

Thế giới trong Attack On Titan được khắc họa một cách trần trụi, thậm chí là thô kệch, méo mó. Đó là một nơi phủ đầy sự giết chóc, khắc nghiệt, gai góc cùng những âm mưu chính trị tàn nhẫn. Vậy khi xây dựng một xã hội như thế, điều gì Attack On Titan mong muốn đem đến cho khán giả?

Chiến tranh dù phi nghĩa hay chính nghĩa thì chịu mất mát lớn nhất vẫn là người dân vô tội

Lấy đề tài chiến tranh, Attack On Titan đã bóc trần gần như triệt để về nguyên nhân cốt lõi dẫn đến sự ra đời của các cuộc chiến, cũng như phản ánh những hậu quả, đau thương, mất mát mà chúng để lại. Đối với người Eldia, ngay từ đầu, tác giả đã cho người xem thấy được lý do họ chiến đấu là vì sự tấn công ồ ạt từ các Titan. Đứng trước tình cảnh đó, họ buộc phải đứng lên, trở thành người bảo vệ hòa bình cho vùng đất Paradis.

Lời thề phản chiến attack on titan là gì năm 2024

Levi hồi tưởng về những người đồng đội đã hy sinh

Ngược lại, trong cộng đồng Marley, vịn vào lỗi lầm của tổ tiên ngày trước rằng Thần dân Ymir chính là hậu duệ của quỷ dữ, họ ra sức đàn áp và thậm chí là tước đoạt đi cả quyền con người của những ai thuộc dòng máu Eldia. Bất kể trẻ em hay người lớn, chúng nghiễm nhiên biến người Eldia không tuân lệnh trở thành Titan vô tri quanh tường thành và Grisha Yeager là nạn nhân tiêu biểu cho hành vi bất công ấy.

Lời thề phản chiến attack on titan là gì năm 2024

Những thành viên ưu tú của Quân đoàn Trinh sát

Chiến tranh là sự hy sinh của tuổi trẻ, mạng sống và thậm chí là gia đình. Thế nên, dù có là chiến tranh chính nghĩa hay phi nghĩa thì suy cho cùng hậu quả mà nó đem lại chỉ có một. Trực tiếp chứng kiến cảnh tượng đổ máu: người thân nằm xuống ngay trước mắt, nhà cửa chỉ còn lại đống đổ nát; điều này đã trở thành nỗi ám ảnh in hằn trong kí ức tuổi thơ của những đứa trẻ. Ngày trước, đứa trẻ ấy chính là Eren, Mikasa, Armin, sau này, chúng là Gabi và Falco. Nỗi oán hận cứ như thế không thể chấm dứt. Chỉ khi nhận thức con người thay đổi thì lúc đó cuộc sống mới dần có sự chuyển biến.

Lời thề phản chiến attack on titan là gì năm 2024

Gabi và Falco bị Quân đoàn Trinh sát bắt giữ

Điển hình nhất là Gabi, với việc sinh ra ở Marley, từ nhỏ cô đã bị tiêm nhiễm vào đầu những suy nghĩ xấu xa về người Eldia. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian sống tại Paradis, có cơ hội tiếp xúc và gặp gỡ gia đình Braus, Gabi lúc ấy mới hiểu ra rằng: “Hòn đảo này không có quỷ mà chỉ có con người thôi. Chúng ta coi những người mình chưa từng gặp là quỷ dữ. Ta cứ liên tục lặp lại quá khứ”. Chính sự thay đổi này đã phần nào mở ra con đường mới với hy vọng xóa đi hiềm khích giữa các quốc gia, mọi sự xung đột có thể dừng lại để không còn ai phải chịu đựng nỗi đau li tán.

Eren - người đi tìm kiếm tự do lại trở thành nô lệ của tự do

Lời thề phản chiến attack on titan là gì năm 2024

Eren trước lưỡi gươm của Mikasa

Cái hay của Attack On Titan không chỉ dừng lại ở việc nêu lên hậu quả của cuộc hỗn chiến đem lại. Ngay từ đầu, Eren là nhân vật luôn theo đuổi lý tưởng tự do. Cậu ra sức đi tìm sự tự do cho người Eldia, đến cuối cùng, Eren giúp Mikasa thoát khỏi lời nguyền của gia tộc Ackerman bằng cách cho cô kết liễu mình. Vậy còn cậu, tìm tự do cho người khác nhưng với bản thân Eren liệu có được tự do thật sự?

Lời thề phản chiến attack on titan là gì năm 2024

Mikasa trao Eren nụ hôn vĩnh biệt

Mặc dù những lựa chọn của Eren trước nay đều do cậu quyết định, nhưng nếu không làm như thế thì Eren có còn con đường nào khác để đi? Để giải phóng người dân Eldia khỏi xiềng xích Titan, thiết lập hòa bình cho Paradis, Eren cũng đã phải vật lộn rất nhiều. Từ một người mong muốn tiêu diệt toàn bộ Titan để đem về bình yên cho hòn đảo, Eren giờ đây buộc phải trở thành kẻ thù chung của nhân loại.

Tóm lại, “con người tồn tại vì họ cần thiết, kể cả Thân dân Ymir, nhiều chủng tộc cùng tồn tại sẽ thú vị hơn” (

Có thể nói Ymir là một trong những nhân vật được xây dựng có chiều sâu nhất trong thế giới anime gần đây. Cô là nạn nhân của chế độ nô lệ tàn bạo, ác liệt, một sản phẩm được sinh ra sau những cuộc chiến tàn khốc. Vận mệnh nô lệ gắn liền với Ymir từ khi còn bé đến lúc chết đi. Dù sở hữu sức mạnh của Titan nhưng cô vẫn không thể phá vỡ vận mệnh này. Lý do đằng sau sự cam chịu làm nô lệ của Thủy Tổ Ymir là gì? Cùng POPS khám phá trong bài viết sau!

Xem nhanh

1. Titan Thủy Tổ Ymir là ai?

1.1 Tiểu sử Ymir Titan Thủy Tổ

Attack On Titan Ymir là một trong những tù binh nô lệ bị đàn áp nặng nề của bộ tộc Eldia. Để đảm bảo sự trung thành tuyệt đối của những người nô lệ, kẻ cầm quyền Eldia đã ra lệnh cắt lưỡi họ. Sau đó, cô đã thả lũ heo bị giam cầm và bị trừng phạt bằng cách thả chạy vào rừng và trở thành vật săn của vua Fritz. Đây là lần đầu tiên cô lựa chọn nhưng sự lựa chọn này đã đẩy cô đến bờ vực sống chết.

Lời thề phản chiến attack on titan là gì năm 2024
Ymir là nô lệ của người Eldia

Khi chạy trốn vào rừng, Ymir đã vô tình chạm vào một sinh vật có hình dáng giống hệ thống thần kinh tủy của con người. Nhờ đó, cô trở thành Titan đầu tiên của nhân loại. Ymir dưới hình dạng Titan rất cao lớn và nhanh nhẹn nên đã trở thành Thần dưới con mắt của loài người 2000 năm trước. Dù sở hữu sức mạnh vô địch như vậy nhưng Ymir vẫn không phản kháng mà dùng nó để xây cầu đường, khai hoang, giúp người Eldia tấn công người Marley và những dân tộc khác.

Sau khi gặp Ymir ở Con Đường Tọa Độ, Eren đã nói rằng Ymir yêu Fritz dù ông ta là nguyên nhân khiến quê hương cô bị phá hủy, cha mẹ chết còn cô thì trở thành nô lệ. Điều này có thể giải thích là bởi vì cô đã từng lựa chọn sai lầm một lần, nên sau khi phải gánh vác trách nhiệm về một sức mạnh quá to lớn, cô phải tìm một ai đó ra quyết định cho mình, và đó không ai khác là vua Fritz – người quyền lực nhất lúc bấy giờ. Kể từ đó, cô trở thành nô lệ của nhà Vua, “yêu” nhà Vua và làm mọi thứ để bảo vệ và hiện thực hóa mong muốn của Vua Fritz. Mọi lựa chọn giờ đây của cô luôn xoay quanh người đàn ông này.

Trong tiềm thức của vua Fritz và người Eldia, Ymir mãi là nô lệ của họ. Dù cho Ymir có hy sinh tính mạng để bảo vệ hoàng tộc, cô vẫn chịu cảnh bị ăn thịt bởi con của Fritz. Vì ông ta muốn dòng dõi của mình tiếp tục sử dụng sức mạnh của Titan và thống trị thế giới. Linh hồn của Ymir tiếp tục bị trói buộc, phải tạo ra những Titan đời tiếp theo đồng thời phục vụ cho những ai điều khiển Titan Thủy Tổ cho đến khi Eren xuất hiện và đưa ra lựa chọn cho cô.

1.2 Ý nghĩa của cái tên Ymir Thủy Tổ

Cái tên của Ymir có nguồn gốc từ tiếng Na Uy, có nghĩa là một khổng lồ huyền thoại – đúng như số phận của cô. Không những thế nhân vật này có rất nhiều điểm tương đồng với thần thoại Bắc Âu.

Ymir trong Attack On Titan là Thủy Tổ của các Titan còn Ymir trong thần thoại Bắc Âu cũng là người khổng lồ đầu tiên. Cái cây cổ thụ khổng lồ mà Ymir Attack On Titan bắt gặp lấy cảm hứng từ Cây Sự Sống Yggdrasil. Sinh vật kí sinh bí ẩn bám vào Ymir lấy từ hình tượng Níðhöggr, con Rồng chuyên gặm rễ của Cây Sự Sống Yggdrasil.

Có thể nói cái tên Ymir đại diện cho nguồn gốc và sức mạnh của nhân vật này.

2. Tại sao Ymir chấp nhận làm “nô lệ” cho người Eldia?

Tại sao dù Ymir có trở thành sinh vật quyền năng nhất trên đời thì cô vẫn bị số phận nô lệ trói buộc? Nguyên nhân cốt lõi chính là Ymir không thể thoát khỏi tư duy của một người nô lệ. Điều này được thể hiện qua những tình tiết sau.

Ymir có quá khứ bị đàn áp tàn bạo nên đánh mất “tự tôn” con người

Quá khứ nô lệ đã để lại cho Ymir những tổn thương không thể nào có thể chữa lành đó. Quê nhà bị phá hủy và phải trở thành nô lệ, lưỡi cô bị cắt đi, cuối cùng là bị thả vào rừng để lũ chó săn đuổi và ăn thịt. Sự áp bức tàn bạo này đã khiến Ymir suy sụp, và đánh mất giá trị con người, lòng tự tôn của mình. Do đó, sau khi trở thành Titan Thủy Tổ Ymir vẫn không trả thù mà tiếp tục quy phục và nghe lệnh những kẻ đã đàn áp cô.

Lời thề phản chiến attack on titan là gì năm 2024
Ymir từng bị đối xử tồi tệ và đánh đập tàn bạo

Ymir xem bản thân là nô lệ

Trong phân cảnh trở về bộ tộc Eldia sau khi có được sức mạnh Titan, tư thế ngồi cong lưng, hai tay để về phía trước của Ymir là tư thế khi một nô lệ bị xiềng xích và trói buộc dù thực tế không hề có gông cùm nào đang trói buộc cô cả. Tư tưởng nô lệ đã khắc sâu trong tiềm thức của Ymir đến mức dù cô có thể đạt tự do nhưng vẫn không nắm lấy nó.

Ymir bị động và phụ thuộc vào những kẻ cầm quyền

Với cuộc sống nô lệ, Ymir không thể nào tự quyết định được bất cứ điều gì, cô buộc phải phụ thuộc vào những người khác ra lệnh cho cô.

Cô không có quyền chủ động trong bất cứ chuyện gì, kể cả hình dáng Titan của mình. Ymir là Titan duy nhất không hề có một khuôn mặt thật sự. Chiếc đầu lâu khổng lồ ám chỉ việc Ymir không hề có bản sắc cá nhân – yếu tố cốt lõi của tồn tại của một cá nhân. Cô không hề nhận ra giá trị cá nhân của chính mình kể cả khi trở thành Titan.

Kể cả thần dân Ymir cũng có thể điều khiển được cô, người Eldia miêu tả cô là một “thiếu nữ” – tức là một người luôn giữ khuôn phép. Thủy Tổ Ymir đến cuối cùng vẫn chỉ là một công cụ tuyên truyền nhằm phục vụ cho mục đích chính trị của cả 2 bên Marley và Eldia.

Nỗi đau về tâm lý vẫn không thể xóa mờ kể cả khi Ymir đã chết

Ymir dùng thân mình để bảo vệ cho nhà vua, người mà cô “yêu” khỏi mũi giáo của kẻ thù. Nhưng cô chỉ nhận lại được một ánh mắt sắc lạnh vô hồn thay vì sự yêu thương và lo lắng. Chính sự tàn nhẫn thông qua lời nói và cảm xúc của nhà Vua đã khiến cho Ymir hoàn toàn mất đi ý chí để tồn tại, vậy nên cô đã không còn tái tạo lại cơ thể của mình được nữa.

![ymir trong attack on titan ](https://cdn.popsww.com/blog/sites/2/2022/03/than-dan-ymir.jpg)Ymir đã hy sinh thân mình để bảo vệ vua người Eldia

Nỗi đau khổ về mặt tâm lý của Thủy Tổ Ymir vẫn còn nguyên đó cho đến tận lúc chết và kể cả sau khi đã chết. Chính nỗi đau ấy đã vô tình tạo ra Con Đường Tọa Độ, một thế giới vô tận, nơi mà Ymir có thể tiếp tục làm theo mệnh lệnh của nhà Vua và giúp ông ta kiến tạo Đế Chế Eldia ở hiện thực đúng như điều mà ông ta mong muốn.

Con Đường Tọa Độ này chính là đại diện cho tư tưởng nô lệ của Ymir, cô vĩnh viễn không thể thoát khỏi mối ràng buộc đã hành hạ và dày vò cô suốt cả cuộc đời.

Ymir không thể thoát khỏi vận mệnh nghe theo lệnh của người khác

Eren Jaeger là người đầu tiên trong 2000 năm xem Ymir là một con người bình thường thay vì là một công cụ giống như những kẻ khác. Và Eren đã trao cho Ymir điều mà cô cần nhất, một sự lựa chọn: Mãi mãi bị giam cầm trong Con Đường Tọa Độ, hoặc hủy diệt “thế giới” Titan của Vua Fritz – thứ giam cầm cô trong suốt 2000 năm qua.

Lời thề phản chiến attack on titan là gì năm 2024
Eren là người duy nhất thấu hiểu và xem Ymir là con người

Dù Ymir có được Eren trao cho quyền lựa chọn nhưng về bản chất cô vẫn đang làm theo lệnh của người khác. Điểm khác biệt duy nhất là giờ đây cô có thể tự quyết định được mình phải làm theo lệnh của ai, theo Eren thay vì hoàng tộc Fritz.

Sự tự do quyết định này vẫn không đủ để chữa lành những tổn thương mà Ymir phải gánh chịu. Đôi mắt và cảm xúc đã trở lại trên khuôn mặt của Ymir, nhưng cô vẫn sống trong hình hài của một đứa trẻ, bởi lẽ bản thân cô vẫn chưa thể nào vượt qua được những nỗi đau đã dày vò tuổi thơ đẫm máu của cô.

3. 5 fact thú vị về Thủy Tổ Ymir

3.1 Ymir được tôn thờ như một vị thần

Ymir được tôn thờ như một vị thần trong tín ngưỡng của người Eldia nhưng người Marley lại xem cô như ác quỷ vì sức mạnh của cô đã giúp người Eldia tấn công vùng đất của họ.

3.2 Ymir tạo ra lời nguyền về tuổi thọ của Titan

Sau 13 năm kể từ khi cô trở thành Titan, Ymir đã chết để bảo vệ mạng sống của vua Fritz. Cái chết của cô ấy đã tạo nên Lời nguyền Ymir: Tuổi thọ của Titan sẽ không bao giờ vượt quá tuổi thọ của chính Titan Thủy Tổ. Mỗi Titan chỉ có thể sống được 13 năm trước khi cơ thể suy yếu và cuối cùng là khô héo.

Lời thề phản chiến attack on titan là gì năm 2024
Titan chỉ có 13 năm tuổi thọ

3.3 Ymir được biết đến với cái tên Christa

Những câu chuyện về Ymir rất đa dạng giữa các vùng khác nhau, tuy nhiên, câu chuyện thú vị nhất đến từ gia đình hoàng gia. Khi Frieda Reiss chia sẻ câu chuyện của Ymir với em gái cùng cha khác mẹ của cô là Historia, tên của Ymir được đổi thành Christa.

Frieda mô tả Ymir là một cô gái tốt bụng và luôn nghĩ cho người khác. Cô ấy kể với Historia về Ymir rằng Ymir đã giao dịch với Ác quỷ để có được sức mạnh của Titan Thủy Tổ. Điều thú vị là Historia khi lưu lạc cũng đã sử dụng tên giả Christa để che giấu thân phận của mình.

3.4 Con Đường Tọa Độ mà Ymir tạo ra là chốn về của các Titan khi chết

Sau khi qua đời, linh hồn của Ymir đi đến một nơi gọi là Con Đường Tọa Độ. Đó là một không gian sa mạc rộng lớn, và thứ duy nhất tồn tại là một cây cột lớn đóng vai trò liên kết giữa Ymir và các Titan mà cô tạo ra. Linh hồn của cô vĩnh viễn tồn tại trong hình dạng của một bé gái. Đây cũng chính là nơi mà các Titan đi đến sau khi họ chết.

Lời thề phản chiến attack on titan là gì năm 2024
Con Đường Tọa Độ là nhà của Titan sau khi chết

3.5 Vua Fritz buộc các con gái ăn thịt Ymir

Vua Fritz đối xử với Ymir như một công cụ, dùng sức mạnh Titan của cô để thôn tính các vùng lãnh thổ và gây ra nỗi sợ hãi cho kẻ địch. Ông ta kết hôn với Ymir và cô được phép sinh ba người con gái như một phần thưởng. Sau khi Ymir chết, ông bắt ba cô con gái Maria, Rose và Sina – ăn thịt mẹ để giữ dòng máu Ymir tồn tại trong người Eldia.

Cuộc đời của Thủy Tổ Ymir là một bi kịch minh chứng cho chủ đề nô lệ xuyên suốt trong series Attack On Titan. Dù nắm giữ trong tay thứ sức mạnh quyền năng nhất nhưng những tổn thương tinh thần của Ymir không bao giờ được chữa khỏi. Nó khiến cô tự nguyện bị trói buộc và phải nghe theo mệnh lệnh của người khác dù khi sống hay lúc đã chết. Và Rung Chấn chính là sự phản kháng cuối cùng và là duy nhất của Ymir với vận mệnh nô lệ của mình.

Hy vọng với những phân tích trên đây, bạn đã hiểu hơn phần nào về nhân vật Ymir. Đừng quên theo dõi POPS Anime và đón xem những tập mới nhất trong series Attack On Titan nhé!