Quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người và vấn de xây dựng con người Việt Nam hiện nay

Mục lục bài viết

  • 1. Khái quátvề quyền con người
  • 2. Quan điểm về con người trong triết học phương Đông
  • 3. Quan điểm về con người trong triết học phương Tây thời cổ đại và trung cổ
  • 4. Quan điểm về con người trong triết học phương Tây thời Phục hưng, Cận đại và Hiện đại
  • 5. Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về con người

1. Khái quátvề quyền con người

Có thể nói vấn đề con người là một trong những vấn đề quan trọng nhất của thế giới từ trước tới nay. Đó là vấn đề mà luôn được các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu phân tích một cách sâu sắc nhất. Không những thế trong nhiều đề tài khoa học của xã hội xưa và nay thì đề tài con người là một trung tâm được các nhà nghiên cứu cổ đại đặc biệt chú ý.

Các lĩnh vực tâm lý học, sinh học, y học, triết học, xã hội học.v.v Từ rất sớm trong lịch sử đã quan tâm đến con người và không ngừng nghiên cứu về nó. Mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó đều có ý nghĩa riêng đối vưói sự hiểu biết và làm lợi cho con người. Hơn bất cứ một lĩnh vực nào khác, lĩnh vực triết học lại có nhiều mâu thuẫn trong quan điểm, nhận thức và nó đã gây nên sự đấu tranh không biết khi nào dừng. Những lập trường chính trị trình độ nhận thức và tâm lý của những người nghiên cứu khác nhau và do đó đã đưa ra những tư tưởng hướng giải quyết khác nhau.

Khi đề cập tới vấn đề con người các nhà triết học để tự hỏi: Thực chất con người là gì và để tìm cách trả lời câu hỏi đó phải giải quyết hàng loạt mâu thuẫn troch chính con người.

-Con người chỉ đứng sau thần linh theo quan điểm của các nhà triết học thần linh.Con người được chia làm hai phần là phần xác và phần hồn. Chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo thì cho rằng: Phần hồn là do thượng đế sinh ra; quy định, chi phối mọi hoạt động của phần xác, linh hồn con người tồn tại mãi mãi. Chủ nghĩa duy vật thì ngược lại họ cho rằng phần xác quyết định và chi phối phần hồn, không có linh hồn nào là bất tử cả, và quá trình nhận thức đó không ngừng được phát hiện. Càng ngày các nhà triết học tìm ra được bản chất của con người và không ngừng khắc phục lý luận trước đó.

- Triết học thế kỷ XV - XVIII phát triển quan điểm triết học về con người trên cơ sở khoa học tự nhiên đã khắc phục và bắt đầu phát triển. Chủ nghĩa duy vật máy móc coi con người như một bộ máy vận động theo một quy luật cổ. Học chủ nghĩa duy tâm chủ quan và thuyết không thể biết một mặt coi cái tôi và cảm giác của cái tôi là trung tâm sáng tạo ra cái không tôi, mặt khả cho rằng cái tôi không có khả năng vượt quá cảm giác của mình nên về bản chất là nhỏ bé yếu ớt, phụ thuộc đấng tới cao. Các nhà triết học thuộc một mặt đề cao vai trò sáng tạo của lý tính người, mặt khác coi con người, mặt khác coi con người là sản phẩm của tự nhiên và hoàn cảnh. Các nhà triết học cổ điển đức, từ Cartơ đến Heghen đã phát triển quan điểm triết học về con người theo hướng của chủ nghĩa duy tâm. Đặc biệt Heghenlà người đầu tiên thông qua việc xem xét cơ chế hoạt động của đời sống tinh thần mà phát hiện ra quy luật về sự phát triển của đời sống tinh thần cá nhân. Đồng thời Heghen cũng đã nghiên cứu bản chất quá trình tư duy khái quát các quy luật cơ bản của quá trình đó. Sau khi đoạn tuyệt với chủ nghĩa duy tâm Heghen, phơ bách đã phê phán tính siêu tự nhiên, phi thể xác trong quan niệm triết học Heghen, ông quan niệm con người là sản phẩm của tự nhiên, có bản năng tự nhiên, là con người sinh học trực quan, phụ thuộc vào hoàn cảnh, ông đã sử dụng thành tựu của khoa học tự nhiên để chứng minh mối liên hệ không thể chia cắt của tư duy với những quá trình vật chất diễn ra trong cơ thể con người, song khi giải thích con người trong mối liên hệ cộng đồng thì phơ bách lại rơi vào lập trường của chủ nghĩa duy tâm.

Cụ thể dưới đây sẽ là các quan điểm khác nhau về con người như sau:

2. Quan điểm về con người trong triết học phương Đông

>> Xem thêm: Giai đoạn C.Mác và Ph.Ăngghen trong sự hình thành và phát triển triết học Mác – Lênin

Quan điểm về con người trong triết học Phật giáo

- Phật giáo phủ nhận vai trò của Đấng sáng tạo, phủ nhận cái Tôi của con người.

-Trong quá trình tồn tại, con người có trần tục tính và phật tính. Bản tính con người vốn tự có cái ác và cái thiện. Cuộc đời con người do chính con người quyết định qua quá trình tạo nghiệp.

- Con đường tu nghiệp để trở thành La Hán, Bồ tát hay Phật được coi là đạo làm người.

Quan điểm về con người trong triết học Nho gia

- Con người và vạn vật được tạo nên từ sự hỗn hợp giữa Trời với Đất trong khoảng giữa âm - dương và do bẩm thụ tính Trời nên bản tính con người vốn thiện.

- Bản chất con người bị quy định bởi Mệnh Trời “Nhân giã kỹ thiên địa chi đức, âm dương chi giao, quỷ thần chi hội, ngũ hành chi trí khí giã- Con người là cái đức của Trời Đất, sự giao hợp của âm dương, sự tụ hội của quỷ thần, cái khí tinh tú của ngũ hành”.

3. Quan điểm về con người trong triết học phương Tây thời cổ đại và trung cổ

Quan điểm về con người trong triết học phương Tây thời cổ đại

>> Xem thêm: Khái quát chung về triết học Hy Lạp cổ đại

- Quan điểm về con người trong triết học duy vật Hy Lạp cổ đại [Empêđôclơ, Lơxíp, Đêmôcrít v.v].

- Quan điểm về con người trong triết học duy tâm Hy Lạp cổ đại [Xôcrát và Platôn v.v].

- Quan điểm về con người trong triết học Arítxtốt.

Quan điểm về con người trong triết học phương Tây thờiTrung cổ

- Quan điểm về con người của Cơ đốc giáo.

- Quan điểm về con người trong triết học Tômát Đacanh.

4. Quan điểm về con người trong triết học phương Tây thời Phục hưng, Cận đại và Hiện đại

Triết học phương Tây thời nào cũng có tư tưởng duy vật gắn với thực tiễn xã hội; tuy nhiên, ở bất kỳ thời nào quan điểm duy tâm về con người vẫn là tư tưởng thống trị.

Cho đến khi "Thuyết tiến hoá của các loài" của Đácuyn ra đời, các nhà triết học duy vật mới có căn cứ khoa học để chỉ ra nguồn gốc phi thần thánh của con người "Không phải Chúa đã tạo ra con người theo hình ảnh của Chúa mà chính con người đã tạo ra Chúa theo hình ảnh của con người" [Phoiơbắc]. Tuy vậy, do chịu ảnh hưởng bởi phương pháp tưduy siêu hình nên đã giải thích sai lệch về nguồn gốc và bản chất con người. Còn các nhà duy vật thế kỷ XVII-XVIII [Hốpxơ] coi con người khi sinh ra đã mang sẵn bản chất tự nhiên [tính đồng loại].

>> Xem thêm: Phân tích những nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật

Phái nhân bản học sinh vật [Phoiơbắc, Phờrớt v.v] cho con người là một thực thể tự nhiên, sinh vật; con người sinh vật thuần tuý; con người nhân bản, tuyệt đối hoá yếu tố sinh vậtcủa con người, quy bản chất của con người vào tính tự nhiên của nó. Ở Phoiơbắc, bản chất của con người nằm ở tính tộc loại được thể hiện ra trong tình cảm, đạo đức, tôn giáo và tình yêu.

Đây là quan điểm triết học đã tuyệt đối hoá mặt tự nhiên của con người, tách con người ra khỏi các hoạt động [thực tiễn] của họ, làm hoà tan bản chất con người vào bản chất tôn giáo.

- Quan điểm về con người trong triết học Italia.

- Quan điểm về con người trong triết học Anh [Ph.Bêcơn].

- Quan điểm về con người trong triết học Hà Lan [Xpinôda]

Ở thời hiện đại, quan điểm về con người trong triết học phương Tây hiện đại thể hiện rõ nét qua các quan điểm của phân tâm học, chủ nghĩa nhân vị, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa phê phán, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa cấu trúc v.v, trong đó các quan điểm về con người của chủ nghĩa hiện sinh giữ vai trò chủ yếu.

5. Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về con người

Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội; có sự thống nhất biện chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội.

Tiền đề vật chất đầu tiên qui định sự hình thành, tồn tại và phát triển của con người chính là giới tự nhiên, vì vậy bản tính tự nhiên là một trong những phương diện cơ bản của con người, loài người.

>> Xem thêm: Phân tích một số nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của phép biện chứng duy vật

Bản tính tự nhiên của con người được phân tích từ hai giác ngộ sau:

- Thứ nhất, con người là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Cơ sở khoa học của kết luận này được chứng minh bằng toàn bộ sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên, đặc biệt là học thuyết của Đácuyn về sự tiến hóa của các loài.

- Thứ hai, con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên cũng là “ thân thể vô cơ của con người”.

Bản tính xã hội của con người được phân tích từ giác ngộ sau đây:

- Thứ nhất, xét từ giác ngộ nguồn gốc hình thành con người, loài người thì không phải chỉ có nguồn gốc từ sự tiến hóa, phát triển của vật chất tự nhiên mà có nguồn gốc xã hội của nó, mà trước hết và cơ bản nhất là nhân tố lao động. Chính nhờ lao động mà con người có khả năng vượt qua loài động vật để tiến hóa và phát triển thành người. Đó là một trong những phát hiện mới của chủ nghĩa Mác- Lênin, nhờ đó mà có thể hoàn chỉnh học thuyết về nguồn gốc loài người mà tất cả các học thuyết trong lịch sử đều chưa có lời giải đáp đúng đắn và đầy đủ.

- Thứ hai, xét từ góc độ tồn tại và phát triển của con người, loài người thì sự tồn tại của nó luôn luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và các qui luật xã hội. Xã hội biến đổi thì mỗi con người cũng do đó mà cũng có sự thay đổi tương ứng và ngược lại, sự phát triển của mỗi cá nhân là tiền đề cho sự phát triển của xã hội. Ngoài mối quan hệ xã hội thì mỗi con người chỉ tồn tại với tư cách là một thực thể sinh vật thuần túy mà không thể là “con người” với đầy đủ ý nghĩa của nó.

Trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã có nhiều quan niệm khác nhau về bản chất, “bản tính người” của con người, nhưng về cơ bản những quan niệm đó thường là những quan niệm phiến diện, trừu tượng và duy tâm, thần bí. Trong tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc, C.Mác đã phê phán vắt tắt nhưng quan niệm đó và xác lập quan niệm mới của mình: “Bản chất của con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”

Hạn chế căn bản của quan niệm duy vật siêu hình, trực quan là trừu tượng hóa, tuyệt đối hóa phương diện tự nhiên của con người, thường xem nhẹ việc lý giải con người từ phương diện lịch sử xã hội của nó, do đó về căn bản chỉ thấy bản tính tự nhiên của con người.

Theo quan điểm duy vật biện chứng về bản chất xã hội của con người thì sự hình thành và phát triển của con người cùng những khả năng sáng tạo lịch sử của nó cần phải được tiếp cận từ giác độ phân tích và lý giải sự hình thành và phát triển của những quan hệ xã hội của nó trong lịch sử xã hội.

=> Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, con người trong hoạt động thực tiễn, thông qua hoạt động thực tiễn, tác động vào giới tự nhiên, làm cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn và phát triển của nó thì đồng thời con người cũng sáng tạo ra lịch sử của chính nó, thực hiện sự phát triển của lịch sử đó.

>> Xem thêm: Quan điểm lịch sử cụ thể là gì ? Nội dung và yêu cầu của quan điểm lịch sử cụ thể ?

Từ quan niệm khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin về con người, ta có thể thấy:

- Thứ nhất, để lý giải một cách khoa học những vấn đề về con người thì không thể chỉ đơn thuần từ phương diện bản tính tự nhiên của nó mà điều căn bản hơn, có tính quyết định phải là từ phương diện bản tính xã hội của nó, từ những quan hệ kinh tế – xã hội của nó.

- Thứ hai, động lực cơ bản của sự tiến bộ và sự phát triển của xã hội chính là năng lực sáng tạo lịch sử của con người, vì vậy phát huy năng lực sáng tạo của mỗi con người, vì con người chính là phát huy nguồn động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã hội.

- Thứ ba, sự nghiệp giải phóng con người, nhằm phát huy khả năng sáng tạo lịch sử của nó phải là hướng vào sự nghiệp giải phóng những quan hệ kinh tế – xã hội. Trên ý nghĩa phương pháp luận đó có thể thấy: Một trong những giá trị căn bản nhất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa chính là ở mục tiêu xóa bỏ triệt để các quan hệ kinh tế – xã hội áp bức và bóc lột ràng buộc khả năng sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân – những chủ thể sáng tạo đích thực ra lịch sử tiến bộ của nhân loại; thông qua cuộc cách mạng đó nó cũng có thực hiện sự nghiệp giải phóng toàn nhân loại bằng phương thức xây dựng mối quan hệ kinh tế – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa nhằm xác lập và phát triển một xã hội mà tự do, sáng tạo của người này trở thành điều kiện cho tự do và sáng tạo của người khác. Đó cũng chính là thưc hiện triết lý đạo đức nhân sinh cao đẹp nhất của chủ nghĩa cộng sản: “mình vì mọi người; mọi người vì mình”.

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài, gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Luật Minh Khuê [Sưu tầm và biên tập].

Video liên quan

Chủ Đề