Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước 2022

  • Truy cập nội dung luôn
  • Bỏ qua để Tìm kiếm

Trang chủ Giới thiệu Dịch vụ công Cấu trúc trang Liên hệ Đăng nhập

Cổng Thông Tin Điện Tử SỞ NỘI VỤ

Số giấy phép: 106/GP-BC do Cục Báo chí - Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 28/07/2005 Địa chỉ: Số 2 - Hòa Bình - TP. Vị Thanh - Hậu Giang Điện thoại: 0293.3878840 - Fax: 0293.3878846 Email: -

© Ghi rõ nguồn "Cổng thông tin điện tử Hậu Giang" hoặc "www.haugiang.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ các nguồn này

[Cổng TTĐT Phiên Bản Thử Nghiệm]

UBND TỈNH HÀ TĨNH

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Số: 130/QĐ-STTTT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Tĩnh, ngày 02 tháng 12 năm 2020

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Quy chế thực hiện bảo vệ bí mật nhà nước

của Sở Thông tin và Truyền thông

GIÁM ĐỐC SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Căn cứ Luật Bảo vệ bí mật nhà nước số 29/2018/QH14;

Căn cứ Nghị định số 26/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 24/2020/TT-BCA ngày 10/3/2020 của Bộ Công an ban hành biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 19/2017/TT-BTTTT ngày 12/9/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành thông tin và truyền thông;

Căn cứ Quyết định số 15/2017/QĐ-UBND ngày 20/4/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Sở Thông tin và Truyền thông;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Sở.

QUYẾT ĐỊNH:

          Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế thực hiện bảo vệ bí mật nhà nước của Sở Thông tin và Truyền thông".

          Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

          Chánh Văn phòng, Trưởng các phòng, đơn vị thuộc Sở; các bộ phận, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:                                     

- Như Điều 2;

- Lãnh đạo Sở;

- Lưu: VT, VP2.         

GIÁM ĐỐC

Đã ký

Nguyễn Công Thành

 

UBND TỈNH HÀ TĨNH

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Số: 130/QĐ-STTTT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Tĩnh, ngày 02 tháng 12 năm 2020

QUY CHẾ

Thực hiện bảo vệ bí mật nhà nước của Sở thông tin và truyền thông

[Ban hành kèm theo Quyết định số 130/QĐ-STTTT ngày 02/12/2020

của Sở Thông tin và Truyền thông]

CHƯƠNG I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định việc quản lý và sử dụng bí mật nhà nước [BMNN] thuộc phạm vi Sở Thông tin và Truyền thông quản lý.

2. Quy chế này được áp dụng đối với tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc Sở.

Điều 2. Bí mật Nhà nước thuộc Sở Thông tin và Truyền thông quản lý và bảo vệ gồm:

1. Tin, tài liệu về vụ việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói, hồ sơ và các nội dung liên quan khác được quy định tại danh mục bí mật nhà nước độ Tối mật và danh mục bí mật nhà nước độ Mật của ngành thông tin và truyền thông. Tin, tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước của Bộ, ngành, địa phương, cơ quan khác mà cơ quan đang quản lý, sử dụng, lưu giữ trong quá trình phối hợp công tác.

        Một số nội dung cụ thể như sau: Thông tin, tài liệu, số liệu, cơ sở dữ liệu, đề án, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng thủ đất nước, ứng phó với chiến tranh, tình trạng khẩn cấp chưa công bố hoặc không công bố thuộc các lĩnh vực: Bưu chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử; báo chí; xuất bản; in, phát hành; phát thanh và truyền hình; thông tin điện tử, thông tấn, thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở.

2. Thông tin, tài liệu về các cuộc đàm phán, tiếp xúc cấp cao giữa Việt Nam với nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế về thông tin và truyền thông, kết quả điều tra, công trình nghiên cứu khoa học cấp quốc gia, phát minh, sáng chế, công trình khoa học, giải pháp hữu ích, bí quyết công nghệ ngành thông tin và truyền thông đặc biệt quan trọng với quốc phòng, an ninh, kinh tế, xã hội chưa công bố hoặc không công bố.

3. Thông tin, tài liệu về chủ trương, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Thông tin và Truyền thông chưa công bố.

4. Tài liệu, số liệu về tần số, hô hiệu, quy ước liên lạc của các đài vô tuyến điện thuộc các mạng viễn thông chuyên dùng trực tiếp phục vụ thông tin đặc biệt của các cơ quan Đảng, Nhà nước, phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.

5. Thông tin, tài liệu của các đối tác nước ngoài cung cấp cho ngành Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh mà các bên thỏa thuận chưa công bố.

6. Thông tin, tài liệu về hợp đồng chuyển giao công nghệ trong ngành Thông tin và Truyền thông chưa công bố.

7. Thông tin, tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được ấn định và đóng dấu các độ mật theo quy định ở nơi khác gửi đến cơ quan, đến cán bộ công chức, viên chức và người lao động thuộc Sở.

8. Văn bản đi của Sở Thông tin và Truyền thông được đóng dấu các độ mật. Vật chứa bí mật nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Thông tin và Truyền thông.

9. Đơn tố cáo, hồ sơ, tài liệu về thanh tra, kiểm tra, kết quả thanh tra, kiểm tra trong ngành Thông tin và Truyền thông chưa công bố;

10. Hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở Thông tin và Truyền thông; tài liệu về bảo vệ chính trị nội bộ của ngành Thông tin và Truyền thông. Tài liệu về thiết kế, thông số kỹ thuật và các quy định, quy ước, mật khẩu đảm bảo an ninh mạng máy tính nội bộ của cơ quan Sở.

11. Đề thi, đáp án thi tuyển viên chức thuộc Sở Thông tin và Truyền thông chưa công bố.

12. Những thông tin khác không công bố hoặc chưa công bố, nếu bị tiết lộ sẽ gây guy hại cho cơ quan Sở, cho nhà nước.

Điều 3. Những hành vi nghiêm cấm

1. Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.

2. Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật.

3. Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật.

4. Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

5. Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu.

6. Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu.

7. Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước.

8. Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép.

9. Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông.

CHƯƠNG II

QUY ĐỊNH VỀ SOẠN THẢO, SAO CHỤP, IN ẤN CÁC LOẠI TÀI LIỆU MẬT VÀ SỬ DỤNG DẤU MẬT

Điều 4. Soạn thảo, sao chụp, in ấn tài liệu

Khi soạn thảo, đánh máy, in các văn bản; sao chụp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến bí mật nhà nước của Sở phải thực hiện những quy định sau:

1. Tổ chức thực hiện việc soạn thảo, in ấn, sao chụp tài liệu mật ở nơi bảo đảm an toàn do Giám đốc Sở quy định. Không được sử dụng máy tính đã nối mạng Internet hay mạng nội bộ để đánh máy soạn thảo, in sao chụp tài liệu mật. Người soạn thảo văn bản phải xác định độ mật của nội dung trước khi trình lãnh đạo duyệt, ký ban hành. Lãnh đạo Sở cử cán bộ làm công tác bảo vệ bí mật nhằm theo dõi, quản lý các tin tức, tài liệu mật Sở quản lý.

2. Khi soạn thảo văn bản có nội dung bí mật nhà nước, người soạn thảo văn bản phải đề xuất mức độ mật của từng tài liệu và người duyệt ký văn bản có trách nhiệm xác định độ mật và chịu trách nhiệm về quyết định độ mật cùng phạm vi ban hành tài liệu. Không được đánh máy hoặc in ấn thừa số bản đã quy định. Sau khi đánh máy, in ấn xong, người soạn thảo phải kiểm tra lại và huỷ ngay bản thảo, bản in thử, hỏng [nếu không cần lưu].

3. Việc sao, chụp các tài liệu có độ “Tối mật” “Mật” phải được sự đồng ý bằng văn bản của Giám đốc Sở. Người thực hiện in, sao, chụp đúng số lượng đã qui định; sau khi in, sao, chụp xong phải kiểm tra lại và hủy ngay tại chỗ bản in sao, chụp hỏng, Việc sao, chụp các tài liệu mật ở dạng băng đĩa phải niêm phong và đóng dấu độ mật, ghi rõ họ tên người sao, chụp ở bì niêm phong.

4. Khi tổ chức lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo văn bản, bộ phận chủ trì soạn thảo phải xác định cụ thể phạm vi, đối tượng các đơn vị, cá nhân có liên quan, cần xin ý kiến hoặc tham khảo ý kiến, phải đóng dấu xác định mức độ “mật” cần thiết vào dự thảo trước khi gửi xin ý kiến. Đơn vị, cá nhân nhận được dự thảo phải thực hiện việc quản lý, sử dụng theo đúng độ mật đã ghi trên dự thảo.

5. Bộ phận Văn thư, Lưu trữ và người được giao xử lý tài liệu mật có trách nhiệm đóng dấu các độ mật đã được ấn định [theo qui định thống nhất của Bộ Công an tại Thông tư 24/2020/TT-BCA vào sổ phân phối để theo dõi, quản lý thu hồi theo qui định.

6. Những người thực hiện công việc có liên quan đến tài liệu mật của đơn vị phải có trách nhiệm bảo vệ bí mật Nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khi nghỉ chế độ hoặc thuyên chuyển công tác phải bàn giao lại toàn bộ tài liệu, hồ sơ cơ quan quản lý, khi xuất cảnh ra nước ngoài phải làm cam kết không tiết lộ bí mật Nhà nước.

Điều 5. Quy định về mẫu và sử dụng con dấu độ mật

1. Hình thức, kích thước các dấu về độ mật “Tuyệt mật”, “Tối mật”, “Mật”, hoặc mẫu dấu “Thu hồi tài liệu mật” và “Chỉ có tên người được bóc bì”... theo quy định thống nhất của Bộ Công an.

2. Căn cứ vào ý kiến của Lãnh đạo Sở [có bút tích kèm theo], văn thư đóng dấu độ mật vào trang thứ nhất của văn bản và đóng dấu giáp lai vào toàn bộ văn bản.

3. Mực dùng để đóng các loại dấu chỉ độ mật là mực màu đỏ; vị trí dấu mật trên văn bản theo quy định tại Thông tư  số 24/2020/TT-BCA ngày 10/3/2020 của Bộ Công an.

4. Bộ phận Văn thư xử lý tài liệu mật của Sở có trách nhiệm quản lý các dấu độ mật, dấu thu hồi vào tài liệu theo đúng quy định.

CHƯƠNG III

QUY ĐỊNH VỀ GỬI, GIAO NHẬN, VẬN CHUYỂN, THU HỒI,

 LƯU GIỮ TÀI LIỆU MẬT

Điều 6. Gửi tài liệu mật

1. Vào sổ: Tài liệu mật trước khi gửi đi phải đăng ký vào “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đi”. Phải ghi đầy đủ thông tin phần đăng ký bí mật nhà nước theo hướng dẫn tại mẫu số 14 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2020/TT-BCA ngày 10/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an.

2. Làm bì: Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải làm bì hoặc đóng gói riêng. Giấy làm bì phải dùng loại giấy dai, bền, khó thấm nước, không nhìn thấu qua được; hồ dán phải dính, khó bóc;

Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc độ “Tuyệt mật” phải được bảo vệ bằng hai lớp phong bì: Bì trong ghi số, ký hiệu của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, tên người nhận, đóng dấu “Tuyệt mật” và được niêm phong bằng dấu của cơ quan, tổ chức ở ngoài bì; trường hợp gửi đích danh người có trách nhiệm giải quyết thì đóng dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”. Bì ngoài ghi như gửi tài liệu thường và đóng dấu ký hiệu chữ “A”;

Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tối mật” và “Mật” được bảo vệ bằng một lớp bì, ngoài bì đóng dấu chữ “B” và chữ “C” tương ứng với độ mật của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bên trong.

3. Tài liệu, vật mang bí mật nhà nước độ “Tối mật” và “Mật” được gửi bằng một lớp bì, bên ngoài bì có đóng dấu chữ “B” hoặc “C” tương ứng với độ mật của tài liệu bên trong bì;

4. Mọi tài liệu mật đi đều phải được văn thư cơ quan, đơn vị vào sổ “Sổ đăng ký văn bản mật đi” theo đúng quy định.

Điều 7. Giao nhận, vận chuyển tài liệu mật

1. Giao, nhận tài liệu mật giữa các khâu [người dự thảo, đánh máy, in, văn thư, giao thông viên, người có trách nhiệm giải quyết, bảo quản...] đều phải vào sổ có ký nhận giữa hai bên giao, nhận và giao nhận trực tiếp tại phòng làm việc theo quy định chung.

2. Nếu tài liệu mật đến mà bì trong có dấu "chỉ người có tên mới được bóc bì", văn thư vào sổ theo số ký hiệu ghi ngoài bì và chuyển ngay đến người có tên trên bì. Nếu người có tên ghi trên bì đi vắng thì phải gọi điện xin ý kiến để chuyển đến người được ủy quyền giải quyết, văn thư không được bóc bì.

3. Trường hợp tài liệu mật được gửi đến mà không thực hiện đúng thủ tục bảo mật thì chuyển đến người có trách nhiệm giải quyết, đồng thời báo lại nơi gửi để rút kinh nghiệm. Nếu phát hiện tài liệu mật gửi đến có dấu hiệu bị bóc, mở bì hoặc tài liệu bị tráo đổi, mất, hư hỏng, thì người nhận phải lập biên bản và báo ngay với Giám đốc Sở để có biện pháp xử lý kịp thời.

4. Vận chuyển tài liệu mật phải có phương tiện bảo đảm.

5. Người làm công tác vận chuyển, giao, nhận tài liệu mật phải thực hiện theo nguyên tắc gửi kín, niêm phong, không được giao cho người không có trách nhiệm giữ hộ. Nếu vận chuyển theo đường bưu điện phải thực hiện theo quy định riêng của ngành Bưu chính viễn thông.

6. Nơi gửi và nơi nhận phải tổ chức kiểm tra, đối chiếu thường xuyên nhằm phát hiện những sai sót, mất mát để xử lý kịp thời.

Điều 8. Thu hồi tài liệu mật

Văn thư phải theo dõi, thu hồi hoặc trả lại nơi gửi đúng kỳ hạn những tài liệu mật có đóng dấu “Tài liệu thu hồi”, “Vật thu hồi” , khi nhận cũng như khi trả đều phải kiểm tra, đối chiếu đảm bảo tài liệu, vật không bị thất lạc..

Những tài liệu mật, vật mang bí mật nhà nước có đóng dấu “Tài liệu thu hồi”, “Vật thu hồi” văn thư phải theo dõi, thu hồi hoặc trả lại nơi gửi đúng thời hạn. Khi nhận cũng như khi trả phải kiểm tra, đối chiếu đảm bảo tài liệu, vật không bị thất lạc.

Điều 9. Lưu trữ tài liệu mật

Tài liệu “tuyệt mật”, “tối mật”, “mật” phải được bảo quản, lưu trữ nghiêm ngặt, tổ chức lưu trữ riêng tại nơi có đủ điều kiện, phương tiện bảo quản, bảo đảm an toàn.

Mẫu sổ đăng ký văn bản mật đi”, “Sổ đăng ký văn bản mật đến” thực hiện theo quy định tại Thông tư số 24/2020/TT-BCA ngày 10/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an.

CHƯƠNG IV

QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG, BẢO QUẢN, TIÊU HUỶ TÀI LIỆU MẬT

Điều 10. Phổ biến, lưu hành, nghiên cứu, sử dụng, bảo quản tài liệu mật

1. Bộ phận được giao nhiệm vụ lưu trữ tài liệu mật, Chánh Văn phòng có trách nhiệm lập hồ sơ về tài liệu loại "Tuyệt mật", "Tối mật", "Mật".

2. Tài liệu mật chỉ được phố biến trong phạm vi những người có trách nhiệm được biết, Tuyệt đối không được cho người không có trách nhiệm biết khi chưa được Giám đốc Sở cho phép.

Việc phổ biến, lưu hành, nghiên cứu, sử dụng thông tin, tài liệu mật được thực hiện theo nguyên tắc:

a] Đúng phạm vi, đối tượng, địa chỉ quy định.

b] Chỉ được ghi chép, ghi âm, ghi hình, quay phim tài liệu bí mật Nhà nước thuộc Sở Thông tin và Truyền thông quản lý sau khi được phép của Giám đốc Sở. Việc quản lý, sử dụng các băng ghi âm, ghi hinh, phim, ảnh có độ mật phải được bảo vệ như chế độ quản lý tài liệu mật.

c] Việc sao chụp tài liệu "Tuyệt mật”, "Tối mật”, "Mật” do Văn phòng Sở thực hiện và phải được Giám đốc Sở duyệt, cho phép.

Bộ phận quản lý tài liệu thực hiện đúng quy định, đồng thời vào sổ, lưu giữ Phiếu đăng ký sao chụp tài liệu mật, Phiếu đề nghị khai thác tài liệu mật và chịu trách nhiệm bảo mật khâu mình thực hiện.

d] Người được Giám đốc Sở giao nhiệm vụ phổ biến, cung cấp tài liệu mật cho người đến nghiên cứu tài liệu mật phải thực hiện đúng các quy định về quản lý bảo vệ bí mật Nhà nước của Sở Thông tin và Truyền thông đã nêu ở Quy chế này.

e] Việc nghiên cứu, sao chụp hồ sơ tài liệu lưu trữ có độ mật chỉ được thực hiện tại bộ phận bảo mật của Sở. 3. Việc trao đổi tài liệu mật hoặc cung cấp các số liệu, tin tức mật trên các phương tiện thông tin đại chúng phải được Giám đốc Sở xét duyệt, đồng ý.

4. Không được mang tài liệu mật ra khỏi nơi lưu giữ; trường hợp đặc biệt nếu được sự đồng ý của Giám đốc Sở có thể mượn và chịu trách nhiệm bảo quản tài liệu đã mượn và ký nhận vào sổ khai thác tài liệu mật.

5. Bộ phận được giao nhiệm vụ lưu trữ tài liệu mật có trách nhiệm quản lý, sử dụng, bảo quản và cung cấp thông tin một cách kịp thời, trung thực và đúng quy định.

Điều 11. Cung cấp tài liệu mật cho các tổ chức quốc tế, nước ngoài hoặc mang ra nước ngoài

1. Khi cần phải cung cấp các tài liệu mật cho các tổ chức quốc tế, nước ngoài hoặc mang ra nước ngoài phải tuân thủ các quy định sau:

a] Loại "Tuyệt mật" phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

b] Loại "Tối mật" phải được Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt;

c] Loại "Mật" phải được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

Đơn vị và người thực hiện chỉ được phép cung cấp đúng các nội dung đã được phê duyệt và yêu cầu bên nhận tin sử dụng đúng mục đích thoả thuận và không được tiết lộ cho bên thứ 3.

1. Khi mang tài liệu ra nước ngoài, phải có văn bản trình rõ nội dung bí mật mang ra nươc ngoài như thế nào, xin ý kiến của cơ quan cấp trên theo hệ thống dọc và những nơi có liên quan để xem xét quyết định.

2. Cán bộ, viên chức Sở khi tiếp xúc với người nước ngoài không được phép tiết lộ bí mật nhà nước nói chung và bí mật nhà nước của Sở nói riêng.

3. Không được làm công việc bí mật trong lúc có mặt người không có trách nhiệm liên quan đến công việc đó. Khi mất tài liệu mật phải báo cáo ngay với Giám đốc Sở đồng thời và cơ quan công an để xử lý kịp thời.

Điều 12. Giải mật, thanh lý, tiêu hủy các tài liệu mật

1. Việc giải mật hoặc thanh lý, tiêu hủy tài liệu bí mật Nhà nước "Tuyệt mật", "Tối mật", "Mật” hết thời gian sử dụng do Giám đốc Sở quyết định.

2. Mọi trường hợp giải mật hoặc tiêu hủy các tài liệu bí mật Nhà nước hết giá trị sử dụng, giá trị mật đều phải được đưa ra Hội đồng xác định giá trị tài liệu người trực tiếp quản lý các bí mật được thanh lý hoặc tiêu hủy và cán bộ bảo mật thực hiện. Hội đồng xác định giá trị tài liệu có trách nhiệm thanh lý tiêu hủy các tài liệu bí mật Nhà nước và phải lập biên bản thống kê đầy đủ, nói rõ phương thức tiến hành, người thực hiện.

a] Hội đồng tiêu huỷ tài liệu mật của Sở gồm:

- Đại diện Ban Giám đốc Sở                                                Chủ tịch HĐ                                

- Lãnh đạo Văn phòng                                                          Phó Chủ tịch HĐ                       

- Đại diện đơn vị có tài liệu mật                                            Ủy viên

- Người trực tiếp quản lý tài liệu mật                                    Ủy viên                     

- Cán bộ phụ trách công tác đảm bảo bí mật của Sở           UV, Thư ký HĐ  

b] Lập biên bản thống kê đầy đủ danh mục từng tài liệu mật cần tiêu huỷ, trong đó phải ghi rõ số công văn, số bản, trích yếu tài liệu. Nội dung biên bản phải phản ánh phương thức, trình tự tiến hành và người thực hiện tiêu huỷ tài liệu mật theo đúng quy định của pháp luật. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên tham gia tiêu huỷ.

3. Trong quá trình thực hiện giải mật, tiêu hủy tài liệu mật phải tuyệt đối bảo mật, không làm lộ thông tin, không đế lọt tài liệu ra ngoài; tài liệu phải đốt, xé, hoặc nghiền nhỏ không thể chắp lại được.

4. Biên bản giải mật, tiêu hủy phải được lưu tại bộ phận bảo mật của Sở.

CHƯƠNG V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Cán bộ, viên chức làm công tác liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước của Sở Thông tin và Truyền thông ngoài những tiêu chuẩn được quy định trong Luật công chức phải có lý lịch rõ ràng, có phẩm chất đạo đức tốt, cẩn thận, kín đáo, có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức cảnh giác giữ gìn bí mật nhà nước; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực công tác hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Phải cam kết bảo vệ bí mật nhà nước bằng văn bản. Văn bản cam kết nộp cho bộ phận bảo mật của cơ quan, tổ chức lưu giữ. Những người được giao làm công việc liên quan đến bí mật nhà nước phải thực hiện nghiêm túc các quy định tại quy chế này và các quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 14. Lãnh đạo các đơn vị trong Sở có trách nhiệm triển khai thực hiện quy chế này, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất trong phạm vi thẩm quyền được giao, kịp thời khắc phục những thiếu sót, sơ hở, báo cáo cấp trên trực tiếp quản lý để có biện pháp xử lý kịp thời.

Điều 15. Chánh Văn phòng Sở chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế này trong Sở và định kỳ báo cáo Giám đốc Sở về việc thực hiện Quy chế, nếu có nội dung cần sửa đổi trình Lãnh đạo Sở xem xét.

Cán bộ, công chức thuộc Sở có trách nhiệm thi hành nghiêm túc quy chế này.

Điều 16. Văn phòng Sở trình Giám đốc Sở báo cáo công tác bảo vệ bí mật nhà nước của Sở gửi UBND tỉnh, Công an tỉnh, gồm các báo cáo sau:

Báo cáo những vụ, việc đột xuất làm lộ bí mật nhà nước vừa xảy ra. Báo cáo phải kịp thời ngay sau khi sự việc xảy ra, địa điểm, thời gian xảy ra sự việc và các biện pháp đã triển khai nhằm xác minh truy hồi, ngăn chặn những tác hại có thể xảy ra. Báo cáo định kỳ hàng năm về công tác bảo vệ bí mật nhà nước. Báo cáo tổng kết 5 năm một lần về công tác bảo vệ bí mật nhà nước.

Điều 17. Khen thưởng

Trong công tác bảo vệ bí mật Nhà nước, đơn vị hoặc cá nhân có một trong những thành tích sau đây sẽ được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước:

Hoàn thành xuất sắc việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật Nhà nước theo chức trách được giao. Gặp khó khăn không sợ nguy hiểm bảo vệ được bí mật Nhà nước.  Tìm được tài liệu mật bị mất; ngăn chặn hoặc hạn chế được hậu quả tác hại do việc làm lộ bí mật, làm mất tài liệu mật mà người khác gây ra.  Phát hiện, tố giác kịp thời hành vi thu thập, chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy trái phép bí mật Nhà nước.

Điều 18. Xử lý vi phạm

Cán bộ, công chức nào vi phạm quy chế làm lộ bí mật Nhà nước, chiếm đoạt, mua bán, làm mất, làm lộ tài liệu, thông tin bí mật Nhà nước, lợi dụng việc bảo vệ bí mật Nhà nước để che giấu hành vi vi phạm pháp luật, tiêu hủy trái phép bí mật Nhà nước, gây ảnh hưởng có hại đến an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế thì tùy theo mức độ, phải bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật./.

GIÁM ĐỐC

Đã ký

Nguyễn Công Thành

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HÀ TĨNH

Video liên quan

Chủ Đề