Quy định đối với người đi xe đạp điện

09/11/2021

Hỏi. Cuối tuần, chị Hà mượn xe đạp điện của con gái để đi chợ. Chị thường thấy con đội mũ bảo hiểm khi chạy xe đi học nhưng chị nghĩ mình đi xe này cũng giống như xe đạp bình thường nên không cần đội mũ bảo hiểm. Trong trường hợp này, hành vi của chị Hà đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đường bộ có vi phạm pháp luật không? Nếu có sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Theo điểm e, Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, thì Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được [kể cả xe đạp điện].

Bên cạnh đó, theo Khoản 2 Điều 31 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Căn cứ các quy định trên, xe đạp điện cũng thuộc các đối tượng quy định cần đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. Hành vi của người tham gia giao thông không tuân thủ đúng quy định có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

Cụ thể, điểm d Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi “Người điều khiển xe đạp máy [kể cả xe đạp điện] không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;”

Như vậy, hành vi của người điều khiển xe đạp máy [kể cả xe đạp điện] vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như tình huống trên theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.

Vì vậy, mọi người khi tham gia giao thông nên tìm hiểu rõ các quy định pháp luật và đảm bảo việc tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn giao thông để vừa bảo vệ an toàn cho mình và cho người khác./.

PHÒNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Xe đạp điện thuộc nhóm phương tiện thô sơ, thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Giao thông đường bộ, cụ thể tại Khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: 

“Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ [sau đây gọi là xe thô sơ] gồm xe đạp [kể cả xe đạp máy], xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.”

  • Các quy định về đi xe đạp điện

  • Chấp hành các quy định về an toàn giao thông đường bộ quy định tại Khoản 5 Điều 4 Luật giao thông đường bộ năm 2008: 

“Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.”

  • Người đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm: Căn cứ Khoản 2 Điều 31 của Luật Giao thông đường bộ quy định: “Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.”. Đồng thời, theo chỉ thị 04/CT-TTg của Thủ tướng ban hành năm 2018 bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với học sinh, sinh viên, đặc biệt là học sinh từ 6 tuổi trở lên được người lớn chở trên xe máy, xe đạp điện; giáo dục học sinh, sinh viên đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện trở thành thói quen.

  • Mức phạt: Áp dụng Điều 8 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về việc Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

“1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định;

b] Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước;

c] Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm b, Điểm h Khoản 2; Điểm e Khoản 4 Điều này;

d] Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép;

đ] Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;

e] Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;

g] Điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ 03 [ba] xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ 02 [hai] xe trở lên;

h] Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô [dù], điện thoại di động; người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô [dù];

i] Điều khiển xe thô sơ đi ban đêm không có báo hiệu bằng đèn hoặc vật phản quang.

2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông, đỗ xe trên đường xe điện, đỗ xe trên cầu gây cản trở giao thông;

b] Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều 48 Nghị định này;

c] Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn hoặc gây cản trở đối với xe cơ giới xin vượt, gây cản trở xe ưu tiên;

d] Dùng xe đẩy làm quầy hàng lưu động trên đường, gây cản trở giao thông;

đ] Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;

e] Xe đạp, xe đạp máy, xe xích lô chở quá số người quy định, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu;

g] Xếp hàng hóa vượt quá giới hạn quy định, không bảo đảm an toàn, gây trở ngại giao thông, che khuất tầm nhìn của người điều khiển;

h] Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

3. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy;

b] Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

c] Người điều khiển hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.

4. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường;

b] Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô;

c] Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

d] Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

đ] Chở người ngồi trên xe đạp máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

e] Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”.

5. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

6. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 4 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu phương tiện.”

Trên đây là những quy định về xe đạp điện theo pháp luật hiện hành.

Xe đạp điện không phải là xe gắn máy mà được áp dụng là xe thô sơ và không có quy định về hành vi điều khiển xe đạp điện đối với người dưới 16 tuổi.

Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ: người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi – lanh dưới 50 phân khối. Theo quy định trên thì tất cả những xe gắn máy có dung tích xi – lanh dưới 50 phân khối thì người điều khiển phải đủ 16 tuổi.

Mặt khác theo quy định tại Mục 1.3 Phần 1 Thông tư 39/2013/TT – BGTVT ngày 01/11/2013 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xe đạp điện có giải thích thuật ngữ xe đạp điện như sau:

Xe đạp điện – Electric bicycles: là xe đạp hai bánh, được vận hành bằng động cơ điện một chiều hoặc vận hành bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện một chiều, có công suất động cơ lớn nhất không lớn hơn 250W và có khối lượng bản thân [bao gồm cả ắc quy] không lớn hơn 40kg.

Xe được vận hành bằng động cơ điện một chiều sau đây gọi tắt là xe vận hành bằng động cơ điện.

Xe được vận hành bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện một chiều sau đây được gọi là xe trợ lực điện.

Trong Luật Giao thông đường bộ tại Điểm 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ thì xe đạp điện được phân vào nhóm phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ [sau đây gọi là xe thô sơ] gồm xe đạp [kể cả xe đạp máy], xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

Như vậy, theo các quy định nêu trên có thể hiểu xe đạp điện không phải xe gắn máy mà được áp dụng là xe thô sơ. Trong các quy phạm tại  Nghị định 171/2013/NĐ – CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt không có quy định về hành vi điều khiển xe đạp điện đối với dưới 16 tuổi.

Tuy nhiên, tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định 171/2013/NĐ – CP có quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe cơ giới như sau: Phạt cảnh cáo người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự.

>>> Xử phạt nghiêm xe máy điện vi phạm luật giao thông từ ngày 01/07

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: 098 444 3388

Video liên quan

Chủ Đề