Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá

Một trong những nhiệm vụ đó là công tác Phòng chống tác hại thuốc lá, công tác này được bắt đầu thực hiện từ năm 2017, kinh phí do Quỹ PCTHCTL, Bộ Y tế hỗ trợ. Trong thời gian qua, công tác PCTHTL của Tổng hội Y học Việt Nam ngày càng tiến triển tốt và có hiệu quả rõ rệt, được Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Bộ Y tế, Mặt trận Tổ quốc, Liên Hiệp hội khoa học Việt Nam và Bộ Nội vụ đánh giá cao. Cụ thể kết quả các hoạt động như sau:

1. Sản xuất và phát sóng tọa đàm 16 chuyên đề trên kênh VTV2 của Đài Truyền hình Việt Nam:

Tổng hội mời các chuyên gia có uy tín trong ngành tham gia toạ đàm về liên quan của hút thuốc lá với một số bênh thường gặp, tác hại của thuốc lá với sức khoẻ con người, việc thực hiện Luật PCTHTL, xây dựng môi trường không khói thuốc, quan điểm của Bộ Y tế về thuốc lá mới và cai nghiện thuốc lá.

Phương thức thực hiện: Tổng hội phối hợp với các hội Trung ương, Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế và Đài truyền hình Việt Nam để tổ chức thực hiện.

Các toạ đàm được phát 2 lần trên VTV2 của Đài truyền hình Việt Nam, được nhiều người theo dõi và đánh giá cao về chất lượng.

2. Tuyên truyền về PCTHTL trên Website của Tổng hội Y học Việt Nam với số lượng: 24 tin bài

Các bài được đăng đều có nội dung tuyên truyền về tác hại của thuốc lá truyền thống và thuốc lá điện tử, hình ảnh người bệnh do thuốc lá gây ra, dinh dưỡng trong bệnh Covid-019, Luật PCTH của thuốc lá và những hoạt động Phòng chống tác hại của THYHVN được triển khai trong giai đoạn 2017- 2022. Tin bài dài tối thiểu 400-500 từ, tối đa là 1000 từ, có kèm hình ảnh.

3. Tuyên truyền về PCTHTL trên Tạp chí Y học Việt Nam: 10 bài

Các bài báo khoa học đăng trên Tạp chí Y học Việt Nam với mục đích tuyên truyền về PCTHTL: các nghiên cứu khoa học về tác hại của thuốc lá và PCTHTL tại Việt Nam; bài học kinh nghiệm trên thế giới; kinh nghiệm thực hiện xây dựng môi trường không khói thuốc lá tại các tỉnh, thành phố, Bộ ngành; tác hại của thuốc lá, quy định về PCTHTL (khoảng 1500-2000 từ), có ảnh kèm theo.

Tạp chí Y học Việt Nam là Tạp chí có uy tín, được đông đảo bạn đọc trong và ngoài ngành quan tâm, theo dõi, do vậy việc tuyên truyền tác hại của thuốc lá trên Tạp chí Y học Việt Nam khá hiệu quả.

Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá

4. Mở lớp 4 lớp tập huấn về Phòng chống tác hại thuốc lá tại các tỉnh: Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An và Bình Định

Giảng viên là các giáo sư đầu ngành về hô hấp, tim mạch có trình độ cao về chuyên môn và các chuyên gia của Quỹ PCTHCTL- Bộ Y tế.

Đối tương tham gia tập huấn là cán bộ trong nghành y tế, các ban ngành trong tỉnh.

Nội dung tập huấn: Tác hại của hút thuốc lá với sức khoẻ con người, phương pháp và kinh nghiệm cai nghiện thuốc lá, xây dựng môi trường không khói thuốc lá, tác hại của thuốc lá mới,…

Theo báo cáo của các Sở y tế: hiệu quả của tập huấn rất tốt, nâng cao kiến thức cho mọi người về tác hại thuốc lá và công tác phòng chống tác hại thuốc lá.

5. Giám sát việc thực hiện Luật, các hoạt động phòng, chống tác hại thuốc tại 16 tỉnh: (mỗi tỉnh giám sát 5-6 đơn vị tại Sở Y tế, Hội Y học tỉnh và các cơ sở khám chữa bệnh): Quảng Ninh, Lào Cai, Nam Định, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Ninh Bình, Bình Định, Tây Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Lạng Sơn và Cao Bằng

Nội dung giám sát:

- Tổ chức giám sát, kiểm tra việc triển khai Luật và việc thực thi các quy định của Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá tại một số địa phương;

- Giám sát việc thực hiện các biện pháp xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc.

Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá

Kết quả giám sát thấy tỷ lệ người hút thuốc lá giảm đáng kể theo từng năm, các cơ sở đạt môi trường không khói thuốc ngày càng tăng, đại đa số các đơn vị được giám sát đã đặc biệt quan tâm đến công phòng chống tác hại thuốc lá, Lãnh đạo các đơn vị đã đưa PCTHTL là nhiệm vụ quan trọng của cơ quan, thành lập Ban chỉ đạo, phân công các đơn vị chuyên trách theo dõi, ký cam kết với các tổ chức và cá nhân, xây dựng các chế tài xử phạt khi có vi phạm đồng thời đưa việc phòng chống tác hại thuốc lá vào quy chế thi đua khen thưởng của đơn vị.

Đạt được những kết quả trên trong công tác Phòng chống tác hại thuốc lá kết hợp sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Tổng hội Y học Việt Nam và sự hỗ trợ nhiệt tình của Quỹ PCTHCTL- Bộ Y tế về kinh phí, về hướng dẫn các thủ tục hành chính, thanh quyết toán tài chính. Đặc biệt Quỹ PCTHCTL- Bộ Y tế đã cử cán bộ có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm tham gia một số hoạt động Phòng chống tác hại thuốc lá của Tổng hội.

Trong thời gian tới, Tổng hội Y học Việt Nam rất mong được sự quan tâm nhiều hơn nữa của Quỹ về các nội dung đã phối hợp với Tổng hội Y học Việt Nam trong những năm qua. Đề nghị Quỹ PCTHCTL- Bộ Y tế tăng cường hỗ trợ, phối hợp với Tổng hội Y học Việt Nam tháo gỡ vướng mắc trong các hoạt động để công tác Phòng chống tác hại thuốc lá của Tổng hội Y học Việt Nam ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả./.

BS. Vũ Thị Hoa,Văn phòng Tổng hội Y học Việt Nam

Nguồn: http://tonghoiyhoc.vn/

Sau hơn 5 năm hoạt động, dựa trên hành lang pháp lý thuận lợi cùng nguồn kinh phí từ quỹ, công tác PCTHTL đã đạt được những kết quả tích cực. Các hoạt động thông tin, giáo dục về PCTHTL được thực hiện với nhiều hình thức phong phú, thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân. Theo điều tra toàn cầu về thực trạng sử dụng thuốc lá do Tổng cục Thống kê phối hợp với Đại học Y Hà Nội thực hiện cho thấy, tỷ lệ người nhận biết về các bệnh do hút thuốc tăng. Việc thực hiện môi trường không khói thuốc có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là tại trường học, cơ quan công sở và trên các phương tiện giao thông công cộng. Tại các cuộc họp, hội thảo, hội nghị của các cơ quan công sở, việc hút thuốc hầu như không còn. Những thành công bước đầu này đã góp phần thực hiện hiệu quả Luật PCTHTL và ý kiến chỉ đạo của Ban chấp hành Trung ương tại Nghị quyết số 20/2017/NQ-TƯ về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới: “Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giảm tiêu thụ rượu, bia, thuốc lá”.

Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá
Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá
Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá
Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá
Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá
Quỹ PCTHTL đã hỗ trợ công tác tuyên truyền về tác hại của thuốc lá đến từng thôn, bản.

Trên Cổng thông tin của Quốc hội cho biết, việc hỗ trợ của quỹ đã góp phần quan trọng trong công tác PCTHTL và thực hiện luật. Năm 2018 đã có 12 tỉnh có tỷ lệ hút thuốc ở nam giảm so với điều tra toàn quốc năm 2015 như tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Lào Cai, Sơn La, Thái Bình, Nghệ An... Tỷ lệ người phơi nhiễm thụ động với khói thuốc cũng giảm, tại nơi làm việc giảm 13,3%, tại trường đại học, cao đẳng giảm 16,4%, trên phương tiện giao thông côngcộng giảm 15%. Việc thực hiện môi trường không khói thuốc có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ người được tư vấn bỏ thuốc và cai nghiện thuốc lá tăng.

Quỹ PCTHTL ở Việt Nam được Tổ chức Y tế thế giới, các tổ chức Liên hợp quốc đánh giá cao, đồng thời cũng là mô hình mà các nước đang phát triển hướng tới để có được nguồn kinh phí bền vững cho việc giảm tỷ lệ hút thuốc. Trên thế giới, hiện nay có 23 quốc gia thành lập Quỹ PCTHTL hoặc Quỹ nâng cao sức khỏe cộng đồng. Trong khu vực ASEAN, có 8 quốc gia thành lập Quỹ nâng cao sức khỏe cộng đồng hoặc Quỹ PCTHTL (Thái Lan, Lào, Brunei, Singapore, Philipines, Malaysia, Indonesia, Việt Nam).

ĐỖ TUẤN

Cục trưởng Cục Khám, chữa bệnh, Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) - PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết, trong suốt những năm qua, việc thực hiện môi trường không khói thuốc có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là tại trường học, cơ quan công sở và trên các phương tiện giao thông công cộng.

Trong giai đoạn 2017 - 2018, quỹ đã hỗ trợ cho 99 đơn vị gồm 22 bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, 63 tỉnh, thành phố, 4 thành phố du lịch và 10 bệnh viện để thực hiện các hoạt động theo 9 nhiệm vụ quy định tại Khoản 2, Điều 29 Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá và mục tiêu của Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại thuốc lá đến năm 2020. Việc hỗ trợ của Quỹ đã góp phần quan trọng trong công tác phòng chống tác hại thuốc lá và thực hiện luật. Năm 2018 đã có 12 tỉnh có tỉ lệ hút thuốc ở nam giảm so với điều tra toàn quốc năm 2015 như tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Lào Cai, Sơn La, Thái Bình, Nghệ An…Tỷ lệ người phơi nhiễm thụ động với khói thuốc cũng giảm, tại nơi làm việc giảm 13,3%, tại trường đại học, cao đẳng giảm 16,4%, trên phương tiện giao thông công  cộng giảm 15%. Việc thực hiện môi trường không khói thuốc có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ người được tư vấn bỏ thuốc và cai nghiện thuốc lá tăng.

Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá

Một hoạt động truyền thông hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá.

Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra có nhiều chuyển biến tích cực, tăng cả về số lượng các đợt kiểm tra, thanh tra và số tiền xử phạt đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá. Mạng lưới về phòng, chống tác hại thuốc lá được thành lập và duy trì trên toàn quốc. Đến nay, có 20 bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội và 63/63 tỉnh, thành phố thành lập Ban Chỉ đạo Phòng, chống tác hại thuốc lá. Nổi bật nhất là công tác truyền thông về phòng, chống tác hại thuốc lá và xây dựng, triển khai các mô hình điểm về cộng đồng, cơ quan, tổ chức không khói thuốc lá. Số lượng các cơ quan, trường học, bệnh viện, xí nghiệp, nhà hàng, khách sạn thực hiện quy định cấm  hút thuốc lá tăng dần qua các năm đặc biệt là tại các cơ sở bệnh viện.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê cũng nhấn mạnh, việc thanh tra, kiểm tra chỉ là giải pháp hỗ trợ, quan trọng là làm sao tuyên truyền nâng cao tinh thần tự giác của người dân, thực thi có hiệu quả các quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm cấm.

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), khói thuốc lá không những ảnh hưởng đến người hút mà còn làm ô nhiễm môi trường xung quanh, khiến những người không hút thuốc cũng hít phải khói thuốc lá. Việc thường xuyên hít phải khói thuốc cũng sẽ mắc các bệnh như người hút thuốc. Vì vậy, một trong những giải pháp giảm thiểu tác hại do khói thuốc đối với những người không hút thuốc đó là xây dựng các mô hình không khói thuốc như trường học, bệnh viện, công sở, khách sạn, nhà hàng… Không khói thuốc giúp những người không hút thuốc được sống trong môi trường lành mạnh để giảm nguy cơ bệnh tật và tử vong do tiếp xúc thụ động với khói thuốc. Đặc biệt cần chú trọng tới công tác truyền thông để giúp người dân hiểu hơn về tác hại của thuốc lá cũng như có những biện pháp phòng, chống tác hại thuốc lá hiệu quả.

Đánh giá về sự vào cuộc của các cơ quan truyền thông báo chí trong hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá thời gian qua, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ  Thông tin và Truyền thông Võ Thanh Lâm cho biết, các cơ quan báo chí đã và đang tham gia tích cực vào hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá, tuy nhiên cũng không tránh khỏi những hạn chế như một số cơ quan báo chí vẫn chưa coi đây là nhiệm vụ của mình, vẫn vi phạm luật khi đăng tải các hoạt động tài trợ của doanh nghiệp thuốc lá; các nội dung tuyên truyền về tác hại của thuốc lá vẫn chưa sâu rộng, chưa có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Các thông tin chưa đa dạng, đầy đủ và đa chiều, đặc biệt là chưa quan tâm nhiều tới mảng tuyên truyền về mô hình không khói thuốc tại các địa điểm công cộng.

Cũng theo ông Lâm, để nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của thuốc lá, lợi ích của môi trường không khói thuốc lá thì không chỉ dựa vào các cơ quan thông tấn mà các cấp, các ngành, các đoàn thể và địa phương phải tiếp tục phối hợp với ngành y tế đẩy mạnh tuyên truyền Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và vận động cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên ký cam kết không hút thuốc lá. Tại các khu dân cư lồng ghép phong trào xây dựng khu dân cư văn hóa gắn với việc không có người hút thuốc; các cơ quan truyền thông đẩy mạnh thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá. các cơ quan thông tấn báo chí cần có những ấn phẩm báo chí chất lượng hơn nữa để thông điệp rõ ràng, thiết thực và cụ thể về thực hiện môi trường sống không khói thuốc được lan tỏa mạnh mẽ.

Diệu Linh