Rdw cv trong máu là gì năm 2024

Xét nghiệm máu luôn là chỉ định không thể thiếu trong mỗi lần khám sức khỏe tổng quát, bởi kết quả xét nghiệm máu các chỉ số có thể phản ánh được tình trạng sức khỏe bản thân. Xét nghiệm công thức máu toàn phần có thể giúp bác sĩ chẩn đoán, phát hiện các vấn đề như rối loạn, viêm nhiễm hay rối loạn hệ thống miễn dịch. Trong xét nghiệm máu có chỉ số RDW, vậy tế bào máu RDW là gì và ý nghĩa của chỉ số RDW trong xét nghiệm máu ra sao, bài viết sẽ giúp bạn đọc trả lời câu hỏi này.

1.Chỉ số RDW trong xét nghiệm máu là gì?

RDW là viết tắt của cụm từ tiếng anh Red cell Distribution With có nghĩa là độ phân bố hồng cầu.

Xét nghiệm RDW để xét nghiệm, kiểm tra sự thay đổi của kích thước và hình dạng tế bào hồng cầu.

ở người bình thường, chỉ số RDW trong xét nghiệm máu có giá trị nằm trong khoảng từ 9 – 15%.

Nếu tế bào máu RDW thấp hơn hay cao hơn so với khoảng từ 9-15% phản ánh cơ thể đang có những vấn đề.

RDW có giá trị càng cao thì độ phân bố của hồng cầu thay đổi càng nhiều.

Trong tế bào máu RDW có 2 loại là RDW-SD và RDW-CV, trong đó:

RDW-SD để cho ra thông số thể tích thực

RDW-CV cho ra giá trị %.

Dải giá trị tham chiếu của 2 thông số:

RDW-SD: 29-46 fL

RDW-CV: 11.6 – 14.6% [đối với người lớn]

2.Mối quan hệ giữa kích thước hồng cầu MCV và tế bào máu RDW có ảnh hưởng tới cơ thể thế nào?

Chỉ số RDW bình thường và MCV cao có thể cho thấy bệnh nhân bị thiếu máu bất sản

MVC có nghĩa là thể tích tiểu thể trung bình thể hiện kích thước trung bình của tế bào hồng cầu. Dựa vào chỉ số RDW và MCV bác sỹ có thể chẩn đoán bất thường trong cơ thể.

Ở người bình thường, kích thước trung bình của tế bào hồng cầu MCV thường từ 80 – 96 fL.

Khi xét nghiệm máu nếu chỉ số RDW trong xét nghiệm máu bình thường nhưng MCV không nằm trong khoảng cho phép, có thể nói lên người bệnh có các vấn đề về sức khỏe.

  • Độ phân bố hồng cầu RDW bình thường và MCV thấp

Người bệnh có thể bị thiếu máu mãn tính, có halassemia thể dị hợp tử, hoặc thể hemoglobin E.

  • RDW bình thường và MCV cao:

Bệnh nhân có thể bị bệnh gan mạn tính hoặc bị thiếu máu bất sản. Nguyên nhân có thể do bệnh nhân đang sử dụng thuốc kháng virus, sử dụng nhiều chất có cồn như rượu, hoặc đang hóa trị.

  • RDW cao và MCV thấp

Chẩn đoán ban đầu bệnh nhân có thể bị thiếu máu thể hồng cầu lưỡi liềm, thiếu máu do thiếu chất sắt.

  • RDW cao và MCV cao

Nếu cả hai thông số RDW và MCV đều cao, người bệnh có thể bị thiếu máu huyết tán miễn dịch, bị hội chứng loạn sản tủy, thiếu folate, hoặc thiếu vitamin B12 mức trầm trọng. Bị bệnh gan hoặc đang hóa trị.

  • RDW cao, MCV bình thường

Chỉ số xét nghiệm nếu RDW cao mà MCV bình thường có nhiều khả năng người bệnh bị mắc bệnh hồng cầu lưỡi liềm, gan mạn tính hay hội chứng loạn sản tủy. Các vấn đề khác có thể là giai đoạn sớm của thiếu folate, vitamin B12. Cũng có thể là bệnh nhân bị thiếu máu lưỡng hình.

  • RDW bình thường và MCV bình thường

Nếu kết quả xét nghiệm máu có RDW bình thường và MCV cũng bình thường thì cũng chưa chắc đã là ổn bởi cả hai chỉ số này đều bình thường thì vẫn có khả năng người bệnh bị thiếu máu mãn tính, thiếu máu do mắc bệnh thận. Vì vậy cần nhìn vào các chỉ số máu khác để đánh giá 1 cách chính xác nhất.

RDW là gì và có ý nghĩa thế nào? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người nhận kết quả xét nghiệm máu thường thắc mắc. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Menu xem nhanh:

1. RDW là gì?

RDW là cụm từ viết tắt của Red cell Distribution With – độ phân bố hồng cầu. Xét nghiệm RDW là xét nghiệm thực hiện kiểm tra sự thay đổi của kích thước và hình dạng các tế bào hồng cầu.

RDW là thông số thể hiện độ phân bố hồng cầu trong tế bào máu.

RDW có giá trị bình thường nằm trong khoảng 9 – 15%. RDW càng cao có nghĩa là độ phân bố của hồng cầu thay đổi càng nhiều.

2. Ý nghĩa chỉ số RDW là gì?

Thông thường, các bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số RDW và MCV để chẩn đoán bất thường trong cơ thể. Chỉ số MCV nghĩa là thể tích trung bình hồng cầu. MCV thường từ 80 – 96 fL. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng dựa trên chỉ số RDW kết hợp với MCV. Cụ thể như sau:

2.1. RDW giảm kết hợp :

  • MCV tăng: Thường gặp trong thiếu máu bất sản, bệnh bạch cầu.
  • MCV bình thường: Tình trạng thiếu máu thường gặp ở các bệnh mãn tính, mất máu hoặc tan máu cấp tính, bệnh enzym hoặc bệnh hemoglobin không thiếu máu.
  • MCV giảm: Thiếu máu trong các bệnh mạn tính, bệnh Thalassemia dị hợp tử.

RDW giảm kết hợp với kết quả MCV bất thường có thể cảnh báo bệnh bạch cầu.

2.2. RDW tăng kết hợp:

  • MCV tăng: Thiếu hụt vitamin B12, thiếu hụt folate, thiếu máu tan huyết do miễn dịch, ngưng kết lạnh, bệnh bạch cầu lympo mạn.
  • MCV bình thường: Nguy cơ thiếu sắt giai đoạn sớm, thiếu hụt vitamin B12 giai đoạn sớm, thiếu hụt folate giai đoạn sớm, thiếu máu do bệnh globin.
  • MCV giảm: Do thiếu sắt, sự phân mảng hồng cầu, bệnh thalassemia.

3. Làm thế nào để biết RDW cao hay bình thường

Kết quả xét nghiệm máu sẽ giúp đánh giá chỉ số RDW của bạn hiện tại đang ở mức bình thường, cao hay thấp hơn so với mức bình thường. Từ đó các bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả xét nghiệm và đưa ra chẩn đoán cũng như biện pháp điều trị tốt nhất.

Xét nghiệm máu phản ánh chỉ số rdw có trong máu. [ảnh minh họa]

Quá trình lấy máu xét nghiệm để đánh giá chỉ số RDW được thực hiện như sau:

  • Nhân viên y tế sẽ dùng một cây kim nhỏ để lấy máu từ cánh tay. Lượng máu được lấy chỉ cần vừa đủ để làm xét nghiệm.
  • Mẫu máu được gửi đến phòng xét nghiệm, nơi các kỹ thuật viên sẽ kiểm tra kích thước và thể tích của tế bào máu đó.
  • Sau một khoảng thời gian từ 60-90 phút bác sĩ sẽ đọc kết quả và chẩn đoán về tình trạng sức khỏe của bạn dựa trên căn cứ các chỉ số xét nghiệm máu đã thực hiện ở trên và trong đó có RDW để có chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được chỉ số RDW là gì và có ý nghĩa như thế nào với sức khỏe. Thông số RDW được xác định thông qua xét nghiệm máu. Vì thế bạn nên chủ động thăm khám định kỳ để chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe của mình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chủ Đề