Rủi ro khi mở tài khoản ngân hàng online

Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến giữa năm 2020, toàn thị trường có hơn 93,658 triệu tài khoản thanh toán của cá nhân với số dư hơn 523.809 tỷ đồng. So với đầu năm, đã có 5,155 triệu tài khoản thanh toán của cá nhân được mở mới với số dư tăng thêm hơn 24.000 tỷ đồng.

Việc số lượng tài khoản tăng nhanh cho thấy nhu cầu mở mới, sử dụng dịch vụ ngân hàng đang ngày càng cao. Khách hàng cần lưu ý một số vấn đề trước khi chọn ngân hàng mở tài khoản.

Giao dịch tiện lợi

Với nhiều người bận rộn, việc phải tới phòng giao dịch ngân hàng trong giờ hành chính để thực hiện các thủ tục mở tài khoản, mở sổ tiết kiệm… sẽ gây ra một số khó khăn nhất định. Do đó, khi mở tài khoản, khách hàng có thể lựa chọn những ngân hàng có cung cấp các dịch vụ giao dịch linh hoạt về thời gian, giao dịch tiện lợi để được hỗ trợ tốt nhất.

Tại Việt Nam, hiện có một số ngân hàng giao dịch trong cả giờ nghỉ trưa, hoặc phát triển những hệ thống ngân hàng tự động giúp cho khách hàng có thể thực hiện giao dịch ở bất kỳ lúc nào, mà không phải lo thu xếp công việc trong giờ hành chính hay xếp hàng chờ đợi tốn thời gian.

Phát triển ứng dụng trên internet và điện thoại giúp các ngân hàng xóa bỏ được giới hạn về khoảng cách và thời gian giao dịch so với phòng giao dịch truyền thống. Ảnh: Châu Giang.

Đơn cử là hệ thống LiveBank của TPBank. Đại diện ngân hàng cho biết, LiveBank là hệ thống ngân hàng tự động duy nhất tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại có khả năng cung cấp gần như toàn bộ dịch vụ ngân hàng như một phòng giao dịch truyền thống, đồng thời ứng dụng công nghệ nhận dạng sinh trắc học trong các giao dịch như gửi và rút tiền, gửi tiết kiệm, đăng ký mở tài khoản và lấy ngay thẻ ATM, chuyển tiền và truy vấn tài khoản.

Việc ứng dụng công nghệ giúp LiveBank có thể nhận diện được khách hàng qua khuôn mặt và vân tay mà không cần thẻ hay giấy tờ gì. Chính vì vậy, ngoài sự linh hoạt về thời gian, loại bỏ những phiền phức phải xếp hàng chờ đợi tới lượt giao dịch, khách hàng cũng không phải lo quên giấy tờ, quên thẻ khi giao dịch với LiveBank.

Ưu tiên công nghệ

Tại Việt Nam, tài khoản thanh toán của các ngân hàng đều có chức năng giống nhau là nhận và chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, kết nối thẻ… Vì vậy, khi lựa chọn ngân hàng để mở tài khoản, các tiêu chí thường được hướng tới là chất lượng dịch vụ, hỗ trợ 24/7 và mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch.

Tuy nhiên, trong xu hướng phát triển ngân hàng số, các giao dịch hầu hết được sử dụng trên di động và Internet nên việc lựa chọn ngân hàng có hệ thống công nghệ hiện đại được ưu tiên so với ngân hàng chỉ có phòng giao dịch truyền thống.

Hiện tại, một số ngân hàng cũng tập trung vào việc phát triển ngân hàng số và ngân hàng điện tử với ưu tiên khuyến khích khách hàng thực hiện các giao dịch online, thanh toán không tiền mặt.

Ưu điểm của ngân hàng số là bỏ qua giới hạn về không gian và thời gian so với phòng giao dịch, chi nhánh vật lý thông thường. Khách hàng chỉ cần thao tác trên điện thoại hoặc Internet trong 1-2 phút đã có thể thực hiện mọi giao dịch ngân hàng như thanh toán, nộp/chuyển tiền, vay, gửi tiết kiệm, quản lý tài khoản, thẻ…

Ngoài ra, các giao dịch qua ngân hàng số, ngân hàng điện tử cũng có tốc độ xử lý nhanh hơn. Nhằm khuyến khích và cải thiện trải nghiệm cho khách hàng, các ngân hàng đều có các chính sách giảm hoặc miễn phí nhiều dịch vụ phổ biến như chuyển tiền, rút tiền ATM, duy trì tài khoản… Tại một số ngân hàng, thanh toán trực tuyến còn kèm nhiều ưu đãi.

Trong đó, TPBank là một trong những ngân hàng rất đầu tư công nghệ cho các sản phẩm ngân hàng số. App của ngân hàng này có những tiện ích đặc biệt như Smart Search cho phép người dùng tìm kiếm tính năng và dữ liệu tài khoản trên app bằng giọng nói. Công nghệ AI và Big Data được áp dụng hoạt động như một trợ lý tài chính ảo thống kê được các khoản thu chi của khách hàng và đưa ra những gợi ý chi tiêu hợp lý nhất cho khách hàng. Các giao dịch trực tuyến qua app cũng rất mượt mà và nhanh chóng.

Chi phí mở và duy trì tài khoản

Yếu tố tiếp theo cần chú ý khi chọn ngân hàng mở thẻ chính là phí giao dịch. Hiện nay, hầu hết ngân hàng đều thu 6 loại phí với tài khoản ngân hàng bao gồm phí duy trì tài khoản; phí thường niên; phí quản lý tài khoản; phí chuyển, rút tiền; phí giao dịch ở nước ngoài; và phí in sao kê.

Tuy nhiên, mỗi ngân hàng có chiến lược khác nhau nên mức phí áp dụng với các dịch vụ cũng khác nhau.

Phí duy trì tài khoản là số dư tối thiểu để khách có thể sử dụng tài khoản. Phí này thường được tính vào cuối tháng và thu khi số tiền trong tài khoản dưới hạn mức quy định. Số này dao động trong khoảng 5.000-15.000 đồng với các ngân hàng nội địa và vài trăm nghìn đồng với các ngân hàng vốn nước ngoài.

Phí thường niên là loại phí bắt buộc để duy trì tài khoản thẻ, hiện hầu hết ngân hàng áp dụng khoảng 50.000-100.000 đồng với thẻ ghi nợ nội địa và 100.000-500.000 đồng/năm với thẻ thanh toán quốc tế Mastercard/Visa. Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng cũng thu phí với các dịch vụ SMS banking và Mobile banking/Internet banking; chuyển, rút tiền…

Một số ngân hàng hiện nay áp dụng miễn nhiều loại phí thanh toán, chuyển/rút tiền để khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ. Ảnh: Hải Yến.

Tuy nhiên, có một số ngân hàng miễn hoàn toàn các loại phí này để khuyến khích khách mở và sử dụng tài khoản, thẻ.

Tính an toàn và bảo mật

Dù hoạt động độc lập và cạnh tranh với nhau, các ngân hàng Việt Nam hiện nay đều chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan giám sát liên quan.

Vì vậy, các ngân hàng phải tuân thủ quy định về an ninh, an toàn hệ thống. Vấn đề bảo mật cũng luôn được các ngân hàng coi trọng và là vấn đề khách hàng quan tâm nhất khi chọn mở tài khoản.

Hiện tại, đa số ngân hàng quản lý tài khoản của khách qua thông tin cá nhân, chữ ký mẫu và áp dụng phương thức bảo mật tài khoản thông qua user/password [tên đăng nhập/mật khẩu], SMS OTP, Smart OTP.

Hiện tại, khoảng 10 ngân hàng thương mại thí điểm áp dụng eKYC [định danh khách hàng điện tử] trong hoạt động với yêu cầu phải đảm bảo an toàn rủi ro. Phương thức eKYC có độ an toàn hơn và đem lại nhiều lợi ích hơn so với xác thực gặp mặt truyền thống.

[Theo Zing]

"Bùng nổ" mở tài khoản trực tuyến

eKYC đang góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của các ngân hàng

  • Tài khoản ngân hàng mở từ xa giao dịch không quá 100 triệu đồng/tháng

  • Chính thức cho phép ngân hàng mở tài khoản từ xa cho khách hàng

  • Người dân có thể dùng điện thoại để mở tài khoản ngân hàng

  • Người dùng mở tài khoản ngân hàng, ví điện tử tăng đột biến giữa dịch Covid-19

Mặc dù Thông tư 16/2020/TT-NHNN vừa được Ngân hàng [NH] Nhà nước ban hành, có quy định rõ việc mở tài khoản thanh toán cho khách hàng cá nhân bằng phương thức điện tử [eKYC] đến ngày 5-3-2021 mới có hiệu lực nhưng số liệu thống kê từ các NH thí điểm triển khai phương thức này cho thấy lượng khách hàng mở tài khoản qua eKYC tăng rất mạnh.

Mở tài khoản trong 5 giây

Tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín [Sacombank], ông Nguyễn Minh Tâm, phó tổng giám đốc, cho biết Sacombank triển khai tính năng eKYC cho khách hàng dùng ứng dụng Sacombank Pay từ tháng 9. Mỗi ngày, lượng khách trải nghiệm tính năng này chiếm 50% tổng số khách hàng đăng ký mới. "Nếu có nhu cầu mở thêm tài khoản thanh toán với số đẹp, khách hàng vẫn có thể đăng ký mở và có tài khoản sau 5 giây. Việc chính thức có thông tư về eKYC giúp NH mạnh dạn đưa phương thức này đến khách hàng nhiều hơn. Với thao tác xác thực nhanh chóng, thuận tiện, tỉ lệ khách hàng thực hiện đang tăng từng ngày. Sacombank định hướng sẽ thu thập 100% thông tin, hình ảnh khách hàng thông qua hình thức này" - ông Nguyễn Minh Tâm nói.

Ông Trần Quốc Anh, Giám đốc Khối Khách hàng cá nhân NH TMCP Phát triển TP HCM [HDBank], cũng cho hay: "Hơn 65% khách hàng của HDBank thực hiện giao dịch online trên nền tảng NH số thường xuyên và lượng giao dịch số tăng thêm 20% mỗi tháng sau 4 tháng triển khai eKYC".

Theo HDBank, eKYC đã góp phần dẫn dắt người dùng chuyển đổi thói quen từ giao dịch trực tiếp tại NH sang giao dịch trực tuyến nhằm hướng đến sự nhanh chóng, tiện lợi, an toàn khi tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp. eKYC cũng là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong chiến lược kinh doanh lâu dài của HDBank. NH này kỳ vọng doanh thu tăng trưởng mạnh thông qua các giao dịch trên app [ứng dụng] nhờ vào nguồn khách hàng trong hệ sinh thái Vietjet, HDBank, HDSaison... rất lớn, lên đến hàng chục triệu khách hàng.

Không chỉ áp dụng trực tuyến trên ứng dụng di động, một số NH còn triển khai eKYC tại quầy. Như NH TMCP Bản Việt cho biết vừa tiên phong áp dụng phương pháp định danh này đối với cả khách hàng đến giao dịch tại quầy. Cụ thể, khi khách hàng đến NH Bản Việt mở tài khoản thanh toán, nhân viên NH sẽ sử dụng máy tính bảng để chụp hình khuôn mặt khách hàng và chụp CMND/CCCD. Chỉ sau 5 phút, khách hàng sở hữu ngay 1 tài khoản, dịch vụ NH điện tử và thẻ ATM mà không phải điền bất cứ giấy tờ nào.

"Tất cả thông tin sẽ được lấy tự động từ giấy tờ tùy thân và quý khách chỉ cần kiểm tra lại một lần nữa trên màn hình máy tính bảng. Những thông tin này sẽ được hệ thống NH lưu trữ và quản lý để phục vụ cho các giao dịch sau của khách hàng. Việc áp dụng eKYC tại quầy giúp tiết kiệm thời gian đối với khách hàng và cả NH" - đại diện NH Bản Việt nói.

Theo các NH, trước đây, khi sử dụng sản phẩm dịch vụ mới, khách hàng phải đến chi nhánh/phòng giao dịch để lấy số, đợi gặp nhân viên hỗ trợ. Với mỗi dịch vụ, khách hàng đều phải điền form kèm thủ tục giấy tờ liên quan… Nay, thuật ngữ "xác thực trực tuyến eKYC" đã dần không còn xa lạ nên chắc chắn lượng khách hàng sử dụng phương thức này sẽ còn tăng mạnh.

Nhân viên Ngân hàng Bản Việt mở tải khoản cho khách bằng eKYC

Đẩy nhanh chuyển đổi số, khách hàng hưởng lợi

Theo NH Nhà nước, eKYC giúp khách hàng có thể tiếp cận các dịch vụ NH từ thanh toán, tiết kiệm, cho vay… Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 tiềm ẩn nguy cơ, việc mở tài khoản thanh toán không gặp mặt trực tiếp sẽ gia tăng khả năng thanh toán qua kênh online, hạn chế nguy cơ lây nhiễm.

Lãnh đạo nhiều NH thương mại cũng nhìn nhận eKYC được xem như công cụ để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của NH. Ông Nguyễn Minh Tâm phân tích eKYC là tính năng hỗ trợ đắc lực cho việc mở tài khoản nhanh chóng, giúp các NH tiếp cận khách hàng mới một cách dễ dàng, dù họ ở thành thị hay nông thôn, đáp ứng nhu cầu nhanh nhất trên số lượng lớn khách hàng mà không phải tăng nhân sự.

"Cùng với các app về tài chính đáp ứng đa dạng giao dịch thiết yếu từ chuyển tiền, rút tiền, thanh toán hóa đơn, thanh toán tại đơn vị chấp nhận thẻ qua QR Code…, giải pháp eKYC đã góp phần thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt theo đúng định hướng của NH Nhà nước" - phó tổng giám đốc Sacombank nhận định.

Còn theo HDBank, triển khai eKYC giúp NH tiết kiệm thời gian và chi phí vận hành như đầu tư vào cơ sở vật chất, nguồn nhân lực; giúp tiếp cận khách hàng nhanh hơn, chủ động hơn, ngay cả ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa... Đặc biệt, eKYC giúp NH hạn chế những rủi ro liên quan đến gian lận của khách hàng mà giao dịch viên khó phát hiện được [như làm giả thẻ CMND/CCCD, lừa đảo, rửa tiền…].

Theo ông Trần Ngọc Tâm, Tổng Giám đốc NH TMCP Nam Á [Nam A Bank], các NH chắc chắn sẽ phải theo xu hướng số hóa, nếu không sẽ không thể tồn tại. Tại Nam A Bank, không chỉ phát triển giải pháp công nghệ eKYC toàn diện trên tất cả kênh từ ứng dụng Open Banking, robot OPBA, VTM One Bank…, NH cũng xây dựng không gian giao dịch số ứng dụng trí tuệ nhân tạo [AI]. eKYC nói riêng và các dịch vụ ứng dụng công nghệ là đòn bẩy để Nam A Bank chuyển đổi mô hình NH truyền thống sang đa không gian giao dịch trên hợp kênh ứng dụng, gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường tài chính để phát triển bền vững.

Không lo bảo mật

Liên quan đến yếu tố bảo mật khi khách hàng mở tài khoản từ xa, ông Trần Quốc Anh cho biết NH đã hợp tác với đối tác cung cấp giải pháp eKYC uy tín với công nghệ bảo đảm được các tình huống rủi ro có thể phát sinh, cũng như hệ thống dữ liệu khách hàng lớn để kiểm tra thông tin.

Như Sacombank đã ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến hàng đầu so sánh khuôn mặt với dữ liệu hiện có [Face Retrieveal], nhận diện thực thể sống [Liveness Check], nhận diện khuôn mặt [Face Recognition], phát hiện gian lận [Fraud detection] trên ứng dụng Sacombank Pay... Khách hàng chỉ cần ở nhà là có thể sử dụng mọi sản phẩm, dịch vụ của NH sau khi xác thực eKYC thành công, tiết kiệm được thời gian di chuyển, mọi thủ tục đều lưu trữ trực tuyến và gửi thông tin qua email, SMS thông báo đến khách hàng. Tất cả dữ liệu của khách hàng đều được đồng bộ trên các hệ thống của Sacombank, giúp khách hàng có thể giao dịch thuận tiện ở bất kỳ điểm giao dịch NH trên toàn quốc.

Bài và ảnh: THÁI PHƯƠNG

Video liên quan

Chủ Đề