Sao y công chứng có giá trị bao lâu

Câu hỏi: Tôi thấy nhiều khi các cơ quan, tổ chức khi xử lý hồ sơ thường không chấp nhận các giấy tờ sao y bản chính vì đã quá thời hạn 6 tháng kể từ khi công chứng, chứng thực. Họ làm vậy có đúng không? Bản sao có thời hạn bao lâu? Có trường hợp nào bản gốc mà không dùng được để chứng thực, công chứng không? Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua địa chỉ //luatsurienghcm.com, Với câu hỏi của bạn như vậy, Văn Phòng Luật Sư Nhật Bình [NBL] xin trả lời như sau:

  • Bản sao công chứng, chứng thực có thời hạn bao lâu?

Căn cứ vào Khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính như sau:

1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Như vậy pháp luật hiện hành không có bất kỳ một quy định nào về việc hạn chế thời hạn sử dụng của bản sao đã được chứng thực từ bản chính nên có thể hiểu bản sao y có giá trị pháp lý đến khi nào bản gốc bị thay đổi và không còn giá trị pháp lý. Việc từ chối tiếp nhận bản sao quá thời hạn sáu tháng của cơ quan, tổ chức là hoàn toàn không có căn cứ pháp luật.

                                      

Xét dưới góc độ thực tiễn, bản sao được công chứng, chứng thực có thể chia thành hai loại:

- Bản sao “vô hạn”: Bản sao được chứng thực từ [bảng điểm, bằng cử nhân, giấy phép lái xe mô tô…] có giá trị vô hạn, trừ trường hợp bản chính đã bị thu hồi, hủy bỏ.

- Bản sao “hữu hạn”: Bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ có xác định thời hạn như Giấy chứng minh nhân dân [15 năm], Phiếu lý lịch tư pháp [6 tháng], Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân [6 tháng]… thì bản sao chỉ có giá trị sử dụng trong thời hạn bản gốc còn hạn sử dụng. Tuy nhiên, giá trị chứng cứ của bản sao trong trường hợp này vẫn có bởi nó xác nhận các sự kiện pháp lý đã xảy ra trong quá khứ. Chẳng hạn, thời điểm đó công dân có số chứng minh nhân dân như trên bản sao, đương sự chưa kết hôn với ai…

Tuy nhiên, ở một số trường hợp như  giấy đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy đăng ký kết hôn thì cơ quan nhà nước có yêu cầu và chỉ chấp nhận các giấy tờ đã chứng thực trong vòng thời gian từ 3 đến 6 tháng.

  • Văn bản, bản chính giấy tờ không được dùng làm bản gốc để chứng thực

Căn cứ vào Điều 22 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định về bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao như sau:

1. Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.

2. Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.

3. Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.

4. Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.

5. Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định này.

6. Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Như vậy, bản giấy tờ bị tẩy xóa, sửa chữa, bị hư hỏng, cũ nát, có dấu là văn bản mật hoặc là văn bản của cơ quan nước ngoài cấp mà chưa được hợp pháp hóa lãnh sự thì không được làm bản gốc để chứng thực.

Mọi thông tin cần hỗ trợ, tư vấn xin vui lòng liên hệ:

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NHẬT BÌNH

Nhat Binh Law - NBL
Add   : 125K đường số 14, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP.HCM
Tel     : +84-28-6658.8181, Hotline: 0907.299.951 [Mr. Luật sư Huỳnh Trung Hiếu]
Email :
Website: luatsurienghcm.com

Công chứng hay còn gọi là sao y là việc công chứng viên chứng nhận cho các giao dịch dân sự. Đảm bảo tính chính xác, hợp lệ, hợp pháp của các bên tham gia giao dịch, nội dung giao dịch, và giao dịch. Vậy khi công chứng giấy tờ/hợp đồng bạn có quan tâm đến văn bản công chứng, chứng thực có giá trị thời hạn trong bao lâu chưa? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc: Giấy tờ sao y có giá trị bao lâu? Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn

Căn cứ pháp lý

Nghị định 23/2015/NĐ-CP

Giá trị sử dụng của bản sao y bản chính.

Theo khoản 4 Điều 2 Nghị định 110/2004/NĐ-CP, bản sao y bản chính là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản và được trình bày theo thể thức quy định. Bản sao y bản chính phải được thực hiện từ bản chính.

Qua đây, có thể thấy bản sao y bản chính chính là bản sao được chứng thực từ bản chính. Bản sao chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác [khoản 2 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP].

Như vậy, bản sao y bản chính được sử dụng thay cho bản chính dùng để đối chiếu trong các giao dịch.

Không có bất kỳ quy định nào về việc hạn chế thời hạn sử dụng của bản sao được chứng thực từ bản chính. Cũng không có bất kỳ văn bản nào ấn định bản sao y chỉ có hiệu lực trong vòng 6 tháng.

Tuy nhiên, căn cứ vào thực tiễn có thể thấy thời hạn sử dụng của bản sao y được chia thành 2 loại:

Bản sao vô hạn: Là bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ có giá trị vô hạn như bản sao được chứng thực từ bảng điểm, bằng cử nhân, giấy phép lái xe mô tô… có giá trị vô hạn, trừ trường hợp bản chính đã bị thu hồi, hủy bỏ.

Bản sao hữu hạn: Bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ xác định thời hạn như Phiếu lý lịch tư pháp [6 tháng], Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân [6 tháng], Chứng minh nhân dân [15 năm]… thì bản sao chỉ có giá trị sử dụng trong thời hạn bản gốc còn hạn sử dụng.

Thời hạn sử dụng bản sao được chứng thực là bao lâu?

Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực như sau:1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.

4. Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính theo quy định.

Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính được tiến hành thực hiện như sau:

Thứ nhất: Yêu cầu xuất trình bản chính giấy tờ làm cơ sở chứng thực 

Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.

Trong trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi yêu cầu chứng thực bản sao; trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.

Thứ hai: Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức không có phương tiện để chụp.

Thứ ba: Tiến hành chứng thực 

Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao, nếu nội dung bản sao đúng với bản chính, bản chính giấy tờ, văn bản không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 22 của Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì thực hiện chứng thực như sau:

– Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định;

– Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

Đối với bản sao có từ 02 [hai] trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 [hai] tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn về Giấy tờ sao y có giá trị bao lâu?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký nhãn hiệu hay tìm hiểu về mẫu giấy xác nhận tình trạng độc thân để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:

Lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính là bao nhiêu?

Theo Thông tư liên tịch 158/2015/TTLT-BTC-BTP thì cụ thể, mức thu lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch như sau: – Chứng thực bản sao từ bản chính: 2.000 đồng/trang. Từ trang thứ 03 trở lên thu 1.000 đồng/trang, nhưng mức thu tối đa thu không quá 200.000 đồng/bản.

Phí chứng thực chữ ký là bao nhiêu?

Theo Thông tư liên tịch 158/2015/TTLT-BTP phí chứng thực chữ ký là 10.000 đồng/trường hợp. Trường hợp được hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong cùng một giấy tờ, văn bản.

5 trên 5 [1 Phiếu]

Video liên quan

Chủ Đề