Sensory receptors là gì

Cùng học thuật ngữ Y khoa và ôn tập lại kiến thức cơ bản nhé mọi người! Thần kinh chưa bao giờ là dễ dàng …Cố gắng lên nào. Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về  cấu tạo của hệ thần kinh được chia thành bao nhiêu nhánh? Cũng như một số thuật ngữ liên quan đến chủ đề này nhé

Hệ thần kinh có bao nhiêu nhánh?

Theo giải phẩu hệ thần kinh được chia thành 2 nhánh chính: I. Hệ thần kinh trung ương [central nervous system, CNS] chứa não [brain] và tuỷ sống [spinal cord], được bao bọc và bào vệ bởi hộp sọ [cranium] và cột sống [vertebral column]. II. Hệ thần kinh ngoại vi [peripheral nervous system,PNS] chứa tất cả thành phần còn lại; nó bao gồm các dây thần kinh [nerves] và hạch [ganglia]. Một dây thần kinh là một bó của các sợi thần kinh [axons] được bọ trong mô liên kết dạng sợi. Các dây thần kinh đi ra khỏi CNS qua những lỗ ở hộp sọ và cột sống đến các tạng khác của cơ thể. Hạch [ganglion,số nhiều là ganglia] là một chỗ phình lên như nút thắt ở một dây thần kinh nơi mà các thân của các neuron ngoại vị tập trung lại.

*Hệ thần kinh ngoại vi được phân chia theo chức năng thành các nhánh vận động [motor] và cảm giác [sensory] và mỗi một trong số chúng lại được chia thành 2 nhánh nhỏ hơn nữa là bản thể [somatic] và tạng [visceral].

Nhánh cảm giác [sensory]

1..Nhánh cảm giác hướng tâm [afferent] mang những tín hiệu [signals] từ các receptor [cơ quan nhạy cảm và những đầu tận thần kinh cảm giác] đến CNS. Con đường này thông báo cho CNS về các kích thích [stimuli] trong và xung quanh cơ thể.

a. Nhánh cảm giác bản thể [somatic sensory division] mang tín hiệu từ các receptor ở da [skin], cơ [muscles], xương [bones], và khớp [joints].

b. Nhánh cảm giác tạng [visceral sensory division] mang chủ yếu tín hiệu từ nội tạng trong khoang lồng ngực và khoang bụng như tim [heart], phổi [lungs], dạ dày [stomach], và bàng quang [urinary bladder].

Nhánh vận động [motor]

2. Nhánh vận động ly tâm [efferent] mang những tín hiệu chủ yếu từ CNS đến các tế bào tuyến và cơ,những cơ quan mà thực hiện các đáp ứng của cơ thể. Các tế bào và cơ quan đáp ứng với các tín hiệu này được gọi là cơ quan phản ứng lại kích thích [effectors].

a. Nhánh vận động bản thể [somatic motor division] trong hệ thần kinh

Mang tín hiệu đến các cơ xương [skeletal muscles]. Quá trình này tạo ra những sự co cơ theo ý muốn [voluntary muscle contractions] cũng như là các phản xạ bản thể không theo ý muốn [involuntary somatic reflexes].

b. Nhánh vận động tạng [visceral motor division]

Hay còn gọi là hệ thần kinh tự chủ [autonomic nervous system, ANS] mang thông tin đến các tuyến [glands], cơ tim [cardiac muscle], và cơ trơn [smooth muscle]. Chúng ta thường không kiểm soát theo ý muốn các cơ quan phản ứng với kích thích này [effectors], và ANS hoạt động ở mức độ vô thức [unconscious level]. Các đáp ứng của ANS và các effectors là các phản xạ tạng [visceral reflexes]. ANS có 2 nhánh sâu hơn là:

  • Nhánh giao cảm [sympathetic division] có xu hướng đánh thức cơ thể để hoạt động—ví dụ, bằng cách gia tốc tăng dần nhịp tim [heartbeat] và tăng luồng khí hô hấp — nhưng nó ức chế sự tiêu hoá [digestion].
  • Nhánh phó giao cảm [parasympathetic division] có xu hướng là một hiệu ứng bình tĩnh [a calming effect]—ví dụ, làm chậm nhịp tim — nhưng nó kích thích sự tiêu hoá.

Các thuật ngữ ở trên có thể gây ra ấn tượng rằng chúng ta có nhiều hệ thần kinh – trung ương [central], ngoại vi [peripheral], cảm giác [sensory], vận động [motor], bản thể [somatic] và tạng [visceral]. Tuy nhiên,đây chỉ là những thuật ngữ hệ thần kinh song ngữ để thuận tiện. Chỉ có một hệ thần kinh, và các hệ thống nhỏ hơn này là các phần liên kết với nhau của một khối thống nhất.

Nguồn: ANATOMY & PHYSIOLOGY: THE UNITY OF FORM AND FUNCTION, 8th EDITION Dịch: Thành Minh Khánh Đăng ký khóa tiếng Anh y khoa [khai giảng tháng 12]:

//anhvanyds.com/tieng-anh-y-khoa-cho-nguoi-moi-bat…/


#thankinh
#thuatnguykhoa
#anhvanyds

sensory information

sensory experience

sensory organs

sensory nerves

sensory perception

estrogen receptors

Trong sinh lý học, một kích thích là một sự thay đổi có thể phát hiện được [detectable] trong môi trường bên trong hoặc bên ngoài. Khả năng của một sinh vật hoặc cơ quan sinh học để phản ứng với các kích thích bên ngoài được gọi là độ nhạy [sensitivity], trong tiếng Việt còn gọi là độ cảm ứng của sinh vật [induction]. Khi một kích thích được áp dụng cho một thụ thể cảm giác [sensory receptor, hay nơ-ron cảm giác], nó thường gợi ra hoặc ảnh hưởng đến phản xạ [reflex] thông qua sự truyền tải kích thích [transduction].

Ánh sáng từ đèn [1.] hoạt động như một sự thay đổi có thể phát hiện được trong môi trường của cây. Kết quả là, cây trưng bày phản ứng của phototropism - sự phát triển định hướng [2.] về hướng [toward] kích thích ánh sáng

Những thụ thể cảm giác này có thể nhận thông tin từ bên ngoài cơ thể, như trong các thụ thể cảm ứng [touch receptors] được tìm thấy trong da hoặc các thụ thể ánh sáng trong mắt, cũng như từ bên trong cơ thể, như trong các chemoreceptor [thụ thể cảm nhận hóa học] và các mechanoreceptor [thụ thể cảm nhận cơ học]. Một kích thích nội bộ thường là thành phần đầu tiên của một hệ thống kiểm soát cân bằng nội môi [homeostatic].

Các kích thích bên ngoài có khả năng tạo ra các phản ứng toàn thân [systemic responses] trong toàn bộ cơ thể, như trong phản ứng chiến-hay-chạy. Để kích thích được phát hiện với xác suất cao, mức của nó phải vượt quá ngưỡng tuyệt đối [absolute threshold]; nếu tín hiệu đạt ngưỡng, thông tin được truyền đến hệ thần kinh trung ương [CNS], nơi nó được tích hợp và quyết định về cách phản ứng được thực hiện. Mặc dù kích thích thường khiến cơ thể phản ứng lại, nhưng cuối cùng cũng do CNS xác định liệu tín hiệu có gây ra phản ứng hay không.

Đây là động lực [driving force] chính cho những thay đổi của cơ thể. Những kích thích này được theo dõi chặt chẽ bởi các thụ thể và cảm biến ở các phần khác nhau của cơ thể. Những cảm biến này đáp ứng với áp lực [lực nén] hoặc kéo dài, thay đổi hóa học, hoặc thay đổi nhiệt độ. Ví dụ về các mechanoreceptor bao gồm các baroreceptor [thụ thể cảm nhận áp suất] giúp phát hiện những thay đổi trong huyết áp, đầu dây thần kinh Merkel [Merkel nerve ending] có thể phát hiện cảm ứng và áp lực bền vững [sustained], và các tế bào lông [hair cell] phát hiện các kích thích âm thanh. Mất cân bằng nội mô có thể phục vụ như là kích thích nội bộ bao gồm các mức độ dinh dưỡng và ion trong máu, nồng độ oxy và mức nước. Độ lệch cân bằng nội môi lý tưởng có thể tạo ra cảm giác nguyên thủy [primordial feeling], chẳng hạn như đau đớn, khát nước hoặc mệt mỏi, thúc đẩy hành vi để khôi phục lại cơ thể tới trạng thái cân bằng [stasis] như rút lui, uống hoặc nghỉ ngơi.[1]

Huyết áp

Huyết áp, nhịp tim và lượng máu tim bơm ra [cardiac output] được đo bằng các thụ thể kéo dài [stretch receptors] được tìm thấy trong các động mạch cảnh [carotid artery]. Dây thần kinh [nerve] tự nhúng trong các thụ thể này và khi chúng phát hiện sự kéo căng, chúng được kích thích và kích hoạt [fire] tiềm năng hành động [action potential] đến hệ thần kinh trung ương. Những xung [impulses] này ức chế sự co thắt mạch máu và làm giảm nhịp tim. Nếu những dây thần kinh này không phát hiện được sự giãn nở, cơ thể xác định nhận thức huyết áp thấp như là một kích thích nguy hiểm và các tín hiệu không được gửi đi, ngăn chặn hành động ức chế CNS; mạch máu co lại [constrict] và nhịp tim tăng lên, làm tăng huyết áp trong cơ thể.[2]

  1. ^ Craig, A D [2003]. “A new view of pain as a homeostatic emotion”. Trends in Neurosciences. 26 [6]: 303–7. doi:10.1016/S0166-2236[03]00123-1. PMID 12798599.
  2. ^ Nicholls, John; Martin, A. Robert; Wallace, Bruce; Fuchs, Paul [2001]. From Neuron to Brain [ấn bản 4]. Sunderland, MA: Sinauer. ISBN 0-87893-439-1.[cần số trang]

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Kích_thích_[sinh_lý_học]&oldid=66249158”

Video liên quan

Chủ Đề