So sánh độ cản quang của sỏi so với xương

Đánh giá sỏi thận bằng x-quang đang được ứng dụng phổ biến tại nhiều bệnh viện. Hình ảnh sỏi thận trên x-quang sẽ hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán, điều trị, theo dõi diễn tiến của bệnh sỏi thận. Vậy phương pháp chụp x-quang dùng để đánh giá sỏi thận là gì? Quy trình thực hiện và kỹ thuật chụp x-quang sỏi thận ra sao?

So sánh độ cản quang của sỏi so với xương

Ước tính khoảng 10 – 14% người Việt Nam có sỏi bên trong thận. Sỏi thận có thể khiến người bệnh bị đau bụng, tiểu máu, sốt vì nhiễm trùng thứ phát. Sỏi kích thước lớn có thể làm dòng lưu thông của nước tiểu bị cản trở, gây ứ đọng nước tiểu, giãn phình ở phía trên nơi tắc nghẽn… tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến biến chứng như nhiễm trùng, kết tinh thêm những loại sỏi khác, dần dần phá hủy cấu trúc thận.

Chụp x-quang nào để đánh giá sỏi thận ?

Các chùm tia x có tần số bức xạ cao được máy chụp x-quang phát ra. Tia x dễ dàng chiếu qua dịch thể cũng như các mô mềm trong cơ thể rồi tạo ra hình ảnh rõ ràng về các vật thể có liên kết bền hơn, ví dụ như sỏi, chất thải…

Bằng cách chụp x-quang, bác sĩ có thể quan sát rõ hình ảnh của sỏi. Từ đó biết được vị trí, số lượng, mật độ, kích thước của những viên sỏi. Điều này hỗ trợ bác sĩ cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp dựa trên tình trạng sức khỏe của người bệnh và hình ảnh sỏi thận trên x-quang.

So sánh độ cản quang của sỏi so với xương
Bác sĩ có thể quan sát được hình ảnh sỏi thận trên x-quang

Hai phương pháp chụp x-quang sỏi thận đang được ứng dụng phổ biến là chụp x-quang hệ niệu không sử dụng thuốc cản quang và chụp x-quang hệ niệu có tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch, cụ thể như sau:

1. Chụp x-quang hệ niệu không sử dụng thuốc cản quang

Trước khi tiến hành chụp, người bệnh cần làm sạch đường ruột. Mục đích của việc làm này là để chất thải và hơi trong ruột không che lấp đi những chi tiết quan trọng của bệnh cần được bác sĩ xem xét, phát hiện. Trường hợp không muốn rửa ruột, người bệnh cần dùng thuốc xổ liều mạnh để đào thải toàn bộ chất thải có trong ruột ra ngoài.

Chụp x-quang không thuốc cản quang thường được bác sĩ chỉ định để phát hiện sỏi cản quang đường tiết niệu ở những vị trí như niệu đạo, bàng quang, niệu quản, bể thận, đài thận. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp bác sĩ xác định bóng thận hoặc chẩn đoán phân biệt bệnh đau vùng xương cụt, lưng, thắt lưng với tình trạng đau do sỏi tiết niệu, sỏi thận.

Các loại sỏi thận và đặc điểm hình ảnh trên x-quang hệ niệu không thuốc cản quang:

  • * Sỏi canxi photphat: Thấy khối trắng hình tròn đều, đôi khi xuất hiện thêm các vòng tròn đồng tâm do quá trình kết tinh, tích tụ nhiều lần.
  • * Sỏi magie amoni photphat: Thường có hình dạng viên sỏi nhiều nhánh, trong như san hô hoặc củ gừng, còn được gọi là sỏi thận san hô. Loại sỏi này vốn có khả năng cản quang mạnh. Do đó, hình ảnh của nhánh sỏi trên phim sẽ có màu trắng đục. Nếu sỏi phối hợp với oxalat hoặc canxi photphat thì có thể xuất hiện những vòng đồng tâm hiện trên kết quả phim chụp.
  • * Sỏi canxi oxalat: Thường là những viên sỏi tròn, nhỏ, thấy có nhiều gai hướng tâm hay mắt nhọn trên phim x-quang.
  • * Sỏi cystin: Đây là loại sỏi kém cản quang, có thể thấy những nốt trắng mờ trên phim x-quang không dùng thuốc cản quang. Bề mặt của các nốt này có đặc điểm là rất tròn đều, trơn láng.
  • * Sỏi urat: Loại sỏi này cũng rất kém cản quang. Do đó, biện pháp chụp x-quang hệ niệu không cản quang hầu như không phát hiện được sỏi urat.
    So sánh độ cản quang của sỏi so với xương
    Bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh chụp x-quang sỏi thận không cản quang để chẩn đoán sỏi tại các vị trí như niệu quản, niệu đạo, bể thận…

2. Chụp x-quang hệ niệu có tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch

Kỹ thuật chụp x-quang này hoạt động theo nguyên lý sử dụng một liều thuốc cản quang chứa iod tan trong nước để tiêm vào tĩnh mạch của người bệnh. Lượng thuốc cản quang được sử dụng ít hay nhiều còn phụ thuộc vào cân nặng và tình trạng thận của người bệnh. Thuốc cản quang chứa iod tan trong nước được thận hấp thụ và truyền đến toàn bộ nước tiểu có trong thận. Kết quả chụp x-quang sẽ cho ra hình ảnh của tất cả những vị trí chứa nước tiểu bao gồm bàng quang niệu quản, thận.

Bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh thực hiện phương pháp chụp x-quang sỏi thận có tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch để phát hiện những loại sỏi khó xác định hoặc không nhìn thấy được trên phim chụp không dùng thuốc cản quang, điển hình là sỏi urat, sỏi cystin. Thông qua kỹ thuật chụp này, hình ảnh của viên sỏi sẽ được thấy trong vùng nước tiểu. Vùng tối màu không có thuốc sẽ xuất hiện trên phim chụp đúng với hình dạng và vị trí của viên sỏi.

Bên cạnh đó, chụp x-quang có tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch còn cho thấy tình trạng ứ nước trong thận do sỏi gây ra, giúp bác sĩ phát hiện bệnh chấn thương/dị dạng thận, u thận. Đồng thời, phim chụp còn cho bác sĩ biết chức năng thận của người bệnh có đang hoạt động ở mức chấp nhận được hay không. Từ đó, bác sĩ sẽ quyết định được liệu người bệnh có cần làm phẫu thuật hay không.

So sánh độ cản quang của sỏi so với xương
Chụp x-quang hệ niệu có tiêm thuốc cản quang có thể đánh giá cấu trúc của thận – niệu quản- bàng quang

Trường hợp chỉ định và chống chỉ định chụp x-quang hệ niệu

Tương tự như các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác, chụp x-quang hệ niệu cũng có những trường hợp chỉ định và chống chỉ định, cụ thể như sau:

1. Chỉ định chụp x-quang hệ niệu

Bác sĩ thường chỉ định phương pháp chụp x-quang sỏi thận khi nghi ngờ người bệnh gặp phải những bệnh lý về thận, điển hình là sỏi thận, chấn thương thận, dị dạng đường tiết niệu/quang, hẹp giãn niệu quản, u lao thận… Bên cạnh đó, kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh này cũng được chỉ định khi bác sĩ cần theo dõi tình hình phát triển của sỏi thận trong quá trình chữa trị hoặc muốn đánh giá kết quả, phòng ngừa nguy cơ tái phát sau phẫu thuật lấy sỏi.

2. Chống chỉ định chụp x-quang hệ niệu

Chụp x-quang hệ niệu không được thực hiện với phụ nữ đang mang thai hay nghi ngờ có thai. Đối với phương pháp chụp x-quang hệ niệu có tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch thì sẽ chống chỉ định thêm những trường hợp dưới đây:

  • * Người bị suy thận, có ure huyết thanh > 8 mmol/l hoặc > 50 mg%.
    • Người bị dị ứng với iod.
    • Người mắc bệnh đái máu đại thể đang tiếp diễn.
    • Người bị suy tim, suy gan mất bù, u tủy.
    • Người đang đối mặt với tình trạng mất nước nặng…
      So sánh độ cản quang của sỏi so với xương
      Chống chỉ định chụp x-quang hệ niệu cho phụ nữ đang mang thai

Quy trình chụp x-quang hệ niệu

Chụp x-quang hệ niệu không gây đau đớn cho người bệnh. Để nhận được kết quả chính xác, người bệnh cần tuân theo các bước trong quy trình thực hiện, cụ thể gồm có:

1. Trước khi chụp x-quang hệ niệu

Trước khi chụp x-quang hệ niệu, người bệnh cần lưu ý thực hiện những vấn đề dưới đây:

  • * Người bệnh nên hẹn lịch chụp x-quang trước để được bác sĩ hướng dẫn các bước chuẩn bị chi tiết, điển hình là:
  • Với người chụp x-quang không dùng thuốc cản quang: Trước khi chụp, người bệnh nên tiến hành thụt tháo 2 lần để loại trừ hình ảnh của chất cặn, thức ăn, vật thể có thể gây nhầm lẫn trong việc chẩn đoán. Người bệnh cũng cần lưu ý tránh uống những loại thuốc có tính cản quang như Bismuth, các thuốc cản quang chụp thực quản, dạ dày, đại tràng… trước khi chụp x-quang hệ niệu 3 ngày.
  • Với người chụp x-quang có tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch: Người bệnh cần thực hiện phương pháp xét nghiệm ure, creatinin huyết thanh cũng như thử phản ứng với iod trước lúc chụp thông qua cách tiêm thử 0.5 – 1 ml thuốc cản quang có iod dưới da đồng thời báo cáo cho bác sĩ biết về những triệu chứng dị ứng (nếu có).
  • * Trước ngày đến gặp bác sĩ thăm khám và chụp x-quang hệ niệu, người bệnh nên nhịn ăn hoặc ăn món lỏng như súp, cháo.
  • * Người bệnh cần mặc đồ mỏng, nhẹ hoặc sử dụng áo choàng do bệnh viện cung cấp. Đồng thời, bạn cần tháo bỏ những vật dụng trên người có thể ảnh hưởng đến hình ảnh sỏi thận trên x-quang, ví dụ như điện thoại, kẹp tóc, đồ dùng kim loại…
  • * Nếu người bệnh có dùng những dụng cụ cấy ghép điện tử như máy cấy trợ thính, máy tạo nhịp tim… thì hãy thông báo cho bác sĩ, kỹ thuật viên biết trước.
  • * Người bệnh chụp x-quang hệ niệu nhằm theo dõi sự phát triển của sỏi đừng quên mang theo kết quả của những lần chụp trước đó. Điều này giúp bác sĩ đánh giá tình trạng tiến triển của bệnh được dễ dàng hơn.
    So sánh độ cản quang của sỏi so với xương
    Người chụp x-quang hệ niệu không sử dụng thuốc cản quang cần tránh uống những loại thuốc có tính cản quang

2. Thực hiện chụp x-quang hệ niệu

Dưới đây là các bước thực hiện chụp x-quang hệ niệu theo hai phương pháp không dùng thuốc cản quang và có tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch:

  • * Chụp x-quang hệ niệu không sử dụng thuốc cản quang:
  • Người bệnh được hướng dẫn đứng, nằm thẳng/nghiêng trên bàn tùy theo yêu cầu của bác sĩ/kỹ thuật viên. Lúc này, phần bụng của người bệnh cần được đặt ở giữa phim và máy chụp x-quang để chụp.
  • Những bộ phận khác không cần chụp x-quang có thể được che lại bằng tấm chắn chuyên dụng (chất liệu chì) giúp người bệnh tránh tiếp xúc với tia x.
  • Người bệnh cần giữ yên khoảng vài phút khi đã ở đúng vị trí để bắt đầu chụp x-quang. Lưu ý, người bệnh phải hoàn toàn giữ yên trong lúc chụp x-quang, vì bất kỳ chuyển động nào cũng có thể làm chất lượng hình ảnh bị thay đổi.
  • Bác sĩ/kỹ thuật viên sẽ đi ra phía sau cửa sổ bảo vệ trong lúc điều khiển máy chụp x-quang phát tia x. Quá trình chụp diễn ra rất nhanh chóng.
  • * Chụp x-quang hệ niệu có tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch:
  • Hướng dẫn người bệnh nằm ngửa trên bàn chụp với tư thế hai tay xuôi theo cơ thể, hai chân duỗi.
  • Bác sĩ tiến hành tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch người bệnh. Liều được sử dụng là từ 1 – 1.5 ml/1 kg cân nặng cơ thể với tốc độ tiêm ở mức 3 – 5 ml/s.
  • Tiến hành chụp phim thứ nhất thì nhu mô trong phút đầu tiên kể từ lúc bắt đầu tiêm sau giây 40 đến 60.
  • Tiến hành chụp phim thứ hai thì bài tiết ở phút 3 – 5 sau khi tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch.
  • Tiến hành chụp các phim sau cách nhau 15 phút, 30 phút, 45 phút. Bác sĩ/kỹ thuật viên cần ngừng chụp nếu thấy thuốc cản quang ngấm hết vào các đài bể thận hoặc đã xuống dưới bàng quang.
  • Với trường hợp thận ngấm thuốc chậm sau 60 phút thì cần chụp thêm sau khoảng 2 – 3 giờ.
  • Chụp thêm 1 hình sau khi người bệnh đi tiểu hết.

3. Sau khi chụp x-quang hệ niệu

Khi đã chụp x-quang hệ niệu xong, người bệnh được hướng dẫn ra phòng chờ để đợi nhận kết quả. Lúc này, bác sĩ/kỹ thuật viên sẽ chỉnh sửa độ tương phản đặt dấu phải trái rồi in ảnh ra phim đồng thời đối chiếu với những tiêu chuẩn phim đạt yêu cầu. Dựa trên phim x-quang vừa chụp, bác sĩ sẽ đọc kết quả (trường hợp khó cần hội chẩn thì phải thông báo cho người bệnh để hẹn lại thời điểm lấy kết quả).(1)

Sau khi bác sĩ đã đọc, ghi nhận kết quả thì cần tiến hành thu thập đủ số phim và những giấy tờ có liên quan để trả lại cho người bệnh. Cuối cùng, người bệnh được hướng dẫn mang kết quả đến chuyên khoa điều trị hoặc nơi khám chữa bệnh ban đầu.

So sánh độ cản quang của sỏi so với xương
Bác sĩ đọc kết quả dựa trên phim x-quang vừa chụp

Chụp x-quang hệ niệu ở đâu?

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là cơ sở y tế uy tín cung cấp dịch vụ chụp x-quang hệ niệu với quy trình chụp khoa học, an toàn, trang thiết bị, máy móc hiện đại nhập khẩu từ các quốc gia phát triển. Bệnh viện quy tụ đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, tận tình, chu đáo. Người bệnh sẽ nhận được kết quả chụp x-quang chính xác, nhanh chóng, hỗ trợ tích cực cho việc chẩn đoán, chữa bệnh sỏi thận.

Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Chụp x-quang sỏi thận là phương pháp hữu ích, hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán, chữa trị, theo dõi bệnh sỏi thận. Để nhận được kết quả chính xác, người bệnh nên thực hiện kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh này tại cơ sở y tế uy tín.