So sánh sự khác nhau trong đường lối chống giặc thời Lý và thời Trần

(Bqp.vn) - Ba lần kháng chiến chống Nguyên - Mông không chỉ là cuộc đọ sức quyết liệt giữa một đế quốc đầu sỏ cỡ thế giới với một dân tộc nhỏ bé nhưng kiên quyết đứng lên chống xâm lược để bảo vệ đất nước, mà còn là cuộc đấu tranh gay gắt về tài trí giữa hai nền nghệ thuật quân sự của Đại Việt và của đế quốc Nguyên - Mông.

1. Chiến lược

Trong lần kháng chiến thứ nhất (1258), sau một số trận đánh chặn kỵ binh Mông Cổ ở biên giới Tây Bắc và nhất là quân trận Bình Lệ Nguyên, vua Trần cũng như Lê Tần đều biết rằng không thể tiếp tục quyết chiến khi thế và lực quân địch còn rất mạnh, cho nên đã chủ trương rút lui để bảo toàn lực lượng. Trong lần kháng chiến thứ hai (1285), Trần Quốc Tuấn đã đóng đại bản doanh và chuẩn bị thế trận ở Nội Bàng để chặn đánh địch.

Nhưng trước sức tấn công như vũ bão của hàng chục vạn quân Nguyên, nhận thấy nếu tiếp tục quyết chiến với địch ở đấy thì chắc chắn ta không cản nổi địch mà còn bị tổn thất, nên Trần Quốc Tuấn đã kịp thời thay đổi ý định chiến lược, cho quân rút lui, trước mắt là bảo toàn được lực lượng và phá kế hoạch hợp vây của chúng. Trong cuộc kháng chiến lần thứ ba, do rút được kinh nghiệm hai lần trước, ta không chủ trương quyết chiến khi quân Nguyên đang ào ạt tiến công, mà vừa đánh chặn để tiêu hao địch, vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, đồng thời dẫn dắt Thoát Hoan và Ô Mã Nhi vào thế trận ta đã chuẩn bị sẵn.

Để làm cho địch hao mòn suy yếu theo kế "dĩ dật đãi lao" - tức là lấy nhàn chờ mệt, lấy mạnh chờ yếu, lấy sung sức chờ hao mòn - tạo ra thế và thời cơ có lợi để phản công, bí quyết của thời Trần là phát huy sức mạnh của "cả nước đánh giặc", vận dụng linh hoạt các cách đánh: đánh nhỏ, đánh phân tán và đánh lớn, đánh tập trung, kết hợp chặt chẽ các hoạt động tác chiến của các lực lượng: quân triều đình, quân các lộ, các vương hầu và dân binh.

Chính nhờ tạo được thế trận chiến tranh nhân dân, cả nước đánh giặc, kết hợp được các cách đánh và các lực lượng cùng đánh nên quân và dân nhà Trần đã có được khả năng to lớn và tiến công địch ở khắp mọi nơi, mọi lúc, cả trước mặt và sau lưng; khiến quân thù đông mà tản, nhiều hóa ít, mạnh hóa yếu, từng bước bị tiêu hao, suy yếu, mệt mỏi và cuối cùng bị phản công - tiến công tiêu diệt. Kỵ binh Mông Cổ cũng như kỵ binh, bộ binh nhà Nguyên đều nổi tiếng là thiện chiến nhất đương thời; đặc biệt kỵ binh Nguyên - Mông đã từng chiến thắng ở khắp nơi, nhưng khi đến Đại Việt lại không thể "thi thố được tài năng" như ở những nơi khác. Vì chúng đã gặp phải một phương thức chống đối hoàn toàn khác lạ: đó là cuộc chiến tranh toàn dân dưới sự chỉ huy tài tình của một bộ tham mưu thống nhất. Đó là cách đánh "dĩ đoản chế trường", biết hạn chế sở trường của giặc, phát huy mặt mạnh của ta, từng bước chuyển hóa lực lượng; ta càng đánh càng mạnh, càng thắng, địch càng đánh càng yếu, càng thua.

Biết tránh quyết chiến khi tình thế không có lợi, nhưng khi đã tạo ra được thời cơ, tổ tiên ta ở thời Trần đã biết kịp thời nắm lấy thời cơ, kiên quyết tiến lên tiến công, phản công địch, giành thắng lợi quyết định.

Trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất, các nhà lãnh đạo nhà Trần đã kịp thời phát hiện được thời cơ chỉ sau 9 ngày quân địch vào được Thăng Long và đã nhanh chóng chuyển sang phản công. Cách thức phản công là chỉ giáng một đòn, dùng hình thức tập kích, ban đêm bất ngờ đánh úp vào kỵ binh Mông Cổ đang ngủ say trong lêu trại ở dã ngoại - nghĩa là vào nơi, vào thời điểm mà kỵ binh tỏ ra yếu nhất, thất thế nhất. Với cách đánh thông minh như thế của ta, kỵ binh Mông Cổ còn tên nào chỉ còn biết tìm đường mà chạy tháo thân.

Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai khi thời cơ đến, ta tiến hành phản công theo cách: tiêu diệt từng bộ phận địch, đánh cánh quân yếu trước, đánh cánh quân mạnh sau, rồi từ tiêu diệt một bộ phận tiên lên tiêu diệt đại bộ phận.

Trong cuộc kháng chiến lần thứ ba, với thế trận đã chuẩn bị sẵn, ta chuyển sang phản công đồng thời, trên cả hai hướng thủy bộ và đánh địch trong một tình huống có lợi nhất: đó là lúc chúng đã hết sức suy yếu, mất tinh thần và đang tìm cách tháo chạy vê nước.

Để đôi phó với một kẻ địch đông, mạnh, có nhiều kinh nghiệm tác chiến chiến trường xa và luôn chủ trương đánh nhanh thắng chóng, tổ tiên ta đã khôn khéo biết khoét sâu vào yếu điểm cơ bản của chúng là vấn đề lương thảo, hậu cần.

Vì thế trong cả ba lần chiến tranh, đều chủ trương bằng mọi cách hạn chế, triệt đường lương thảo của chúng, gây cho địch một khó khăn tổ tiên ta không thể khắc phục được.

2. Chiến thuật

Nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận quyết chiến chiến lược như Đông Bộ Đầu (1258), Chương Dương - Thăng Long (1285) và Bạch Đằng (1288) đã để lại những bài học về việc tạo thời cơ, chuẩn bị lực lượng cho địa hình, đánh vận động, đánh tiêu diệt trong một trận quyết chiến. Trong các trận đó, nổi bật nhất là trận Bạch Đằng (1288). Trần Quốc Tuấn đã thực hành một kế hoạch tác chiến được tính toán kỹ càng, chuẩn bị chu đáo, từng bước dẫn dắt địch hành động theo ý định của ông, đưa chúng vào trận địa đã chuẩn bị sẵn và đúng thời điểm thuận lợi, kết hợp quân mai phục thủy bộ với bãi cọc ngầm được đóng sẵn và lợi dụng quy luật lên xuống của nước triều, để đánh trận tiêu diệt chiến lược.

Trong quá trình chiến tranh, các hình thức chiến thuật như tập kích, phục kích, đánh tiêu hao, quấy phá địch bằng các lực lượng đã được vận dụng linh hoạt và có hiệu quả. Khi quân Nguyên muốn đánh lớn thì ta đánh nhỏ, khi quân giặc muốn tập trung thì ta lại phân tán, buộc chúng đánh theo cách đánh của ta. Khi quân địch đã suy yếu thì ta phản công, tổ chức những trận đánh lớn, bất ngờ, địch không kịp và không thể tập trung đối phó được.

Trong những lần quân Nguyên đuổi theo đánh và định bắt vua Trần, quân ta thường khéo léo áp dụng các thủ đoạn nghi binh, đánh lừa địch, khiến cho tướng giặc tức tối, lồng lộn và cuối cùng bị sa vào bẫy phục kích của ta.

Khi địch mạnh, quân ta thực hiện vừa đánh chặn, vừa rút lui; khi địch thua, tháo chạy thì quân ta chặn đánh và truy kích kiên quyết, có hiệu quả v.v...

(Bách khoa Tri thức Quốc phòng toàn dân)

So sánh sự khác nhau trong đường lối chống giặc thời Lý và thời Trần
Vậy gia đình của bác là ai và có tên là gì? (Lịch sử - Lớp 9)

So sánh sự khác nhau trong đường lối chống giặc thời Lý và thời Trần

4 trả lời

Ai là người vẽ ra lá cờ VIÊT NAM? (Lịch sử - Lớp 9)

4 trả lời

Người tối cổ là gì? (Lịch sử - Lớp 9)

4 trả lời

Nhà tù côn đảo là gì (Lịch sử - Lớp 9)

2 trả lời

_giống nhau:cùng thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông"
_khác nhau:
+quân đội nhà trần được chia làm hai loại:cấm quân và quân ở các lộ,cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành,triều đình và vua.chính binh đóng ở các lộ đồng bằng,phiên binh đóng ở các lộ miền núi,hương binh đóng ở các làng,xã.khi có chiến tranh,còn có các quân đội của các vương hầu
+quân đội nhà lý chỉ được phân chia thành hai loại:cấm quân và quân địa phương.
+quân độinhà trần được xây dựng theo chủ trương:"quân lính cốt tinh nhuệ,không cốt đông

Nếu hay cho mình hay nhất nhé

So sánh cách đánh giặc của nhà Lý và nhà Trần.

Nhà Trần tiến hành kháng chiến theo đường lối dựa vào nhân dân để đánh giặc, đoàn kết

Đề bài

Sự khác nhau trong đường lối kháng chiến của nhà Trần và nhà Hồ:

Lời giải chi tiết

- Nhà Trần:

+ Tiến hành kháng chiến dựa vào sức dân, đoàn kết, huy động sức mạnh toàn dân đánh giặc, “lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh”, thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.

+ Vừa đánh cản giặc, vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, buộc giặc phải đánh theo cách đánh của ta.

- Nhà Hồ: lại dựa vào lực lượng quân đội, không dựa vào dân và không đoàn kết huy động được toàn dân đánh giặc, chiến đấu đơn độc.

Loigiaihay.com

Giải bài tập 2 trang 100 SGK Lịch sử 10

Phân tích sự khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông - Nguyên thời Trần.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 97, 98 để so sánh. 

- Giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông - Nguyên thời Trần có sự khác nhau về nghệ thuật quân sự. Sự khác nhau này là dựa trên tương quan lực lượng giữa ta và địch.

- Nhà Lý và nhà Trần đã khéo léo phân tích tình hình địch để lựa chọn cách đách phù hợp.

=> Kết quả: đều giành chiến thắng vang dội, giữ vững độc lập dân tộc.