So sánh tính bazơ của các chất hữu cơ

Trong chương trình hóa hữu cơ 12 có đề cập đến hai hợp chất hữu cơ chứa Nitơ là amin và amino acid. Trong bài này mình sẽ nói về amin. Tại sao nó có tính bazơ và vấn đề sắp xếp một nhóm các amin theo chiều tăng dần (hay giảm dần) của tính bazơ.

Amin có tính bazơ là vì nó xuất phát từ amoniac. Theo định nghĩa, amin được hình thành bằng cách thay thế một, hai, hoặc ba nguyên tử H trong phân tử NH3 bởi các gốc hydrocacbon.

So sánh tính bazơ của các chất hữu cơ

Rõ ràng là việc thay thế này không làm xê dịch hay động chạm gì đến cặp e đã ghép đôi, nhưng chưa liên kết của nguyên tử N. Cặp e này chính là nguyên nhân gây ra tính bazơ cho NH3, mình nhớ là đã viết về vấn đề này trong một lần đưa các bạn lên thăm Sapa rồi 😀 (Nếu quên thì vào ĐÂY xem lại nhé). Do đó, cặp e này cũng gây ra tính bazơ cho amin. Tuy nhiên, tính bazơ sẽ “bị ảnh hưởng” dưới tác dụng của gốc R, và amin có thể có tính bazơ mạnh hơn hoặc yếu hơn so với NH3. Để đánh giá điều này, thông thường ta dựa vào 2 yếu tố: thứ nhất, gốc R là gốc đẩy hay hút e; thứ hai, số lượng gốc R là bao nhiêu.

Nếu gốc R là đẩy e thì nó sẽ đẩy e vào nguyên tử N, làm tăng mật độ điện tích âm trên N. Do đó, N dễ nhận proton hơn, tính bazơ sẽ tăng. Nếu càng nhiều gốc R đẩy e thì mật độ e trên N lại càng tăng, tính bazơ càng mạnh nữa. Vì vậy, nếu trong phân tử amin toàn là gốc đẩy e thì tính bazơ sẽ như sau: NH3 < amin bậc I < amin bậc II < amin bậc III. Các bạn xem hình vẽ minh họa phía dưới.

So sánh tính bazơ của các chất hữu cơ
Ngược lại, nếu gốc R hút e, thì nó sẽ làm giảm mật độ e trên nguyên tử N. Mật độ điện tích âm giảm, N sẽ khó nhận proton hơn, tính bazơ sẽ giảm. Và cũng tương tự như trên, nếu càng nhiều gốc hút e thì tính bazơ lại càng giảm nữa. Nên nếu trong phân tử amin toàn là gốc hút thì tính bazơ sẽ theo thứ tự sau: NH3 > amin bậc I > amin bậc II > amin bậc III.

So sánh tính bazơ của các chất hữu cơ
Tổng hợp hai nhận xét ở trên lại ta có thứ tự sau: hút bậc III < hút bậc II < hút bậc I < NH3 < đẩy bậc I < đẩy bậc II < đẩy bậc III.

Mình sẽ nêu ra đây một số gốc nhóm thế có hiệu ứng đẩy và hút e tiêu biểu, không chỉ phục vụ riêng cho bài amin mà còn phục vụ cho nhiều vấn đề khác nữa. Ví dụ, nhờ biết nhóm –OH đẩy e, làm tăng mật độ e trong phân tử phenol ở các vị trí ortho- và para- nên nó mới dễ tham gia phản ứng thế với Br2 và tạo được hợp chất 2,4,6- tribrom phenol (các vị trí 2,4 là ortho- , 6 là para-, chứng tỏ sự đẩy e của nhóm OH làm hoạt hóa vòng benzen rất mạnh). Và cũng nhờ biết nhóm phenyl (C6H5– ) hút e mạnh nên làm liên kết O – H phân cực mạnh, H dễ đứt ra thành H+. Điều đó giúp giải thích tính acid yếu của phenol, nó tác dụng được với NaOH (trong khi ancol thì không mặc dù đều có cấu trúc R – OH). Như vậy là đã giải thích được anh hưởng qua lại giữa gốc và chức trong phân tử phenol.

Nhóm đẩy:

Những gốc ankyl (gốc hydrocacbon no): CH3-, C2H5-, iso propyl …

Các nhóm còn chứa cặp e chưa liên kết: -OH (còn 2 cặp), -NH2 (còn 1 cặp)….

Nhóm hút: tất cả các nhóm có chứa liên kết π, vì liên kết π hút e rất mạnh.

Những gốc hydrocacbon không no: CH2=CH- , CH2=CH-CH2– …

Những nhóm khác chứa nối đôi như: -COOH (cacboxyl), -CHO (andehyt), -CO- (cacbonyl), -NO2 (nitro), ….

Các nguyên tố có độ âm điện mạnh: -Cl, -Br, -F (halogen)…

Bây giờ là hai bài thực hành nhỏ để giúp các bạn hình dung rõ hơn.

Bài 1: Sắp xếp dãy sau theo chiều tăng dần của tính bazơ: NH3, C6H5-NH2, (CH3)3N, CH3-NH2, C2H5-NH2, (C6H5-)2NH

Thứ tự sắp xếp đúng sẽ là: (C6H5-)2NH < C6H5-NH2 < NH3 < CH3-NH2 < C2H5-NH2 < (CH3)2NH < (CH3)3N.

Đến đây chắc một số bạn sẽ thắc mắc tại sao C2H5-NH2 lại có tính bazơ yếu hơn (CH3)2NH mặc dù cùng là nhóm đẩy và có 2 cacbon. Các bạn tưởng tượng, trong 2 cacbon của C2H5 – thì chỉ có một C gắn vào N là đẩy e trực tiếp cho N. Nguyên tử C còn lại phải đẩy thông qua C kia, nên sẽ giảm tác dụng. Còn cả 2 e trong (CH3)2NH đều gắn vào N, như vậy cả 2 nguyên tử C này đều đẩy trực tiếp. Do đó tính bazơ của (CH3)2NH phải mạnh hơn.

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 - So sánh tính Axit – Bazơ của các hợp chất hữu cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

SO SÁNH TÍNH AXIT – BAZƠ CỦA CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ Thạc sỹ: Nguyễn Cao Chung GV trường THPT Kỹ Thuật Lệ Thủy – Quảng Bình I- KHÁI NIỆM 1. Định nghĩa axit – bazơ: - Theo Bronstet-Lawry: Axit là chất cho proton, bazo là chất nhận proton. - Theo Lewwis: Axit là chất nhận cặp electron, bazơ là chất cho cặp electron. 2. Tính axit của các hợp chất hữu cơ. Mọi yếu tố làm tăng khả năng phân ly của liên kết O – H và làm tăng độ bền của anion sinh ra đều làm tăng tính axit, tức là làm tăng Ka hay làm giảm pKa (pKa = – lgKa , đối với cặp axit-bazơ liên hợp thì pKa + pKb =14) - Trong nhóm cacboxyl -COOH có hiệu ứng liên hợp p -  nên làm giảm mật độ e ở nguyên tử oxi trong nhóm OH  liên kết O – H bị phân cực mạnh. - Các nhóm ankyl có hiệu ứng (+I) nên cản trở sự di chuyển e về phía C = O, làm tăng mật độ e ở nguyên tử oxi trong nhóm OH, giảm sự phân cực của liên kết O – H  làm giảm tính axit. - Các nhóm hút e như Cl, Br, NO2 có hiệu ứng (- I) nên hỗ trợ sự di chuyển e về phía C = O làm giảm mật độ e ở nguyên tử oxi trong nhóm OH, tăng sự phân cực của liên kết O – H  làm tăng tính axit. 2.1. Khi giải thích tính axit cần giải thích hiệu ứng ở trạng thái chưa phân li và cả trạng thái đã phân li. Ví dụ: HA + H2O  H3O + + A - - Trạng thái tĩnh: Phân tử càng dễ phân li thành H+ thì tính axit càng mạnh tức là nguyên tử hiđro gây tính axit càng linh động thì càng dễ phân li. - Trạng thái động: (khi tạo ra bazơ liên hợp), anion mà càng bền tức điện tích âm được giải toả càng nhiều thì tính axit càng mạnh. Kết hợp 2 yếu tố đó sẽ kết luận được tính axit của chất đó. Ví dụ: Xét tính axit của C2H5OH, C6H5OH, CH3COOH. 2 5C H O H   + H2O  2 5C H O - + H3O + (1) + I + I –H + H2O  + H3O + (2) –C, –I –C, –I + H2O  ≡ + H3O + (3) O-O CH3 C O O  H O-CH3 C O CH3 C 1 2O  1 2O  –C, –I Nhận xét: Độ bền của các ion ở (1) < (2) < (3) do đó tính axit của C2H5OH < C6H5OH < CH3COOH. 2.2. Trong bất kì trường hợp nào, nếu có nhóm thế hút e sẽ làm cho tính axit tăng. Ngược lại, nếu có nhóm thế đẩy e sẽ làm cho tính axit giảm. Ví dụ: Tính axit của các chất tăng dần trong dãy sau: CH3CH2CH2–COOH < CH3CHBrCH2–COOH < CH3CH2CHBr–COOH < < CH3CHICHBr–COOH < CH3CHBrCHBr–COOH. 2.3. Tính axit của axit không no và axit thơm lớn hơn axit no tương ứng. Ví dụ 1: Tính axit tăng dần theo dãy sau: CH3CH2CH2–COOH < CH3CH=CH–COOH < CH3C≡C–COOH. - Các liên kết kép C = C hay C  C có hiệu ứng (-I) sẽ làm tăng tính axit (trong đó liên kết C  C có hiệu ứng (-I) mạnh hơn, do độ âm điện của C lai hóa sp > độ âm điện của C lai hóa sp 2 ). - Trạng thái lai hoá của cacbon ảnh hưởng tới hiệu ứng cảm ứng. Độ âm điện của các cacbon lai hoá giảm như sau: Csp > Csp2 > Csp3 Ví dụ 2: Tính axit của > Trong axit chứa liên kết đôi C=C thì tính axit của dạng cis > tính axit của dạng trans. < +C tăng làm Ka giảm Do hiệu ứng không gian loại II nên +C giảm làm Ka tăng pKa-trans =4,68 pKa-cis = 4,38 2.4. Các dạng axit ,  không no có tính axit yếu hơn dạng ,  không no. Ví dụ: Tính axit: < – I và + C chỉ có – I CH3CH=CH-CH2COOH ,pKa = 4,48 > CH2=CH-CH2CH2COOH, pKa=4,68 > CH3CH2CH=CH-COOH pKa = 4,83 2.5. Axit thơm R-C6H4-COOH - Ở vị trí para các nhóm thế gây ra hiệu ứng cảm ứng I ; hiệu ứng liên hợp và siêu liên hợp (C, H ) phát huy được tác dụng (ảnh hưởng trực tiếp) - Ở vị trí meta các nhóm thế chủ yếu gây hiệu ứng cảm ứng I , hiệu ứng liên hợp và siêu liên hợp (C, H ) hầu như không phát huy được tác dụng (ảnh hưởng gián tiếp) COOH COOH CH3 C C C H O OH H CH3 C C C H O OH H C = O 3CH C C     OH OH 2 2CH CH CH C O       - Các axit đồng phân ortho RC6H4COOH có tính axit luôn lớn hơn các đồng phân khác bất kể bản chất của các nhóm thế là gì (hút hay đẩy e) . Loại ảnh hưởng đặc biệt của các nhóm thế ở vị trí ortho như vậy gọi là hiệu ứng ortho (hiệu ứng cảm ứng, không gian, hiệu ứng trường và liên kết hidro) - Các nhóm thế ở vị trí meta và para của axit benzoic làm thay đổi tính axit theo qui luật: các nhóm thế có hiệu ứng +I,+C hay +H (đẩy electron) luôn làm giảm tính axit, các nhóm thế có hiệu ứng –I,-C (hút electron) luôn làm tăng tính axit. - Hai nhóm thế -NO2, -CN ở vị trí para thì cả hai hiệu ứng –I, -C đều phát huy được tác dụng cho nên tính axit tăng hơn vị trí meta, ở vị trí mêta các nhóm thế này chỉ có hiệu ứng –I, còn hiệu ứng –C không phát huy được tác dụng. Ngoài cách dựa vào hiệu ứng để giải thích tính axit còn có thể dựa vào độ ổn định của anion cacboxylat, khi các nhóm thế này ở vị trí para sẽ ổn định hơn ở vị trí meta. - Đối với nhóm –OH, -OR thì ở vị trí para chúng phát huy được cả hai hiệu ứng –I và +C (+C>-I) nên tính axit giảm . Khi các nhóm thế này ở vị trí meta, chúng chỉ có hiệu ứng –I nên tính axit tăng. - Các halogen (F,Cl,Br,I) gắn vào nhân bezen có –I,+C (-I>+C) .Ở vị trí mêta chúng chỉ có hiệu ứng –I nên tính axit tăng, còn ở vị trí para hiệu ứng –I mạnh hơn +C nên làm cho tính axit giảm hơn vị trí meta - Hầu hết các nhóm +C đồng thời có cả hiệu ứng –I , nên thể hiện một hiệu ứng tổng quát bao gồm cả hai loại hiệu ứng đó. Ví dụ: CH3O- là nhóm đẩy electon nói chung (+C mạnh hơn -I), nhưng Cl- lại là nhóm hút electron nói chung (+C yếu hơn -I). R pKa (para) pKa (meta) pKa (ortho) -NO2 3,43 (-C, -I) 3,49 (-I) 2,17 -CN 3,55(-C, -I) 3,84(-I) 3,14 -F 4,14 (+C<-I) 3,87 (-I) 3,27 -OH 4,54 (-I<+C) 4,08 (-I) 2,98 -CH3 4,37(+I,+H) 4,27(+I) 3,91 -NH2 4,92(-I<+C) 4,78 (-I) 3,91 -OCH3 4,54 (-I<+C) 4,09 (-I) 4,09 pKa càng nhỏ tính axit càng mạnh. 3. Tính bazơ của các chất hữu cơ. 3.1. Giải thích tính bazơ của các chất cần chú ý ở trạng thái đầu và các trạng thái tạo ra cation. -Trạng thái tĩnh: Các amin mật độ e trên nguyên tử nitơ càng lớn thì tính ba zơ càng mạnh -Trạng thái động: Ion sinh ra bền, càng dễ bị sonvat hoá thì điện tích dương được giải toả càng nhiều thì tính bazơ càng mạnh. Kết hợp 2 yếu tố đó sẽ kết luận được tính bazơ của chất đó. Ví dụ: Xét tính bazơ của NH3, CH3–NH2 và CH3–NH–CH3. NH3 + H2O  4NH  + OH - (1) CH3-NH2 + H2O  CH3 3N H  + OH - (2) +I +I CH3-NH-CH3 + H2O  CH3- 2N H  -CH3 + OH - (3) +I mạnh +I mạnh Vì độ bền các cation giảm theo chiều: CH3- 2N H  -CH3 > CH3- 3N H  > 4NH  nên tính bazơ của CH3–NH–CH3 > CH3–NH2 > NH3. 3.2. Trong phân tử nếu có chứa nhóm đẩy e sẽ làm tăng tính bazơ, ngược lại nhóm hút e sẽ làm giảm tính bazơ của hợp chất. Ví dụ: Tính bazơ giảm dần theo chiều: CH3– CH2 -NH2 > CH3 -NH2 > NH3 > C6H5 -NH2 > C6H5 – NH- C6H5 3.3. Với amin no, trong dung dịch nước, tính bazơ của amin bậc 3 bậc 1 Sự hơn kém tính bazơ của amin bậc 1 và bậc 3 tùy thuộc gốc hidrocacbon (CH3)2NH > CH3NH2> (CH3)3N (C2H5)2NH > (C2H5)3N > C2H5NH2 pKa: 10,77 10,63 9,8 pKb: 3,23 3,38 4,20 3,07 3,13 3,33 - Tính bazơ của amin bậc 3 nhỏ hơn amin bậc 2 vì khả năng sonvat hoá của ion triankylamôni yếu hơn ion điankyl amoni, do số nguyên tử H ở amin bậc 3 ít hơn, mặt khác do ảnh hưởng không gian của 3 gốc ankyl R R R- N + - H .... OH2 < R – N + - H .... OH2 R H...OH2 - Trong dung môi không phân cực (benzen, hexan): bậc 3> bậc 2 > bậc 1 - Amin no bậc 2, dạng vòng có tính bazơ > dạng mạch hở. Do (2) sự án ngữ không gian của hai nhóm R và R’ nên khả năng hiđrat hóa yếu hơn => điện tích dương ít được giải tỏa hơn nên kém bền hơn. 3.4. Tính bazơ của amin dị vòng no lớn hơn amin dị vòng thơm. Ví dụ: Tính bazơ giảm dần theo chiều: > > sp 3 sp 2 cặp e tự do trên N tham gia liên hợp H N 3.5. Amin thơm có bậc càng cao thì tính bazơ càng giảm (do cặp e cuả N đã tham gia liên hợp với vòng benzen hay hiệu ứng –C tăng). Hầu hết amin thơm có nhóm thế dù hút hay đẩy electron ở vị trí ortho thường làm giảm tính bazơ so với amin thơm có nhóm thế ở vị trí para và meta. Nguyên nhân là do hiệu ứng trường của nhóm thế ở vị trí ortho (hiệu ứng ortho) Ví dụ: Tính bazơ của các hợp chất thơm có các nhóm thế ở các vị trí khác nhau trong hợp chất có công thức tổng quát : X-C6H4-NH2 đo được như sau: (pKa càng lớn tính ba zơ càng mạnh.) X pKa (ortho) pKa (meta) pKa (para) -CH3 4,39 4,69 (+I) 5,10 (+I,+H) CH3O- 4,49 4,2 (-I) 5,34 (+C>-I) -Cl 2,61 3,52 (-I) 3,98 (-I>+C) -NO2 -0,29 2,5 (-I) 1,00 (-I,-C) 3.6. Càng nhiều nhóm có hiệu ứng (+I) ở nguyên tử nitơ thì tính bazơ của amin càng tăng. Ngược lại càng nhiều nhóm có hiệu ứng (- C) ở nguyên tử nitơ thì tính bazơ của amin càng giảm. Ví dụ : (CH3)2NH > CH3NH2 > NH3 > C6H5NH2 > (C6H5)2NH pKb (3,23) (3,38) (4,75) (9,42) (13,1) II- BÀI TẬP VẬN DỤNG 1. Tính Axit Bài tập 1: Sắp xếp theo trình tự giảm dần tính axit của các chất sau, giải thích. Đáp án: Thứ tự tính axit giảm dần: (C) > (D) > (B) là do: - Chất (C) có nhóm CH3CO- (axetyl) ở vị trí para gây hiệu ứng –I và –C làm tăng độ phân cực của liên kết –OH. - Chất (D) có nhóm CH3CO ở vị trí meta, gây hiệu ứng –I, không có –C nên –OH của (D) phân cực kém hơn OH của (C). - Chất (B) có nhóm CH3CO ở vị trí ortho tạo liên kết hiđro với H trong nhóm OH nên H khó phân li ra H + hơn, tính axit giảm. Bài tập 2: So sánh nhiệt độ nóng chảy và trị số pKa của hai axit sau: Đáp án: - Nhiệt độ nóng chảy (2) > (1) - Tính axit (1) > (2) Bài tập 3: Sắp xếp (có giải thích) theo trình tự tăng dần tính axit của các chất trong từng dãy sau: Hướng dẫn giải Vì: -I1 < -I2 nên (C) có tính axit lớn hơn (D). (A) và (B) có N hút e (-I) nên tính axit lớn hơn (D) và (C). (B) có liên kết hiđro nội phân tử nên làm giảm tính axit so với (B). Bài tập 4: Hãy so sánh: Tính axit của các chất: phenol, m-NO2C6H4OH; p-NO2C6H4OH; m-ClC6H4OH; p-CH3C6H4OH; m-CH3C6H4OH. Giải: Tính axit tăng theo thứ tự: OH CH3 OH CH3 OH OH Cl < < .. < < OH NO2 NO2 OH < +I, +H +I 0 -I >+C -I mạnh -I, -C mạnh Bài tập 5: Axit fumaric và axit maleic có các hằng số phân li nấc 1 (k1), nấc 2 (k2). Hãy so sánh các cặp hằng số phân li tương ứng của hai axit này và giải thích. H HHOOC COOH - H + H HHOOC COO- - H + F F , F,,Axit fumaric H H-OOC COO- H H O OH OH O - H+ - H+ H COO--OOC H ... H H O O OOH .... .... ... M Axit maleic M, M,, - k1(M) > k1(F) là do M có khả năng tạo liên kết hidro nội phân tử, liên kết O-H của M trong quá trình phân li thứ nhất phân cực hơn so với F và bazơ liên hợp M' cũng bền hơn F'. - k2 (M) < k2 (F ) là do liên kết hidro nội phân tử làm cho M' bền, khó nhường proton hơn so với F'. Ngoài ra, bazơ liên hợp M'' lại kém bền hơn bazơ liên hợp F''. Bài tập 6 . Cho pKa của phenol là 9,98 và bảng giá trị pKa của các chất sau đây Trường hợp Chất o m p 1 NO2 – C6H4 – OH 7,23 8,4 7,15 2 Cl – C6H4 – OH 8,48 9,02 9,38 3 CH3 – C6H4 – OH 10,28 10,08 10,14 Giải thích các giá trị pKa. a. Trường hợp 1. nhóm NO2 có cả –C và –I. - nhóm NO2 ở vị trí para, gây ra hiệu ứng –C và –I , độ phân cực của – OH lớn nhất  tính axit lớn nhất. - nhóm NO2 ở vị trí meta , chỉ có –I tính axit yếu nhất. - nhóm NO2 ở vị trí octo : xuất hiện liên kết Hidro nội phân tử nên làm cho tính axit bé hơn đồng phân para nhưng ở trạng thái động , aninon sinh ra lại bền do NO2 có hiệu ứng –C và –I đặc biệt là –I rất mạnh do ở gần hơn. (Càng nhiều nhóm hút e, điện tích âm càng được giải tỏa, anion càng bền). Nên tính axit của đồng phân octo vẫn lớn hơn đồng phân meta. b.Trường hợp 2. Halogen có –I > +C - I giảm dần theo mạch C nên tính axit giảm dần theo thứ tự: đồng phân ortho>meta>para. c.Trường hợp 3. Nhóm -CH3 ở vị trí o,p có hiệu ứng +I, +H còn ở vị trí m chỉ có +I, mặt khác +I ở vị trí ortho gần hơn para nên tính axit ortho