Tác hại của thịt lợn tăng trọng

NGUY HẠI KHI ĂN THỊT LỢN "LỚN NHANH NHƯ THỔI":

5 dấu hiệu nhận biết thịt tăng trọng

Theo các nhà khoa học, để nhận biết thịt có chứa chất kích thích tăng trưởng không dễ, phải tiến hành bằng các phương pháp hoá học. Tuy nhiên, các bà nội trợ vẫn có thể chọn được những miếng thịt ngon thông qua cảm quan bề ngoài.

Chỉ phát hiện tồn dư hormone bằng phân tích hoá học

Ths. Phạm Hồng Ngân, Phó Trưởng Khoa Thú y, ĐH Nông nghiệp Hà Nội cho biết, chỉ có thể phát hiện được tồn dư hormone trong thịt lợn bằng các phương pháp phân tích hóa học.

Những phương pháp này gồm: Phương pháp mô học, miễn dịch phóng xạ, sắc ký lớp mỏng, phương pháp ELISA, sắc ký lỏng hiệu nâng cao, sắc ký khí khối phổ, sắc ký lỏng khối phổ.

Ngoài ra một kỹ thuật mới cũng đang được dùng trong khâu phát hiện đó là các receptor. Các receptor hormone được dùng để phát hiện sự có mặt của hormone trong mẫu.

Khi có mặt của hormone thì phức hợp receptor-hormone được tạo thành trong tế bào chỉ định và di chuyển về nhân mà ở đó chúng sẽ tác động với một tương tác chuỗi AND kích thích gen mã hóa cho luciferase. Tế bào phát sáng khi có mặt hormone và cơ chất của enzyme.

Để tiến hành các phương pháp kiểm tra này, việc tiến hành lấy mẫu kiểm tra sẽ được thực hiện tại lò mổ, cơ sở chăn nuôi và các quầy bán thịt.

Tại lò mổ, tiến hành lấy mẫu nước tiểu và mỡ vùng đáy chậu, ngoài ra còn lấy mẫu tại điểm tiêm khi chúng được phát hiện, lấy máu cho kiểm tra hormone tự nhiên, lấy mắt cho kiểm tra beta-agoniste.

Tại các cơ sở chăn nuôi: Lấy mẫu nước tiểu, phân, thậm chí lấy máu để kiểm tra hormone tự nhiên.

Với thực tế hiện nay, việc phân tích hoá học để phát hiện tồn dư hormone trong thịt lợn không phải là công việc thường xuyên được tiến hành tại các chợ, các điểm giết mổ... nên người tiêu dùng chỉ có thể nhận biết thịt lợn được nuôi tăng trọng bằng một số dấu hiệu dưới đây.

Dấu hiệu nhận biết lợn nuôi tăng trọng

Khi chế biến, thịt ra nhiều nước

Theo PGS.TS Trịnh Lê Hùng - Khoa Hoá học, ĐH KHTN [ĐH Quốc gia Hà Nội], thịt dùng nhiều chất tăng trọng có hàm lượng nước nhiều hơn, nên khi đun chín sẽ teo và tách ra nhiều nước, có độ săn chắc kém, thịt không đậm và ít có hương vị thơm tự nhiên truyền thống như vật nuôi hoang dã.

Thịt lợn có mùi thuốc kháng sinh

Cũng theo PGS.TS Trịnh Lê Hùng, nếu lợn được người chăn nuôi cho ăn kháng sinh [một trong những biện pháp giúp lợn tăng trọng-như bài trước đã nêu-PV] thì khi nấu, thịt lợn có tồn dư kháng sinh sẽ bốc hơi lên mùi thuốc kháng sinh. Trong trường hợp này, người tiêu dùng nên bỏ, không nên tiếc kẻo rước bệnh vào thân.

Không ham thịt quá nạc, màu đỏ tươi

Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia, đây là loại thịt được người chăn nuôi sử dụng thuốc tăng trọng clenbuterol khiến cơ của lợn phát triển nhanh, đùi to, vai u, có rất nhiều thịt nạc và màu sắc đỏ tươi. Khi thường xuyên ăn phải thịt lợn nuôi tăng trọng này sẽ khiến bị rối loạn nhịp tim, tổn thương tế bào cơ tim, tăng huyết áp và có thể gây đột biến tế bào, tạo điều kiện phát triển các khối u ác tính.

Thịt không đàn hồi

Cũng theo Ths Phạm Hồng Ngân, Phó Trưởng khoa Thú Y, ĐH Nông nghiệp Hà Nội, không nên lựa chọn những miếng thịt không có độ dẻo dính, đàn hồi. Nếu thịt được ướp bằng hàn the hoặc urê sẽ có cảm giác miếng thịt cứng, không có độ dẻo dính.

Thông thường, miếng thịt lợn ngon có màng ngoài khô, khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi cao. Khi ấn ngón tay vào miếng thịt sẽ tạo thành vết lõm, nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra. Ngoài ra, miếng thịt còn có các thớ thịt mịn đều.

Khi thái thịt, hễ thấy các bọc nhỏ màu trắng xen giữa các thớ thịt, bắp thịt cần phải loại bỏ ngay, không nên tiếp tục chế biến vì thực phẩm này đã bị nhiễm kén sán.

Ngoài ra, người tiêu dùng nên mua thịt lợn có dấu kiểm dịch thú y vì thực phẩm này đã được cơ quan chức năng kiểm tra đảm bảo thực phẩm sạch.

Thuỷ sản cũng bị “ép” kháng sinh

Loại thuốc kháng sinh đã từng được phát hiện trong tôm, cá là loại chloramphenicol, quinolon và fluoroquinolon.

Tuy dư lượng kháng sinh này trong thuỷ sản không cao, không ảnh hưởng đối với người trưởng thành khoẻ mạnh và chỉ thỉnh thoảng mới ăn tôm cá do gan có thể tự đào thải chất độc hại ra ngoài cơ thể.

Tuy nhiên, với trẻ em, bà mẹ mang thai, cho con bú hay những người mẫn cảm với các kháng sinh nếu dùng nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển các sụn xương.

Ngoài ra còn có thể xuất hiện các vi khuẩn kháng lại các kháng sinh này trong cơ thể gây khó khăn trong công tác điều trị khi họ bị nhiễm khuẩn.

[Nguồn: Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia]

Theo Phương Thuận [Gia đình]

Ngành chăn nuôi đóng góp một phần không nhỏ vào nền kinh tế nước ta. Không những vậy, ngành chăn nuôi cũng cung cấp thực phẩm cho mọi người. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng sử dụng thuốc tăng trọng trong chăn nuôi lại khiến mọi người rất lo lắng.

1.Thuốc tăng trọng trong chăn nuôi đang được bán tràn lan

Nhiều người vẫn còn thắc mắc không biết liệu thuốc tăng trọng trong chăn nuôi có còn tồn tại hay không? nhưng trên thực tế thì tình trạng này lại đang là tình trạng đáng báo động.

Thuốc tăng trọng trong chăn nuôi đang được bán tràn lan

Bạn chỉ cần lên mạng xã hội đánh từ khóa “thuốc tăng trọng” thì hàng loạt địa chỉ bán sẽ được hiện ra. Mặc dù đã được cơ quan chức năng vào cuộc nhưng thuốc tăng trọng này vẫn còn được bán tràn lan và thậm chí nhiều người còn buôn bán công khai mà không lo sợ một điều gì.

2. Thuốc tăng trọng trong chăn nuôi có lợi hay không?

Một lý do để thuốc tăng trọng trong chăn nuôi vẫn còn được bán trên thị trường đó chính là loại thuốc này vẫn đem lại lợi ích cho người dân trong quá trình chăn nuôi.

Thuốc tăng trọng trong chăn nuôi có lợi khi sử dụng đúng liều lượng

Nếu người dân biết sử dụng thuốc tăng trọng và dùng với liều lượng hợp lý thì chắc chắn ngành chăn nuôi của nước ta sẽ ngày càng phát triển. Đồng thời chất lượng thịt và những chế phẩm từ thịt chắc chắn sẽ được cải thiện.

Trong thuốc tăng trọng có chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng, giúp cho động vật tăng sức đề kháng, có thêm nguồn dinh dưỡng dồi dào và thoát khỏi tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng.

Điều này giúp nhà nông thoát khỏi tình trạng nuôi mãi không lớn. Nhưng điều đáng tiếc là nhiều cá nhân và nhiều doanh nghiệp lại quá lợi dụng thuốc tăng trọng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

3. Hậu quả của việc lạm dụng thuốc tăng trọng trong chăn nuôi

Việc lạm dụng thuốc tăng trọng trong chăn nuôi đã trở nên quá phổ biến và tác hại của việc lạm dụng này lại rất nghiêm trọng:

a.Chất lượng sản phẩm chăn nuôi giảm sút

Nếu như trước đây, thịt được xem là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho con người thì hiện nay nhiều người lại e ngại việc cung cấp thịt cho những bữa ăn của gia đình.

 Chất lượng sản phẩm chăn nuôi giảm sút

Nguyên nhân cũng bởi vì thịt heo, thịt gà…đều nhiễm quá nhiều chất tăng trọng. Chất lượng thịt cũng giảm sút rất nhiều vì thuốc tăng trọng sử dụng quá liều. Khi ăn miếng thịt không còn săn chắc, ngọt như trước nữa.

Giờ đây, miếng thịt trở nên bở, thịt rời ra và màu thịt cũng trắng chứ không còn được giàu dưỡng chất như trước. Đây là một sai sót rất lớn trong ngành chăn nuôi khi để tình trạng thịt nhiễm quá nhiều chất tăng trọng như hiện nay.

b. Lạm dụng thuốc tăng trọng trong chăn nuôi gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân

Không chỉ có chất lượng thịt giảm sút mà việc lạm dụng thuốc tăng trọng trong chăn nuôi cũng khiến cho sức khỏe của người dân bị đe dọa rất nhiều. Thuốc tăng trọng nếu sử dụng quá liều sẽ tồn đọng bên trong thịt.

Lạm dụng thuốc tăng trọng trong chăn nuôi gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân

Lâu ngày, chúng ta ăn phải thịt có chứa nhiều chất tăng trọng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Nhiều người xảy ra tình trạng chóng mặt, buồn nôn khi ăn phải những loại thịt có chứa thuốc tăng trọng này.

Nặng hơn có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm và còn có thể dẫn đến vô sinh. Điều này khiến cho người dân lo sợ và không còn dám mua thịt heo, thịt gà…được bán ngoài chợ nữa.

c. Lạm dụng thuốc tăng trọng trong chăn nuôi gây ảnh hưởng đến nền kinh tế

Một trong những tác hại lớn lao mà thuốc tăng trọng mang đến đó chính là ảnh hưởng đến nền kinh tế. Nếu như trước đây ngành chăn nuôi mang về không ít lợi nhuận cho nền kinh tế nước ta.

 Lạm dụng thuốc tăng trọng trong chăn nuôi gây ảnh hưởng đến nền kinh tế

Thì hiện nay việc xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Bởi chất lượng sản phẩm chăn nuôi giảm sút nên hầu hết việc xuất khẩu đều bị giảm đi đáng kể. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của nền kinh tế nước ta và cả những người trực tiếp tham gia chăn nuôi.

Với những chia sẻ như trên thì hẳn bạn cũng trả lời được câu hỏi thuốc tăng trọng còn tồn tại trong ngành chăn nuôi hay không rồi chứ. Hi vọng bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc và lên tiếng về việc quá lạm dụng thuốc tăng trọng này để góp phần bảo vệ sức khỏe cho mọi người.


Xếp hạng trung bình 5 / 5. Số phiếu: 2

Video liên quan

Chủ Đề