Tại sao bánh mì không phải là thực phẩm

Mới đây, vụ việc một công nhân ở TP Nha Trang, Khánh Hòa ra đường mua bánh mì bị mời về trụ sở làm việc. Tại đây, cán bộ cho rằng việc công nhân này ra ngoài mua bánh mì trong giai đoạn này là không cần thiết.

'Bánh mì đâu phải lương thực, thực phẩm. Lương thực là gạo, rau củ, muối cá, thịt... nhũng cái thức ăn. Bánh mì là món ăn luôn rồi! Từ ngữ lương thực không phải vậy. Em lên google search ra mới hiểu được' - vị cán bộ nói.

Đoạn clip nhanh chóng được chia sẻ và nhận về nhiều bình luận trái chiều của dân mạng.

Tại sao bánh mì không phải là thực phẩm

Lương thực, thực phẩm là cụm từ khá quen thuộc được sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ tườm tận về định nghĩa của 2 khái niệm này. Điều đó dẫn đến việc nhận định sai về một số món ăn thường ngày, như câu hỏi gần đây đang được dân mạng đặt ra, bánh mì có phải thực phẩm hay không?

1. Định nghĩa lương thực, thực phẩm một cách dễ hiểu nhất

Lương thực (cây lương thực) là nguồn cung cấp thức ăn cho gia súc, gia cầm và cả con người. Lương thực được tạo ra từ nông nghiệp, cây lúa hay các loại thực vật nói chung.

Trong tiếng Việt ngày nay, cây lương thực được dùng để chỉ toàn bộ nhóm cây lương thực có hạt và nhóm cây củ có bột. Bốn loại cây lương thực chính của Việt Nam là lúa, ngô, sắn và khoai lang.

Ví dụ cụ thể về lương thực: Ngô (bắp), lúa nước, lúa mì, sắn, khoai lang.

Như vậy, thực phẩm chỉ ra một phạm trù rất rộng lớn trong việc ăn uống của con người, còn lương thực thì chỉ ra một phạm trù nhỏ hơn, cụ thể hơn so với thực phẩm.

Bởi vì, lương thực dùng để chỉ ra các sản phẩm được thu hoạch từ các loại cây lương thực chủ yếu dùng làm lương thực cho người, là nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột cacbohydrat trong khẩu phần thức ăn.

Thực phẩm là các sản phẩm có nhiều nguồn gốc khác nhau như từ động vật và thực vật, các vi sinh... còn lương thực chỉ là các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật mà thôi.

Tại sao bánh mì không phải là thực phẩm

Thực phẩm hay dễ hiểu hơn là thức ăn. Thực phẩm là bất kỳ vật phẩm nào, bao gồm chủ yếu các chất cơ bản mà con người có thể nạp vào cơ thể như chất bột, chất béo, chất đạm, khoáng chất, hoặc nước.

Các loại thực phẩm được chia theo nguồn gốc như: thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, vi sinh vật hay các sản phẩm chế biến từ phương pháp lên men như rượu, bia.

Ví dụ cụ thể về thực phẩm: Thịt, cá, trứng, gà, vịt, tôm, cua,...

Tại sao bánh mì không phải là thực phẩm

2. Bánh mì có phải là thực phẩm hay không?

Tại sao bánh mì không phải là thực phẩm

Sau khi có được định nghĩa về lương thực và thực phẩm, nhiều người đi tìm câu trả lời cho việc bánh mì có phải là thực phẩm hay không.

Bánh mì là một loại thực phẩm lâu đời và phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bánh mì được chế biến từ bột mì hoặc từ ngũ cốc được nghiền ra trộn với nước, thường là bằng cách nướng.

Bánh mì có thể ăn không hoặc kết hợp với các thực phẩm khác làm nhân bánh mì, để tạo nên một món ăn phù hợp với khẩu vị người dùng.

Tại Việt Nam, bánh mì được xem là đặc sản. Không chỉ biến tấu, sáng tạo thêm nhân bánh sao cho ngon và đẹp mắt, bánh mì còn được ăn chung với các món nước như bò kho.

Như vậy, bánh mì là một loại thực phẩm và chúng khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Theo Tạp chí Điện tử

Tags:

Lúc này, vấn đề không phải là cố phân biệt, định nghĩa vật phẩm nào được xem là thiết yếu để đưa vào khung xử phạt mà cần dựa trên sự hiểu biết, sự đồng thuận để ngăn chặn sự đi lại không cần thiết của người dân…

Anh Trần Văn Em, ở Nha Trang bị giữ xe vì đi mua bánh mì mà cơ quan chức năng cho rằng “không phải là thực phẩm thiết yếu" (Ảnh cắt từ clip)

Sau câu chuyện mua bánh mì ở Nha Trang, lại tới những tranh cãi về trái bắp luộc ở Long An, rồi thức ăn nuôi tôm ở Sóc Trăng… có phải là hàng thiết yếu hay không.

Như một kiểu “bắt trend”, nhiều địa phương đã ra văn bản khẳng định: “Bánh mì là thực phẩm thiết yếu”. Việc làm này được xem là nhằm tránh xảy ra câu chuyện tương tự như ở Khánh Hòa.

Tuy nhiên, từ việc này, dường như chúng ta đang vấp phải sự bối rối và bị cuốn vào một sự vụ mà lẽ ra không cần mất nhiều thời gian như thế.

Chúng ta đều thấy các tỉnh đang căng mình chống dịch và trách nhiệm đang đè nặng lên vai những người đang làm nhiệm vụ. Vì vậy, việc kiểm tra chặt chẽ người di chuyển là cần thiết, song các biện pháp ngăn chặn chủ yếu phải là tuyên truyền, dựa trên ý thức người dân và sự hướng dẫn, chứ không phải duy nhất là những hình phạt.

Ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI) VN Chi nhánh TP Cần Thơ cho rằng: “Vì luôn ở tư duy chế tài, xử phạt nên phải tìm cách lý luận, phân biệt món nào là thiết yếu, món nào là không. Trong khi, giữa lúc dịch bệnh như thế này, khó mà định nghĩa được theo tiêu chí như ở trạng thái bình thường”.

Theo ông Lam, đối với một người đói thì miếng ăn là cơ bản, thiết yếu nhất, nhưng trong giãn cách, mọi thứ đều trở nên quan trọng như nhau! Một người đàn ông chở quạt đem sửa vì ở nhà quá nóng có phải thiết yếu không? Hay một người có bóng đèn hỏng và vòi nước hư, thì có cần thay không? Liệu có văn bản quy định hết những tình huống như thế?

Các giải pháp kiểm soát đến nay chỉ là những tờ giấy đi đường hay phiếu mua hàng nhưng lại không có một lộ trình cụ thể và thống nhất cách ứng xử giữa các địa phương (quận, phường, xã) nên nhiều người sẽ lạm dụng để ra đường và làm cho việc hạn chế lây lan khó khăn hơn.

Nhiều lãnh đạo phường, xã đang thực hiện Chỉ thị 16 cho biết: “Có những nhóm đối tượng được cho phép đi lại trong giai đoạn giãn cách với những giấy tờ chứng minh theo quy định. Còn chuyện người dân ra đường mua ổ bánh mì hay trái bắp luộc… đang làm đau đầu cơ quan chức năng”.

Xử phạt hay không chủ yếu dựa vào sự thành thật và ý thức trong lời khai báo của mỗi người. Việc xử phạt là điều mà chính quyền không hề mong muốn nhưng là giải pháp cần thiết để duy trì trạng thái an toàn.

Điều quan trọng nhất là làm sao để người dân hiểu, cùng chia sẻ, chung tay với chính quyền vượt qua đại dịch. Khác với những đợt sóng Covid-19 trước đó, lần này, dù số người lây nhiễm tăng cao nhưng người dân lại có xu hướng chủ quan. Đây mới là điều nguy hiểm nhất.

Đừng để chỉ đến khi nhiễm bệnh, chúng ta mới hối tiếc vì đã từng ra đường với những lý do gây tranh cãi, thay vì ở nhà để giúp chính quyền chống dịch.

Trà Vang

(PLO)- Bánh mì là sản phẩm tinh, hàng giá trị gia tăng hay nói cách khác đó là "chất xám" của sự sáng tạo trong quá trình tạo ra lương thực thực phẩm.

Nhiều người dân đang bàn tán, bức xúc trước việc một nam thanh niên bị tổ kiểm tra liên ngành phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang, Khánh Hòa thu giữ giấy tờ, phương tiện vì đi mua bánh mì. Phó chủ tịch UBND phường này còn cho rằng "bánh mì không phải lương thực, thực phẩm thiết yếu". Sự việc nhanh chóng nhận được nhiều luồng ý kiến khi cho rằng các cán bộ quá cứng nhắc trong vấn đề nhận định bánh mì không phải là lương thực, thực phẩm.

Trao đổi về vấn đề này, ông Trương Tiến Dũng, Phó chủ tịch thường trực Hội lương thực thực phẩm TP.HCM (FFA), Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Kinh doanh Thủy hải sản Sài Gòn (APT) khẳng định bánh mì là một loại lương thực thực phẩm.

"Gạo, khoai, lúa mì... là sản phẩm thô; còn bánh mì là sản phẩm tinh, hàng giá trị gia tăng hay nói cách khác đó là "chất xám" của sự sáng tạo trong quá trình tạo ra lương thực thực phẩm. Do đó nếu nói bánh mì không phải là lương thực thực phẩm thì không chính xác", ông Dũng nhấn mạnh.

Tại sao bánh mì không phải là thực phẩm

Bánh mì là lương thực thực phẩm. Ảnh: Thu Hà

Ông Dũng bình luận, hiện nay giữa lí thuyết thế nào là lương thực, thực phẩm và các sản phẩm thực tế đang có khoảng cách quá xa.

"Nếu như căn cứ vào các quy định thế nào là lương thực, thực phẩm để dẫn giãi ra từng loại thực phẩm thiết yếu, thì giữa lí thuyết và thực tiễn đang ở rất xa nhau.

Thực tế mỗi một ngày, các doanh nghiệp sản xuất về lương thực, thực phẩm đều có những ý tưởng sáng tạo ra hàng trăm loại thực phẩm mới từ một nguyên liệu quen thuộc như bột mì, khoai, lúa, hay cá, thịt...

Do đó nếu cứ cập nhật hết từng sản phẩm như bánh mì, gạo, bún... hay các loại thực phẩm khác trong cuộc sống vào các thông tư, nghị định, văn bản hướng dẫn thì theo tôi không thể nào đủ hết được"- ông Dũng bày tỏ.

Cũng theo ông Dũng, các cơ quan quản lí nhà nước càng liệt kê chi tiết các sản phẩm thì càng thiếu, vì thế cần có một khái niệm mang tính định hướng, khái quát rộng mở. Còn càng đi sâu, càng cật nhật từng loại thì càng thiếu.

"Đơn cử, chỉ tính riêng bột mì có thể sáng tạo ra hàng trăm thứ bánh; hạt gạo cũng có thể làm ra hàng trăm loại sợi như bún, phở, hủ tiếu..., thậm chí là rượu chứ không đơn giản chỉ là cơm.

Do đó không nên cụ thể hóa cái nào thì được gọi là lương thực, thực phẩm thiết yếu. Vì thực tế các quy định, thông tư... không thể nào chạy theo từng cái chi tiết, cụ thể được. Đừng bó hẹp các sản phẩm trong một tờ giấy, bởi nó sẽ khiến chúng ta trở nên rập khuôn và cứng nhắc"-vị phó chủ tịch FFA nói.

 

Chiều 19-7, Sở Công thương tỉnh Khánh Hòa ban hành văn bản hướng dẫn về hàng hóa thiết yếu khi thực hiện giãn cách xã hội. Cụ thể hàng hóa thiết yếu bao gồm:

Hàng thực phẩm tươi sống: thịt (các sản phẩm từ thịt), thủy sản (các sản phẩm từ thủy sản), rau, củ, quả (các sản phẩm từ rau, củ, quả), trái cây, trứng (các sản phẩm từ trứng).

Hàng công nghệ phẩm: Bánh, kẹo, muối, bột nêm, gia vị, nước mắm, đường, dầu thực vật, sữa các loại, mì gói và một số mặt hàng lương thực, thực phẩm khác phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hằng ngày của người dân, nước uống, nước ngọt đóng chai, thùng, lon…

Lương thực: Gạo tẻ, gạo nếp, vừng, đậu, ngô, khoai, sắn, bột, tinh bột (các sản phẩm từ tinh bột).

Ngoài ra còn có thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh, khẩu trang, sản phẩm dùng để rửa tay, tắm giặt, gội, nước kháng khuẩn, giấy vệ sinh. Bên cạnh đó còn có các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông như xăng dầu, gas, khí đốt và các nguyên, nhiên liệu khác phục vụ sản xuất, đời sống như dịch vụ cung cấp điện, nước...