Tại sao có hiện tượng nấc cụt

Nấc là những cơn co thắt lặp đi lặp lại, không kiểm soát được của cơ hoành, cơ hoành co thắt theo nhịp gây ra tiếng nấc.

Do bệnh tật

Có rất nhiều nguyên nhân gây nấc nhưng gặp nhiều nhất là nguyên nhân do bệnh tật gây ra. Một số bệnh thuộc hệ thống tiêu hoá như viêm thực quản cấp hoặc mạn tính, bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, các bệnh thuộc dạ dày – tá tràng như viêm dạ dày, viêm tá tràng, viêm loét dạ dày – tá tràng [viêm hang vị, viêm bờ cong lớn hoặc nhỏ]; loét môn vị, loét tiền môn vị, loét bờ cong [lớn, nhỏ], loét tâm vị hoặc ung thư dạ dày… 

  • Hầu hết các bệnh thuộc dạ dày – tá tràng đều tăng tiết dịch vị kích thích gây đau bụng, đầy hơi, trướng bụng, buồn nôn, nôn và một số người bệnh có thể bị nấc do thần kinh hoành bị kích thích. 
  • Bệnh về đường dẫn mật như viêm đường dẫn mật [viêm túi mật, sỏi túi mật] hoặc viêm tụy tạng, ung thư tụy tạng cũng có thể kích thích dây thần kinh phế vị hoặc thần kinh hoành gây nên triệu chứng nấc. 

Bị stress, tổn thương hệ thần kinh

Người ta cũng có thể gặp nấc trong một số trường hợp bị stress hoặc hysteria hoặc do tổn thương hệ thần kinh trung ương với bất kỳ một lý do nào đó như viêm não [do vi khuẩn hoặc do virut] hoặc chấn thương sọ não với bất kỳ lý do gì. 

Nấc sau phẫu thuật

Nấc cũng có thể xuất hiện ở một số người bệnh sau khi phẫu thuật như sau phẫu thuật ổ bụng [phẫu thuật dạ dày- tá tràng, gan mật, tụy tạng…]. 

Sử dụng dược phẩm hoặc hóa chất độc

Nguyên nhân nấc gặp khá nhiều trong việc sử dụng một số dược phẩm hoặc hóa chất độc như thuốc thuộc nhóm corticosteroid, thuốc an thần gây ngủ benzodiazepine hoặc một số loại thuốc điều trị bệnh Parkinson. 

Sử dụng thuốc

Người ta cũng nhận thấy có một số thuốc kháng sinh khi dùng có thể gây nên nấc như kháng sinh thuộc nhóm macrolid [erythromycin, roxythromycin…] hoặc nhóm kháng sinh fluoroquinolon [ciprofloxacin, ciprobay, ofloxacin, norfloxacin…].

Vì vậy khi dùng bất kỳ một loại thuốc nào đó mà gây nấc thì cần ngừng ngay và nếu ngừng sử dụng thuốc đó mà hết nấc thì chứng tỏ nấc do thuốc gây ra. Sau khi ngừng dùng thuốc cần báo cho bác sĩ điều trị biết để được thay thế thuốc khác thích hợp hơn. 

Điều trị ung thư

Người ta cũng có thể gặp nấc trong một số trường hợp dùng hóa chất điều trị ung thư, trong trường hợp này cũng rất cần cho bác sĩ biết để bác sĩ cho một số thuốc nào đó điều trị nhằm giải quyết hết nấc.

Tuy vậy, nhiều trường hợp nấc không xác định được nguyên nhân do đó rất khó khăn trong công tác điều trị, có khi bác sĩ phải điều trị thăm dò từ đơn giản đến dùng các loại thuốc có hiệu nghiệm nhất. Nấc tuy là một triệu chứng nhưng gây nhiều phiền toái cho người bệnh. 

Người ta phân chia nấc thành nấc cấp tính và nấc mạn tính.

  • Nấc cấp tính thông thường chỉ nấc một thời gian ngắn [khoảng vài giờ đến vài ngày, tần số thấp].
  • Nấc mạn tính là những trường hợp nấc liên tục và kéo dài nhiều giờ, nhiều ngày, thậm chí nấc kéo dài trong vài tháng hoặc lâu hơn làm cho người bệnh rất khó chịu, lo lắng và có nhiều bức xúc gây mệt mỏi, mất ngủ, sụt cân. 

Đối với một số người bệnh sau mổ vùng bụng, vùng ngực đang thời kỳ hậu phẫu, mà bị nấc thì làm cho vết mổ bị đau, đôi khi làm cho vết mổ chậm liền sẹo do khi lên cơn nấc làm co kéo các cơ thành bụng. 

Khi bị nấc hãy uống từng ngụm nước nhỏ

Mặc dù nấc không gây nguy hiểm chết người nhưng làm cho người bệnh rất khó chịu và gây nhiều phiền phức. Vì vậy khi bị nấc nghi liên quan đến bệnh cần đi khám càng sớm càng tốt nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân. 

Nếu nấc có nguyên nhân cụ thể thì việc điều trị nấc không gặp nhiều khó khăn nhưng một khi không xác định được nguyên nhân [nấc không rõ nguyên nhân] thì việc điều trị sẽ gặp không ít khó khăn.

Ví dụ nếu nấc do các bệnh thuộc đường tiêu hóa thì nên điều trị dứt điểm bởi vì các bệnh về đường tiêu hóa nhất là bệnh thuộc thực quản và dạ dày – tá tràng gây kích thích cơ hoành nhiều nhất. Tuy vậy trong trường hợp không xác định được nguyên nhân thì phải điều trị triệu chứng nấc.

Ngay từ khi mới bị nấc lần đầu có thể chưa dùng thuốc ngay mà có thể dùng một số biện pháp đơn giản, dễ thực hiện mà vẫn có kết quả nhất định như uống một cốc nước lạnh [mát], uống từ từ từng ngụm một hoặc bịt mũi, nín thở hoặc hít thật sâu rồi thở ra từ từ. 

Người ta cũng có thể áp dụng biện pháp tâm lý như tập trung vào một vấn đề gì đó mang tính phức tạp hoặc thật lý thú như xem bóng đá, bóng chuyền, đấm bốc… Về Đông y thì châm huyệt cũng có thể đưa lại hiệu quả. 

Thuốc Tây y cũng có nhiều phác đồ điều trị có hiệu quả nhưng có nhiều tác dụng không mong muốn [tác dụng phụ] cũng như nhiều tương tác với thuốc khác hoặc chống chỉ định. Vì vậy người bệnh dứt khoát không được tự mua thuốc để điều trị bệnh nấc khi không có đơn của bác sĩ. 

Phẫu thuật cắt dây thần kinh hoành là biện pháp cuối cùng khi mọi biện pháp khác không đưa lại kết quả trong khi bệnh có chiều hướng tăng lên cả cường độ cả về tần suất xuất hiện và kéo dài làm cho người bệnh mệt mỏi ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nói chung.

** Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Ða khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Hiện tượng nấc cụt xảy ra là do sự co thắt đột ngột của cơ hoành. Với mỗi lần co lại của cơ hoành, các dây thanh âm đột nhiên đóng lại, gây ra tiếng nấc. Thông thường hiện tượng này có thể tự khỏi nhưng nấc kéo dài hơn 48 giờ có thể cho thấy tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Theo thống kê của  Mayo Clinic, có khoảng 1/100.000 người bị tình trạng nấc kéo dài hơn 1 tháng.

1. Nguyên nhân gây nấc cụt ở người lớn

1.1. Giãn căng dạ dày

Những cơn nấc ngắn, kéo dài dưới 48 giờ, thường xuất hiện khi dạ dày bắt đầu căng giãn ra sau khi ăn no hoặc uống nhiều nước. Đồ uống có cồn đặc biệt có khả năng làm giãn dạ dày và gây ra chứng nấc cục. Tình trạng căng nở dạ dày ảnh hưởng đến cơ hoành và có thể ảnh hưởng tới chức năng của nó.

Hiện tượng nấc cụt xảy ra là do sự co thắt đột ngột của cơ hoành

1.2. Thay đổi nhiệt độ

Thay đổi nhiệt độ đột ngột, chẳng hạn như bước ra ngoài vào một ngày rất lạnh hoặc ăn/ uống đồ rất nóng/ lạnh có thể gây ra nấc cục. Cơ chế liên kết nhiệt độ thay đổi với sự co thắt của cơ hoành không rõ ràng.

1.3. Căng thẳng gây nấc cụt

Sự phấn khích, lo lắng và căng thẳng có thể gây ra những cơn nấc ngắn. Tương tự như yếu tố thay đổi nhiệt độ, mối liên quan giữa căng thẳng và hiện tượng nấc vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên trạng thái căng thẳng có thể gây ra kiểu thở bất thường, có liên kết tới chức năng của cơ hoành.

Sự phấn khích, lo lắng và căng thẳng có thể gây ra những cơn nấc ngắn

1.4. Thần kinh kích thích

Hai dây thần kinh quan trọng là dây thần kinh vagus và thần kinh phrenic có chức năng điều chỉnh sự co lại của cơ hoành. Sự kích thích của những dây thần kinh này có thể gây ra chứng nấc kéo dài hơn 48 giờ. Theo Mayo Clinic, thủ phạm phổ biến dẫn tới sự kích thích là một sợi tóc hoặc thứ gì đó chạm vào màng nhĩ, đau họng, khối u ở cổ, bướu cổ hoặc trào ngược.

1.5. Phẫu thuật

Nấc cũng có thể xuất hiện sau phẫu thuật dạ dày – tá tràng, mổ gan mật,…Thường là do sau khi phẫu thuật bụng, dạ dày bị giãn ra, gây ra nấc cụt. Các yếu tố khác như gây tê và đặt nội khí quản, gây kích ứng cổ họng, cũng có thể gây ra hiện tượng nấc.

1.6. Các bệnh lý khác gây nấc cụt

Một loạt các bệnh lý về rối loạn trao đổi chất như bệnh tiểu đường, suy thận và mất cân bằng điện giải có thể gây ra những lần nấc kéo dài. Thuốc được sử dụng để điều trị những rối loạn như barbiturates, steroid và thuốc an thần cũng có thể gây nấc. Các rối loạn não bao gồm khối u, viêm não, đột quỵ hoặc chấn thương sọ não có thể làm gián đoạn tín hiệu thần kinh tới cơ hoành, gây ra nấc kéo dài.

Uống nước thật chậm và bịt mũi trong khi nuốt là một cách đơn giản để chữa nấc cụt

2. Mẹo chữa nấc cụt

Nấc tạm thời sẽ tự biến mất sau 1 khoảng thời gian ngắn và đáp ứng tốt với các biện pháp cơ học đơn giản. Ví dụ như:

– Nín thở thật lâu có thể [kèm với rặn nhẹ dưới 10 giây], thổi gắng sức 10 hơi dài vào một cái túi giấy [hoặc nín thở trong cái túi], làm tăng CO2 trong máu.

– Dùng hai ngón tay ấn – ép vào hai động mạch ở vùng cổ [động mạch cảnh] gây ức chế dây thần kinh quặt ngược dẫn đến giảm co thắt cơ hoành hết nấc. Lúc đầu ép nhẹ, sau tăng dần đến khi có cảm giác nặng và tức thì giảm ấn – ép. Trẻ nhỏ biểu hiện cảm giác này bằng cách trẻ gạt tay ra.

– Nuốt một thìa giấm hay hay một thìa đường khô, nhai và nuốt bánh mỳ khô [kèm nín thở], có tác dụng kích thích niêm mạc vùng hầu họng.

– Uống nước thật chậm và bịt mũi trong khi nuốt, uống một cốc nước lạnh và bịt tai trong khi uống, uống một cốc nước ấm có pha một thìa mật ong.

– Làm sợ hoặc giật mình đột ngột.

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng nấc cụt. Bạn có thể áp dụng các biện pháp cơ học trên để chữa nấc. Tuy nhiên tình trạng nấc kéo dài có thể cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Do đó hãy gặp bác sĩ khi bị nấc kéo dài để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất.

Video liên quan

Chủ Đề