Tại sao đau dạ dày không nên uống sữa

Sữa tươi là nguồn thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, chứa nhiều thành phần dưỡng chất thiết yếu cho mọi lứa tuổi. Thế nhưng, không phải ai cũng có thể sử dụng được, nhất là đối tượng có vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, trong đó có bệnh đau dạ dày. Vậy người bị đau dạ dày có uống được sữa tươi không và nên uống như thế nào để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn đọc và cả người bệnh câu trả lời chính xác.

Người bị đau dạ dày có uống sữa tươi được không? – Chuyên gia giải đáp thắc mắc

Sữa tươi là một loại thức uống quen thuộc và mọi lứa tuổi đều ưa thích. Thực phẩm này hội tụ nhiều dưỡng chất, vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe, như: canxi, protein, magie, photpho, sodium, chất béo, lipid, các vitamin. Mỗi thành phần đều mang đến những lợi ích khác nhau, chủ yếu là những công dụng sau:

  • Nâng cao hệ miễn dịch, cải thiện hệ tiêu hóa;
  • Kích thích vị giác giúp ăn ngon miệng, cải thiện tình trạng lười ăn;
  • Cải thiện thị lực và sức khỏe của não bộ;
  • Tái tạo và bảo vệ các tế bào trong cơ thể;
  • Điều hòa quá trình chuyển hóa chất và sản sinh máu.

Với sự đa dạng về công dụng, bạn không nên bỏ qua sữa tươi trong chế độ ăn uống hằng ngày. Có thể dùng trực tiếp sữa tươi hoặc chế biến thành một số món ăn khác.

Sữa tươi là thực phẩm giàu dưỡng chất, vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe

Đau dạ dày [còn được gọi là đau bao tử] là một trong những bệnh lý khá phổ biến liên quan đến hệ tiêu hóa. Mọi đối tượng có đều có khả năng mắc phải căn bệnh này, bao gồm cả trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Theo ước tính của Bộ Y tế, số lượng người mắc phải căn bệnh này ngày càng gia tăng và có dấu hiệu cảnh báo. Một trong những nguyên nhân gây ra chứng đau dạ dày là do chế độ ăn uống thiếu khoa học, bỏ bữa, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, lạm dụng bia rượu hay chất kích thích khác.

Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng cũng như thực đơn ăn uống hằng ngày của bệnh nhân đau dạ dày tương đối kỹ lượng và khắt khe. Bởi một chế độ ăn uống khoa học không chỉ đảm bảo sức khỏe đường bình thường mà còn làm giảm các triệu chứng của cơn đau thắt dạ dày.

Từ khá lâu, sữa tươi luôn được coi là dưỡng chất thiết, quan trọng và có giá trị dinh dưỡng cao đối với cơ thể con người. Nhưng hiện nay vẫn còn nhiều người thắc mắc “Bị đau dạ dày có nên uống sữa tươi không?”. Liệu việc uống sữa có làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị?

“Bị đau dạ dày uống sữa tươi được không?” là từ khóa mà nhiều người bệnh quan tâm, tra cứu và đi tìm câu trả lời

Theo nhận định của các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ chuyên khoa, người bị đau dạ dày không nhất thiết phải kiêng khem sữa tươi tuyệt đối. Bởi loại thực phẩm này giúp bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu để cân bằng sự sống. Không những vậy, dùng sữa tươi đúng cách còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng hơn, chống uể oải và mệt mỏi. Đặc biệt là khắc phục được tình trạng trào ngược.

Hơn nữa, các dưỡng chất có trong sữa tươi còn hỗ trợ bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày khỏi các tác nhân gây hại. Đồng thời, ổn định môi trường trong dạ dày nhằm ngăn chặn sự phát triển của các mầm bệnh gây hại đến đường ruột.

Tuy nhiên, người bệnh không nên uống quá nhiều sữa bởi các chất béo, chất dinh dưỡng hay khoáng chất có trong sữa khi được nạp vào trong cơ thể một lượng lớn có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu. Điều này còn khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn gặp trở này. Khi đó, dạ dày sẽ tiết một lượng lớn acid để tiêu hóa hết thức ăn và khiến cơn đau tăng cao. Ngoài ra, dùng nhiều sữa khi bị đau dạ dày có thể gây rối loạn tiêu hóa, chướng bụng và tiêu chảy.

Người bị đau dạ dày không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn sữa tươi nhưng phải uống đúng cách và uống vừa đủ

Ngoài sữa tươi, người bị đau dạ dày có thể thay đổi loại sữa này với một số loại sữa khác để tránh sự nhàm chán cũng như bổ sung thêm các dưỡng chất khác. Đó có thể là sữa chua, sữa hạt [hạt sen, hạnh nhân, hạt điều,..], sữa bí đỏ, sữa bắp,…

Không như những đối tượng khỏe mạnh khác, người bị đau dạ dày cần hết sức lưu ý khi uống sữa tươi. Việc dùng không đúng cách có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể cũng như làm gia tăng cơn đau, từ đó khiến bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra một số khuyến nghị dùng sữa đúng cách cho các đối tượng bị đau dạ dày, cụ thể sau:

  • Người bị đau dạ dày chỉ nên uống khoảng 400 – 500ml sữa tươi mỗi ngày. Tốt nhất nên chia nhỏ thành 2 – 3 uống hết trong ngày để cơ thể đủ thời gian để hấp thụ các dưỡng chất thiết yếu;
  • Nên lựa chọn sữa tươi không đường, sữa tươi tách béo;
  • Nên uống các loại sữa tươi có màu trắng thay vì sữa có màu mang hương vị dâu, cam hay socola;
  • Tuyệt đối không uống sữa để qua đêm hay có dấu hiệu hư hỏng. Nếu cố ý sử dụng thì khả năng cao gặp phải tình trạng đau bụng dữ dội, táo bón và thậm chí là rối loạn hệ tiêu hóa;
  • Sữa tươi ấm sẽ mang lại công dụng tốt hơn so với sữa lạnh. Do đó, bạn nên hâm nóng một cách gián tiếp trước khi uống và không nên đun nóng trực tiếp sẽ làm mất tác dụng vốn có của sữa. Nếu có điều kiện, nên hâm sữa trong lò vi sóng nhưng phải điều chỉnh nhiệt độ ở mức thấp và chỉ đun cho đến khi sữa ấm khoảng 30 – 35 độ C là được;
  • Có thể kết hợp sữa tươi với một số loại thực phẩm khác để đem lại giá trị dinh dưỡng cao hơn như: bánh mì, ngũ cốc, hoa quả tươi,…
  • Tuyệt đối không nên kết hợp sữa tươi với xúc xích, thịt xông khói, thuốc kháng sinh,… vì có thể gây ra tình trạng táo bón hay các bệnh lý khác liên quan đến dạ dày;.Không nên uống sữa tươi khi bụng đói hay vừa mới ngủ dậy cũng như dùng sữa để giải khát vì điều này sẽ khiến dạ dày co bóp mạnh và gây tổn thương cho lớp niêm mạc. Lúc này, bạn có thể một số thực phẩm ăn kèm để dạ dày xử lý các dưỡng chất được tốt hơn;
Nên điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học song song với việc dùng sữa tươi khi đang bị đau dạ dày để hỗ trợ điều trị bệnh được tốt nhất

Với những dưỡng chất thiết yếu có trong sữa tươi, người bị đau dạ dày nên bổ sung thực phẩm này trong thực đơn mỗi ngày. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên dùng vừa đủ và dùng đúng cách để cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe cũng như ngăn ngừa bệnh trở nặng. Đồng thời, nên chủ động khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín để kiểm soát tình trạng bệnh đau dạ dày và phát hiện sớm những vấn đề bất thường khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Thông tin bạn đọc quan tâm:

Sữa là thức uống bổ dưỡng được khuyên dùng cho người mới ốm dậy, người cần hồi phục sau phẫu thuật, hay người khỏe mạnh muốn bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người thắc mắc: “Đau dạ dày có nên uống sữa không”. Dưới đây là những giải đáp của chuyên gia về bệnh dạ dày.

Nhiều người thường băn khoăn đặt ra câu hỏi: “Đau dạ dày có nên uống sữa không?”. Theo các chuyên gia, câu trả lời là có. Bởi trong sữa có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ như: Chất béo, canxi, carbohydrate, protein và các loại vitamin [A,D,B].

Người bị đau dạ dày có nên uống sữa để bồi bổ sức khỏe

Những tác dụng của sữa đối với bệnh đau dạ dày có thể kể đến:

  • Vi khuẩn Acid lactic có trong các loại sữa lên men giúp kích thích hệ tiêu hoá hoạt động, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn HP – được cho là loại vi khuẩn gây ra nhiều dấu hiệu đau dạ dày.
  • Các loại khoáng chất có trong sữa như: Magie, Canxi,… giúp quá trình chuyển hoá năng lượng được nhanh hơn, đồng thời giúp dạ dày không phải co bóp nhiều.
  • Thành phần protein và calories có trong sữa có thể làm niêm mạc dạ dày nhanh lành hơn nếu trong dạ dày có vết loét.
  • Vitamin như A, B1,B2, B12,… làm đường tiêu hoá hoạt động tốt hơn, kích thích vị giác làm người bệnh ăn ngon miệng.

Với tác dụng hữu ích như trên, người bệnh đau dạ dày có nên uống sữa để tăng cường sức khỏe và cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người bị đau dạ dày có nên uống và nên dùng những loại sữa dưới đây:

“Đau dạ dày có nên uống sữa tươi không” là thắc mắc của nhiều người. Theo các chuyên gia, người bị đau dạ dày có thể uống được sữa tươi. Bởi trong thành phần của sữa tươi có nhiều vitamin, chất khoáng, chất đạm… có lợi cho sức khỏe, giúp cơ thể phát triển toàn diện. Lượng chất béo [Lipid] trong sữa lại rất ít nên người bệnh dễ hấp thụ dinh dưỡng và dễ tiêu hoá hơn.

Sữa tươi là lựa chọn của nhiều người bị bệnh đau dạ dày

Lưu ý không uống sữa khi đói, chỉ nên uống sau khi ăn một lượng tinh bột nhất định để không dẫn tới sự cồn cào trong ruột. Đặc biệt, uống một cốc sữa ấm có thể giảm đau, hỗ trợ điều trị chứng đầy hơi hay làm bạn ngủ ngon hơn.

Sữa Ensure là thực phẩm dinh dưỡng được các bác sĩ khuyến cáo dành cho người bệnh sau phẫu thuật, người mới ốm dậy, người gầy yếu… Vậy người bị đau dạ dày có nên uống sữa Ensure hay không? Câu trả lời là có.

Sữa Ensure tốt cho người bệnh

Người bị đau dạ dày nên uống Ensure để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và tuân thủ hướng dẫn sau:

  • Nên sử dụng sữa Ensure dạng bột không nên dùng sữa nước.
  • Đọc kỹ hướng dẫn về cách pha: Như dùng nước ấm ở nhiệt độ tiêu chuẩn từ 30℃ đến 40℃, lấy 6 muỗng sữa gạt pha với 185ml nước ấm.
  • Người bệnh có thể dùng sữa Ensure để thay thế bữa ăn phụ trong ngày.

Đặc biệt lưu ý, không uống sữa Ensure khi bụng đói bởi có thể gây ra các ổ viêm loét dạ dày hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng đau.

Xem thêm

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì giúp bệnh mau khỏi?

Sữa chua là chế phẩm lên men làm từ sữa tươi, đây là loại thức uống chứa rất nhiều lợi khuẩn – axit lactic. Đây là lợi khuẩn Loại vi khuẩn này có khả năng cân bằng hệ vi sinh đường ruột làm hệ tiêu hoá hoạt động dễ dàng và hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn.

Sữa chua có nhiều vi khuẩn có ích tốt cho hệ tiêu hóa

Người bị đau dạ dày chỉ cần ăn 1-2 cốc sữa chua sau bữa ăn mỗi ngày sẽ giảm được các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu hay ợ hơi. Đặc biệt, lợi khuẩn từ quá trình lên men tự nhiên của sữa chua có thể làm sạch đường ruột, tiêu diệt các vi khuẩn có hại có trong hệ tiêu hoá như vi khuẩn HP [H.pylori] – loại vi khuẩn chính gây viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày.

Sữa hạt hay “sữa thực vật” là loại thức uống được làm từ các loại hạt và ngũ cốc. Các loại hạt dùng để làm sữa có thể kể đến là đậu xanh, ngô, hạnh nhân, óc chó,.. sữa còn có thể làm từ các hạt ngũ cốc như yến mạch, gạo lứt, khoai lang, ngô…

Dinh dưỡng của sữa hạt tương tự như thành phần tự nhiên có trong các loại hạt. Vì vậy người bị đau dạ dày có nên uống sữa hạt để nhận được nguồn dinh dưỡng tự nhiên đó. Mặt khác, các loại sữa này cũng được xem là “khắc tinh” của bệnh đau dạ dày ở trẻ em khi giúp bảo vệ niêm mạc, hạn chế những cơn đau hiệu quả.

Sữa hạt là thức uống lành tính phù hợp có người ở mọi độ tuổi

Chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bị đau dạ dày nên uống các loại sữa hạt ấm và không được uống khi đói bụng. Nên sử dụng các loại sữa từ hạt óc chó, hạnh nhân, bí ngô, hạt sen, hạt điều,… để có hiệu quả tốt nhất.

Trả lời thắc mắc: “Người bị đau dạ dày có uống được sữa ông thọ không?”, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, người bị đau dạ dày có nên uống sữa ông thọ nếu không bị béo phì hay tiểu đường. Bởi lượng đường và chất béo trong sữa đặc rất cao sẽ ảnh hưởng không tốt cho người bệnh.

Sữa ông thọ có hàm lượng dinh dưỡng cao phù hợp cho người bị suy nhược cơ thể

Để đạt hiệu quả trị bệnh tốt nhất, người bệnh có thể thêm một thìa tinh bột nghệ vào cốc sữa ấm. Chỉ nên uống 1 cốc/ngày vào buổi sáng hoặc tối sau khi ăn 1 giờ.

Tinh chất Curcumin chiết xuất từ nghệ từ lâu đã được sử dụng như một phương thuốc điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả. Khi kết hợp với sữa, tinh chất này phát huy hiệu quả bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm lượng axit có trong dịch vị dạ dày, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn HP. Từ đó làm giảm các triệu chứng viêm, làm lành các vết loét ở dạ dày, giảm cơn đau dạ dày.

Tinh chất Circumin có trong nghệ giúp điều trị dạ dày hiệu quả

Người bệnh nên uống sữa nghệ để cải thiện hiệu quả điều trị bệnh, nên uống từ 1-2 cốc/ngày trước bữa ăn 30 phút để có hiệu quả tốt nhất.

Những người bị đau dạ dày có nên uống sữa, nhưng để những dưỡng chất có trong sữa phát huy được hiệu quả, người bệnh cần phải uống đúng cách. Cùng tham khảo ý kiến của một số chuyên gia dinh dưỡng:

  • Không được uống sữa vào lúc đói, vì uống lúc này sẽ làm sản sinh ra nhiều axit lactic gây ra những cơn đau dạ dày. Thời gian uống sữa tốt nhất là sau bữa tối và bữa sáng 1 tiếng.
  • Không uống quá 500ml sữa/ngày, uống quá liều lượng khuyến cáo cơ thể không hấp thụ được hết, sẽ dẫn đến chứng đầy bụng và khó tiêu.
  • Những bệnh nhân bị đau bao tử và tiêu chảy không nên dùng sữa vì có thể khiến tình trạng đi ngoài thêm trầm trọng hơn.
  • Uống một ly sữa ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp người bệnh ngủ ngon hơn và các chất dinh dưỡng dễ hấp thụ hơn.
  • Không sử dụng sữa cùng các loại thực phẩm đóng hộp, thực phẩm đông lạnh hay đồ ăn chế biến sẵn vì chúng sẽ gây đau dạ dày, táo bón.
  • Một số người bệnh không dung nạp được Lactose có trong sữa thì nên chọn loại sữa không chứa Lactose. Nếu không sẽ gây ra các chứng rối loạn tiêu hoá, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

Như vậy, người bị đau dạ dày có nên uống sữa để bồi bổ sức khỏe, giúp quá trình điều trị bệnh được tốt hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng sữa chỉ phát huy hiệu quả nếu sử dụng đúng cách và đúng liều lượng. Do đó, hãy tuân thủ chỉ dẫn của chuyên gia dinh dưỡng trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào.

Video liên quan

Chủ Đề