Tại sao gọi là đồng hồ vạn năng

Đồng hồ vạn năng hay [Multimeter] còn gọi là đồng hồ đo điện. Đây là thiết bị đồng hồ nhiều hơn một khả năng. Đảm nhiệm việc kiểm tra nhanh chóng và chính xác các thông số của dòng điện một chiều DC hoặc xoay chiều AC. Bao gồm: cường độ dòng điện , điện áp, điện dung, điện trở, tần số, liên tục, diode hoặc nhiệt độ.

Tổng quan về đồng hồ vạn năng / đồng hồ đo điện

Đồng hồ vạn năng là thiết bị đo kiểm điện năng. Chỉ cần duy nhất sử dụng nó là có thể đo đa dạng và chính xác nhất các thông số điện năng đang hoạt động trong hệ thống mạch. Một thiết bị vạn năng để thực hiện tất cả các yêu cầu đo điện năng tổng quát. Cho phép đo và kiểm tra được: cường độ dòng điện, điện áp, điện dung, điện trở, tần số, liên tục, diode hoặc nhiệt độ. Có 2 loại đồng hồ vạn năng: đồng hồ hiển thị kim và đồng hồ vạn năng kĩ thuật số.

Tầm quan trọng của các chức năng đo đạc của đồng hồ vạn năng/đồng hồ đo điện

Từ phòng điều khiển cho đến hệ thống điện nhà máy, đồng hồ vạn năng là thiết bị nhập môn mà bất kì các kỹ sư & kỹ thuật viên ngành điện – linh kiện điện tử nào cũng cần phải có. Với một hệ thống điện phức tạp người dùng cần phải thường xuyên thăm kiểm nếu không có sự giúp đỡ của thiết bị đồng hồ vạn năng.

Tin tưởng rằng công tác bảo trì và giám sát điện năng sẽ vô cùng phức tạp – thiết bị cồng kềnh – tổn hao công sức. Chỉ cần với một thiết bị duy nhất nhỏ gọn cầm tay. Đồng hồ vạn năng giải quyết tất cả các yêu cầu đo. Đảm bảo cực kì nhanh chóng – đoc chính xác – tiết kiệm thời gian. Thiết bị này có tầm quan trọng và hỗ trợ đắc lực các nhà tiến hành mang lại sự chính xác. Đồng thời, có khả năng khắc phục sự cố nâng cao mà bạn cần để giải quyết vấn đề nhanh chóng.

Bên cạnh các môi trường không chuyên khác, đồng hồ vạn năng giúp người dùng an tâm và hài lòng tuyệt đối trước những nghi ngờ sai hỏng điện năng xuất hiện. Đơn giản hóa các thao tác đo – dễ thực hiện – kết quả chính xác đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu của người dùng.

Top 6 sản phẩm bán chạy nhất trên thị trường hiện nay

1. Excel DT9205A

Nếu bạn tìm một chiếc đồng hồ vạn năng giá rẻ nhưng cũng có thương hiệu thì có thể lựa chọn Excel DT9205A. Thiết bị này phù hợp cho các bạn học sinh, sinh viên trong học tập.

  • Đo cường độ dòng điện, điện áp xoay chiều và 1 chiều hiệu quả
  • Đo đa dạng trên các loại thiết bị khác nhau
  • Trang bị đèn và loa cảnh báo
  • Màn hình LCD hiển thị số sắc nét
  • Có chế độ tự động tắt khi bạn không sử dụng
  • Sản phẩm giá rẻ nên có một số ít mẫu mã bị lỗi, bạn nên mua ở nơi có uy tín để có thể bảo hành/đổi trả khi cần

2. Sanwa YX-360

Đây là một trong số những mẫu đồng hồ đo kim bán chạy nhất hiện nay. Với nhiều người làm kỹ thuật thì họ làm thích đồng hồ vạn năng đo kim hơn là đồng hồ hiển thị số. Nó có 4 chức năng đo chính là đo điện trở, đo điện áp DC, đo điện áp AC, và đo cường độ dòng điện.


Chiếc đồng hồ vạn năng đo kim này giúp bạn đo điện ở nhiều thiết bị khác nhau, chẳng hạn như:

  • Đo tính toán giá trị điện trở của thiết bị cần đo
  • Đo kiểm tra sự thông mạch của thiết bị/đoạn dây dẫn/mạch in
  • Đo kiểm tra sự phóng nạp của tụ điện
  • Kiểm tra xem tụ điện có bị dò hay chập không
  • Kiểm tra đi ốt và bóng bán dẫn
  • Về cơ bản, đồng hồ vạn năng hiển thị kim giúp bạn dễ sửa chữa hơn, dễ tùy biến hơn so với đồng hồ số.

3. Sanwa CD800a đo AC/DC

Sanwa là thương hiệu đồng hồ vạn năng từ Nhật Bản được khá nhiều người tin cậy. Trong đó, Sanwa CD800a là một trong vài mẫu mã bán chạy nhất của họ. Đây là mẫu mã có thiết kế nhỏ gọn nhưng khá chuyên nghiệp của họ.

  • Gồm 9 chức năng đo lường điện AC và DC như điện trở, tụ điện, tần số, dòng điện…
  • Có khả năng lưu trữ tới 4.000 kết quả nên bạn có thể lưu để tra cứu lại khi cần
  • Chức năng tự động tắt khi không sử dụng
  • Cho kết quả đo nhanh và chính xác
  • Hộp máy có khả năng chống va đập tốt

4. Kyoritsu 1012

Một mẫu mã khác cũng đến từ thương hiệu Nhật Kyoritsu. Nó mang lại cho bạn sự chuyên nghiệp nhưng đổi lại chi phí cũng không hề rẻ.

  • Sản xuất từ chất liệu chắc cắn, độ bền tốt
  • Trang bị màn hình 6040 điểm có khả năng hiển thị True RMS và khả năng chỉ ra dạng sóng méo: đo cường đọ dòng điện, điện áp [Vol], điện trở, tụ điện, diode. Hệ thống diode trong máy giúp bạn kiểm tra liên tục thiết bị khi bạn sử dụng.
  • Trang bị chức năng REL để kiểm tra sự khác biệt của giá trị đo, chức năng HOLD giúp giữ dữ liệu hiện tại
  • Có khả năng hoạt động trong phạm vi nhiệt độ rộng.

5. Fluke 17B+

Đây là mẫu đồng hồ vạn năng “cho dân chuyên nghiệp” khác. Tất nhiên, dùng tại nhà cũng tốt nhưng chỉ khi bạn sẵn sàng chi trả số tiền để sở hữu nó.

  • Trang bị tiêu chuẩn an toàn Cat IIII 600V
  • Màn hình hiển thị lớn với đèn nền trắng sáng
  • Có khả năng cảnh báo điện áp quá tải
  • Có thể đo cả tần số và nhiệt độ
  • Tối đa đo được 10A

6. Fluke 789

Đây là chiếc đồng hồ vạn năng có rất nhiều ưu điểm và sự chuyên nghiệp. Nhưng không nhiều người có thể sở hữu sản phẩm này nếu nhìn vào mức giá hơn 20 triệu đồng của nó.Bên cạnh các yếu tố như đa chức năng, chính xác cao, hiệu quả…thì chiếc đồng hồ vạn năng này đắt tiền vì nó có xuất xứ từ Mỹ. Về cơ bản thì cũng không có nhiều đơn vị/cá nhân sẵn sàng mua chiếc đồng hồ vạn năng này.

Kinh nghiệm để chọn mua

  • Chọn đồng hồ vạn năng chỉ kim hay hiển thị số là do thói quen và kinh nghiệm của bạn. Trong đó, đồng hồ hiển thị số có nhiều mẫu mã đắt tiền hơn rất nhiều
  • Đồng hồ vạn năng loại đắt tiền có thể cho kết quả đo chính xác cao hơn khá nhiều so với loại rẻ tiền. Vì vậy, tùy vào độ chính xác mong muốn mà bạn quyết định nên chọn loại đắt hay rẻ
  • Khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thì chỉ cần mua loại đơn giản, dễ sử dụng, dễ hiểu là được.
  • Giá rẻ thì thường không bền. Về chủng loại thì loại kim thường bền hơn
  • Giá của thiết bị này rất đa dạng, vì vậy khi bạn dùng ít thì không cần mua loại đắt tiền. Còn khi bạn đã là dân chuyên thì bạn sẽ có thể tự ra quyết định mức giá bao nhiều là hợp lý.

Một số lưu ý chung khi thao tác đo

  • Đặt đồng hồ đúng phương qui định được ký hiệu trên mặt đồng hồ, đặt sai sẽ cho kết quả đo không chính xác
  • Cắm que đo đúng cổng đều lấy được thông số đo cần thiết
  • Chọn chức năng thang đo phù với với đại lượng cần đo trước khi tiến hành đo đạt
  • Lựa chọn thang đo phù hợp với khoảng giá trị của đại lượng cần đo. Nếu chưa biết giá trị của đại lượng cần đo thì để ở thang cao nhất
  • Ngắt que đo khỏi điểm đang đo trước khi chuyển thang đo
  • Khi không sử dụng đồng hồ, đặt chuyển mạch về vị trí OFF hoặc thang đo điện áp xoay chiều lớn nhất.

Tuân thủ để đảm bảo an toàn chú ý quan trọng khác

  • Tuyệt đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi đo vào điện áp xoay chiều => Nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay lập tức!
  • Để nhầm thang đo dòng điện, đo vào nguồn AC => sẽ hỏng đồng hồ
  • Để nhầm thang đo điện trở, đo vào nguồn AC=> sẽ hỏng các điện trở trong đồng hồ.
  • Nếu để thang đo áp DC mà đo vào nguồn AC thì kim đồng hồ không báo, nhưng đồng hồ không ảnh hưởng.
  • Để thang DC đo áp AC đồng hồ không lên kim nhưng đồng hồ không bị hỏng.
  • Nếu để nhầm thang đo dòng điện khi đo điện áp DC => đồng hồ sẽ bị hỏng!
  • Nếu để nhầm thang đo điện trở khi đo điện áp DC => đồng hồ sẽ bị hỏng các điện trở bên trong!

Thiết bị này có nhiều công dụng khác nhau nhưng không phải ai cũng sẵn sàng mua những mẫu mã đắt tiền. Bạn nên xem xét kỹ nhu cầu và khả năng chi trả của mình để chọn được thiết bị ưng ý nhất. Hy vọng bài viết đã gợi ý cho bạn các mẫu mã phù hợp. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Tìm hiểu các dòng đồng hồ vạn năng: Tại đây

Dịch vụ hiệu chuẩn đồng hồ vạn năng. Các dịch vụ hiệu chuẩn của Techmaster

Đồng hồ vạn năng còn được gọi là volt-ohm-milimet [VOM] chỉ loại thiết bị chuyên dùng để đo và kiểm tra mạch điện và các thiết bị điện. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về loại thiết bị này. Để có thông tin chi tiết, mời bạn tìm hiểu qua bài viết!

Đồng hồ vạn năng VOM là gì?

Đồng hồ vạn năng VOM là thiết bị đo và kiểm tra điện không thể thiếu đối với bất kỳ một kỹ thuật viên sửa chữa điện dân dụng, điện công nghiệp, ô tô… Do đó, đây được xem là một thiết bị quen thuộc và không thể thiếu khi tìm hiểu về nghề điện cũng như sửa chữa các thiết bị điện.

Hình ảnh đồng hồ vạn năng VOM

Đồng hồ vạn năng VOM có nhiều chức năng khác nhau, trong đó 4 chức năng chính đó là:

  • Đo điện trở
  • Đo điện áp DC
  • Đo điện áp AC
  • Đo dòng điện

Tùy vào thương hiệu, loại đồng hồ vạn năng VOM mà các chức năng sẽ có những điều chỉnh khác nhau.

Cách dùng đồng hồ vạn năng VOM đo điện áp xoay chiều

Để đo điện áp xoay chiều, người dùng cần chuyển thang đo về thang AC, để thang AC cao hơn điện áp cần đo một nấc. Có thể hiển đơn giản như: Khi đo điện áp AC 220V ta cần để thang AC 250V. Trường hợp người dùng để thang AC thấp hơn điện áp cần đo thì đồng hồ vạn năng sẽ báo kịch kim, còn nếu người dùng để thanh AC quá cao thì kim sẽ báo thiếu chính xác.

Lưu ý khi sử dụng đồng hồ vạn năng đo điện áp

Lưu ý: Nếu người dùng để nhầm thang đo điện trở, đo vào nguồn AC sẽ có thể làm hỏng các điện trở trong đồng hồ. Nếu bạn để thang đo áp DC mà trong khi đó bạn đo vào nguồn AC thì kim đồng hồ sẽ không báo, nhưng đồng hồ sẽ không ảnh hưởng. Trường hợp người dùng để thang DC mà đo áp AC thì đồng hồ không lên kim nhưng đồng hồ không hỏng.

Bạn có thể tham khảo một số những loại đồng hồ vạn năng đo dòng điện, đo điện áp được sử dụng phổ biến hiện nay như: Kyoritsu 1109S, Kyoritsu 1021R, Hioki 3244-60, Kyoritsu 1009, Hioki DT4256… Đây đều là các dòng đồng hồ vạn năng cao cấp đến từng thương hiệu nổi tiếng như đồng hồ vom Hioki, đồng hồ vom Kyoritsu, Fluke, Sanwa…  Mỗi sản phẩm đều có độ bền cao, khả năng đo chính xác, thang đo đa dạng, đảm bảo an toàn khi sử dụng. 

Cách dùng đồng hồ vạn năng VOM đo điện áp một chiều DC

Trong trường hợp người dùng đo điện áp một chiều DC, hãy nhớ chuyển thang đo về DC, khi đó người dùng đặt que màu đỏ vào cực dương [+] của nguồn, và que màu đen vào cực âm [-] của nguồn. Lúc này hãy nhớ để thang đo cao hơn điện áp cần đo một nấc.

Có thể hiểu đơn giản, nếu người dùng đo áp DC là 110V thì các bạn để thang DC là 250V, trường hợp nếu người đo để thang đo thấp hơn với điện áp cần đo sẽ làm kim báo kịch kim, còn trường hợp để thang đo quá cao làm cho kim báo sẽ thiếu chính xác.

Trường hợp người dùng để sai thang đo, đo áp một chiều nhưng lại để đồng hồ thang xoay chiều thì sẽ dẫn đến đồng hồ sẽ báo sai. Thường thì giá trị báo sai sẽ cao gấp 2 lần giá trị thực của điện áp DC, tuy nhiên lúc này sẽ không làm cho đồng hồ bị hỏng.

Chú ý: Khi người dùng đo điện áp một chiều [DC] tuyệt đối không được để nhầm đồng hồ vào thang đo dòng điện hoặc thang đo điện trở, nếu nhầm sẽ có thể làm cho đồng hồ bị hỏng.

Hướng dẫn dùng VOM đo điện trở và trở kháng

Khi sử dụng ở thang đo điện trở trên đồng hồ vạn năng VOM, người dùng có thể đo được nhiều thứ như:

  • Đo và kiểm tra giá trị của điện trở
  • Đo, kiểm tra sự thông mạch của một đoạn dây dẫn hoặc một đoạn mạch, cuộn biến áp
  • Đo, kiểm tra sự phóng nạp của tụ điện
  • Đo, kiểm tra tụ điện rò, chập..
  • Đo,  kiểm tra các trở kháng của một mạch điện
  • Đo và kiểm tra đi ốt, bóng bán dẫn.

Để có thể sử dụng được các thang đo này, đồng hồ VOM phải được lắp 2 Pin tiểu 1,5V bên trong. Để sử dụng các thang đo 1Kohm hay 10Kohm bạn cần lắp Pin 9V.

Cách đo trị số điện trở bằng đồng hồ VOM

Bước 1: Người dùng đưa thang đồng hồ về các thang đo trở, nếu như điện trở nhỏ thì bạn để thang x1 ohm hoặc x10 ohm. Nếu điện trở lớn thì người đo cần để thang xlKohm hoặc 10Kohm. Sau đó tiến hành chập hai que đo lại với nhau và chỉnh triết áo để kim đồng hồ báo vị trí 0 ohm.

Chú ý chọn đúng thang đo trước khi tiến hành đo

Bước 2: Đặt que đo của đồng hồ vạn năng VOM vào hai đầu điện trở và đọc trị số trên thang đo. Giá trị đo được sẽ bằng chỉ số thang đo X thang đo. Ví dụ: nếu người dùng để thang x 100 ohm và chỉ số báo là 27, thì giá trị đo bằng 100 x 27 = 2700 ohm [2,7 K ohm].

Bước 3: Nếu người dùng để thang đo quá cao thì lúc này kim chỉ nhảy lên một chút hoặc trường hợp để thang đo quá thấp thì kim nhảy lên quá nhiều, như vậy sẽ là cho trị số đọc được không chính xác.

Bước 4: Khi đo điện trở, người dùng nên chọn thang đo sao cho kim báo gần về vị trí giữa vạch chỉ số, điều này sẽ cho độ chính xác đo là cao nhất.

Đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng VOM

Dùng thang đo dòng

Để đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng VOM, người dùng  đo đồng hồ nối tiếp với tải tiêu thụ. Lưu ý chỉ đo được dòng điện nhỏ hơn với giá trị của thang đo cho phép và thực hiện theo các như bước sau:

Bước 1: Đặt đồng hồ vạn năng VOM vào thang đo dòng cao nhất.
Bước 2: Đặt que đồng hồ nối tiếp với tải, que đo màu đỏ về chiều dương và que đo màu đen về chiều âm.

Lưu ý: Nếu kim đo lên thấp quá thì người đo cần giảm thang đo, còn nếu kim lên kịch kim thì hãy tăng thang đo. Trường hợp đã để thang đo cao nhất mà vẫn kịch thì đồng hồ không đo được dòng điện này. Lúc này, chỉ số kim báo trên VOM sẽ cho ta biết giá trị dòng điện.

Dùng thang đo áp DC

Người dùng đồng hồ vạn năng VOM có thể đo dòng điện qua tải bằng cách đo sụt áp trên điện trở hạn dòng được mắc nối với tải. Điện áp mà người dùng đo được chia cho giá trị trở hạn dòng sẽ ra giá trị dòng điện. Với phương pháp này, người đo có thể đo được các dòng điện lớn hơn khả năng cho phép của đồng hồ và đồng hồ cũng sẽ an toàn hơn.

Trên đây là những thông tin cơ bản về đồng hồ vạn năng VOM. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn!

Nếu bạn đang mong muốn mua được những chiếc đồng hồ vạn năng chính hãng từ các thương hiệu lớn trên thị trường với chế độ bảo hành tốt thì bạn nên đến những địa chỉ uy tín như maydochuyendung.com, hiokivn.com, kyoritsuvietnam.net . Đây đều là những địa chỉ hoạt động lâu năm trên thị trường, chắc chắn sẽ mang lại cho bạn dịch vụ và sản phẩm tốt nhất.

>>> XEM THÊM:

[Review chi tiết] Đồng hồ vạn năng Sanwa YX360TRF – lý do khiến nhiều người lựa chọn!

Đánh giá đồng hồ vạn năng Sanwa CD800A – Giá rẻ liệu có chất lượng?

Video liên quan

Chủ Đề