Tại sao lại có người giàu người nghèo

Đánh đổi thời gian lấy tiền bạc

Thi thoảng chúng ta sẽ gặp cảnh người bán người mua dành nửa buổi để mặc cả giá bán mớ rau. Hoặc có người gặp bạn bè là đứng tám chuyện cả ngày khiến việc khác ngưng trệ. Đây chính là tư duy của những người chẳng thể giàu.

Những người không cảm thấy thời gian quý giá, chỉ biết than phiền được cho là sẽ không bao giờ có thể thoát nghèo. Người giàu không lãng phí thời gian vào những việc vô nghĩa. Họ không ngừng học hỏi, xây dựng mối quan hệ, tích góp vốn để mở đường cho thành công ở tương lai.

Tiền hết có thể kiếm nhưng thời gian trôi qua chẳng thể lấy lại. Thời gian đáng giá ngàn vàng, không chỉ vì những việc đem lại ít lợi ích mà tiêu tốn nó một cách vô nghĩa.

Xem nhẹ mục tiêu cá nhân

Một món đồ có đủ 3 kích cỡ lớn, vừa, nhỏ, nhưng đều giảm giá như nhau. Theo kinh nghiệm của nhân viên bán hàng, người bình thường sẽ mua loại lớn vì nghĩ sẽ tiết kiệm được tiền, còn người giàu thường mua loại phù hợp với nhu cầu bản thân. Đây là ví dụ điển hình cho tư duy của người nghèo: "Tập trung tìm kiếm lợi ích mà bỏ qua mục tiêu của bản thân".

Một cặp vợ chồng mua nhà nhưng không đủ tiền đặt cọc. Người chồng muốn tích góp thêm thời gian nữa nhưng người vợ lại muốn mua ngay lập tức. Kết quả, họ vay mượn khắp nơi để mua nhà. Cặp vợ chồng này ngay từ đầu đã vướng lỗi tư duy. Nguyên nhân không phải họ đủ tiền hay không, mà quan trọng là việc mua nhà thực sự cần thiết hay không. Tư duy người nghèo thường xác định có làm được việc hay không, trong khi với người giàu họ đề cao mục tiêu của hành động.

Với chuyện mua nhà, người nghèo sẽ nghĩ ngay đến những vấn đề: Đặt cọc bao nhiêu tiền? Thu nhập có đủ trả tiền vay? Mua nhà nào thì hợp túi tiền? Còn với người giàu, câu hỏi đầu tiên nảy ra trong đầu họ là: Có cần thiết mua nhà? Muốn mua thì căn nhà sẽ như thế nào? Tiếp đó họ mới triển khai kế hoạch để đạt được mục tiêu.

Người có "tư duy nghèo nàn" chưa chắc đã không có tiền, hoặc không có khả năng kiếm tiền. Thực chất, họ đang phủ nhận khả năng kiếm tiền và thành công của chính mình. Ảnh minh họa: xueqiu.

Tự hạn chế mọi khả năng

"Sự mệt mỏi khi quyết định" là một khái niệm trong kinh tế học hành vi. Khái niệm này chỉ rõ, càng đưa ra nhiều quyết định trong thời gian ngắn, năng lượng sẽ càng cạn kiệt. Từ đó, chúng ta không còn sức để đánh giá ưu nhược điểm của một vấn đề, dẫn đến nhiều quyết định mang tính ngẫu hứng.

Ví dụ khi mua nhà, người bình thường sẽ chỉ chú trọng vào giá cả vì quen với việc so sánh giá khi mua một thứ gì đó. Bởi vậy, chọn nhà có giá trị thấp nhất, bất chấp có những yếu tố chưa hợp lý là xu hướng chung của những đối tượng này.

Tuy vậy, đây lại là cốt lõi của khái niệm "tư duy nghèo túng". Như khi mua nhà mà có những hạng mục chưa hợp lý, dù giá trị bỏ ra thấp nhất, bạn vẫn mất nhiều tiền sửa sang. Rất có thể chẳng tiết kiệm được bao nhiêu mà còn lãng phí thêm tiền bạc. Nếu chỉ tập trung vào lợi ích trước mắt, rất có thể thắng được trận nhỏ nhưng thua cả cuộc chiến lớn.

Lười nhác

Lười ở đây không hẳn là lười lao động, mà còn là lười thay đổi, lười vận động, lười tham vọng.

Nếu một người nghèo khó, làm một công việc thu nhập thấp chẳng đủ ăn tiêu, nhưng ngày ngày tháng tháng vẫn tiếp tục công việc đó mà không nghĩ cách làm thế nào để có được công việc tốt hơn, thu nhập cao hơn, thì đó cũng là một kiểu lười: lười học hỏi để có thêm kiến thức, năng lực, lười phấn đấu để đạt vị trí cao hơn, lười thay đổi vì sợ khó, sợ vất vả.

Bên cạnh đó, có những người lười lao động, dựa vào gia đình, cha mẹ giống như cây tầm gửi để tồn tại. Người Anh từng đưa ra định nghĩa NEET [Not in Education, Employment, or Training] - một từ viết tắt để chỉ nhóm người không có học vấn, không nghề nghiệp, hay không được đào tạo.

Họ không đóng góp sức lao động cho xã hội mà tách ra khỏi sự cạnh tranh xã hội, không có thu nhập kinh tế, hoàn toàn ký sinh vào gia đình. Những người như vậy không thể nào có một cuộc sống độc lập, chủ động, mà mãi mãi dựa vào người khác để qua ngày. Sự lười biếng này khiến họ mãi mãi là thành phần ký sinh, nghèo khó trong xã hội.

Luôn suy nghĩ tiêu cực

Nếu có một ngọn núi trước mặt, người tư duy nghèo nàn sẽ nghĩ ngay đến những trở ngại, dễ buông xuôi. Khi được giao nhiệm vụ liên hệ với đối tác, họ sợ thất bại, sợ bị từ chối hoặc bị người khác xem thường. Một người nếu bị chi phối bởi những suy nghĩ tiêu cực, sẽ chẳng thể tiến bộ.

Với người giàu, khi gặp bất cứ vấn đề gì, dù khó khăn đến đâu họ đều tin rằng bản thân sẽ làm được, đồng thời nghĩ cách giải quyết vấn đề.

Khi ai đó xung quanh thành công, người giàu sẽ tìm cách thiết lập mối quan hệ và học theo các chiến lược của người này. Còn với người nghèo, khi nghe tin người khác thành công, họ sẽ phán xét, chế giễu, thậm chí là so sánh họ ngang hàng với mình. Suy nghĩ này sẽ khiến người nghèo không thể nào thoát khỏi thế giới của họ vì năng lượng tiêu cực rất dễ lan truyền.

An phận và không dám chấp nhận rủi ro

Nhiều người bằng lòng với cuộc sống hiện tại, luôn nghĩ mọi việc ổn định thì sẽ bình yên. Tuy nhiên, ổn định không có nghĩa là an toàn. Đau ốm, tai nạn, mất việc... luôn xảy ra bất ngờ, đủ để hủy hoại cuộc đời ai đó.

Nếu bạn không có tiền, chẳng có gì được gọi là an toàn. Nếu nghèo mà không dám chấp nhận rủi ro thì cuộc sống chẳng có lối thoát. Tất nhiên, chấp nhận rủi ro không giống như đánh bạc. Bạn cần có tinh thần sẵn sàng đối mặt với nguy hiểm, kể cả khi đang an toàn và luôn dũng cảm tiến lên phía trước.

Người nghèo tập trung vào những trở ngại và người giàu tập trung vào cơ hội. Người nghèo luôn đưa ra những lựa chọn dựa trên nỗi sợ hãi, họ luôn tìm kiếm những điều sai trái trong mọi tình huống hoặc những sai sót có thể xảy ra. Thay vì tìm cách kiểm soát, vượt qua thì họ lại suy nghĩ quá nhiều về các trở ngại này, từ đó mất tự tin và không muốn chấp nhận rủi ro.

Tư duy quyết định đẳng cấp. Bởi vậy, muốn thay đổi vận mệnh, cần thay đổi từ chính tư duy.

Vy Trang [Theo 360doc, aboluowang]

Cuộc sống sẽ được quyết định bởi suy nghĩ, hành động và thói quen của mỗi người. Bạn tự hỏi sao có nhiều người giàu có, kiếm được rất nhiều tiền? Thói quen là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến cuộc sống, khả năng kiếm tiền của mỗi người. Dưới đây là những thói quen tạo nên sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo mà bạn cần biết để tạo dựng cuộc sống như ý.

Kiến thức là nền tảng cơ sở giúp con người chinh phục những mục tiêu về tài chính, công việc. Người giàu có thường là những người không ngừng học hỏi kiến thức mới, cập nhật liên tục để nắm bắt cơ hội. Kiến thức giúp bạn giải quyết các vấn đề một cách suôn sẻ, đạt được thành công như ý.

Không phải ai sinh ra cũng đã là người tài giỏi, thay vào đó, con người cần trau dồi kiến thức mới thông qua: Đọc sách, học hỏi người đi trước, học ở trường lớp, học qua thực tế… Người giàu có không ngừng học hỏi, chuẩn bị kiến thức dù không liên quan để chờ đợi thời cơ mới.

Người nghèo thường nói không với việc học hỏi kiến thức mới. Bởi họ có thói quen lười cập nhật, lười đọc sách, lười học hỏi… Từ đó khiến các kỹ năng bị thui chột và thiếu năng lực để giải quyết các vấn đề, vụt mất cơ hội làm giàu.

Người không ngừng học hỏi, kiến thức phong phú, chuyên sâu sẽ được trao cơ hội để làm giàu, kiếm tiền và tạo dựng cuộc sống sung túc. Thói quen học kiến thức mới tạo nên sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo rất rõ ràng.

Sự khác biệt thứ 2 giữa người giàu và người nghèo là hành động. Trong khi người nghèo chỉ biết mơ ước, ảo tưởng về cuộc sống giàu sang, kiếm được thật nhiều tiền thì các cơ hội đã vụt mất. Thay vào đó, người giàu không chỉ dám mơ ước mà họ còn bắt tay vào hành động không trì hoãn. 

Hành động ngay lập tức, nắm bắt cơ hội, là đặc điểm thường thấy của người giàu có hoặc sắp giàu có. Họ không bao giờ chịu ngồi yên chờ cơ hội đến. Người giàu sẽ hành động để tìm kiếm cách giải quyết, cách kiếm tiền cải thiện cuộc sống. Khi có một mục tiêu mới, người giàu có sẽ không ngừng tìm cách, lên kế hoạch để đạt được giấc mơ của mình. 

Dù hành động của họ chưa chắc đã đưa đến thành công, kết quả như ý, nhưng người giàu sẽ không ngồi yên không làm gì cả. Hành động là yếu tố tiên quyết để giúp bạn chạm đến thành công.

Sách là nguồn kiến thức vô hạn của thế giới. Thói quen đọc sách sẽ mang lại cho bạn kiến thức mới, mở mang tầm hiểu biết. Người đọc sách sẽ học hỏi được không chỉ kiến thức mà tư tưởng, suy nghĩ của người viết. Người giàu có đọc sách hàng ngày, hình thành thói quen liên tục, khó bỏ. Bởi, họ ham mê tìm hiểu kiến thức mới, thông tin về những vùng đất mới, lĩnh vực mới…

Đọc sách cũng là hình thức tự học hiệu quả, bổ sung kiến thức mới không ngừng. Thông qua việc đọc sách, bạn có thể học được ngôn ngữ mới, cách nói chuyện linh hoạt, cách đối nhân xử thế… Chuẩn bị nền tảng, giải quyết vấn đề hiệu quả khi chúng xuất hiện.

Với người nghèo, họ sẽ không có nhiều thời gian đọc sách, kiến thức trong sách vở sẽ không thực sự thu hút. Sự lười biếng đọc sách, khiến người nghèo mất đi cơ hội tiếp cận nguồn kiến thức mới và cơ hội. Kiến thức là sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo rõ ràng nhất.

Sự điềm tĩnh, không khoe khoang là đức tính tốt của người giàu có thực sự. Họ là những người khiêm nhường, biết lắng nghe, nói ít làm nhiều. Người giàu có sẽ biết chi tiêu đúng nơi, không vì khoe khoang mà hoang phí tiền của để khẳng định với người khác.

Người giàu có hiểu được giá trị của đồng tiền, cách kiếm tiền và quý trọng sức lao động. Họ có cuộc sống giản dị, biết vừa đủ cho bản thân. Không giống như những người nghèo hay có tiền, sẽ phung phí tiền của để thể hiện bản thân, chứng minh sự giàu có của mình. Đức tính điềm tĩnh cũng giúp người giàu nhìn nhận vấn đề để xử lý hiệu quả hơn.

Người giàu có thói quen quản lý tài chính tốt, giúp họ luôn trong tình trạng sung túc về tiền bạc. Họ sẽ không sử dụng tiền mà không có kế hoạch, định hướng rõ ràng. Tiền sẽ được người giàu quản lý hiệu quả cho các khoản: Tiết kiệm, chi tiêu cơ bản, nâng cao, đầu tư, tích lũy lâu dài và cả cho đi.

Quản lý tài chính hiệu quả bằng xây dựng kế hoạch chi tiêu chi tiết, kiểm soát đầu vào đầu ra. Các khoản chi tiêu sẽ được kiểm soát phục vụ những nhu cầu thực sự cần thiết, không mua sắm theo cảm giác hay sở thích. Người giàu sẽ luôn dự trù cho bản thân bằng gói tiết kiệm hay mua vàng dự trữ. Ngoài ra, họ sẽ không để đồng tiền nằm yên một chỗ mà đầu tư sinh lời.

Trong khi, người nghèo thường không có kế hoạch quản lý tài chính cụ thể. Họ thường không biết mình chi tiêu như thế nào hàng tháng… Người nghèo thường lâm vào tình cảnh, chưa đến cuối tháng đã hết tiền, không có khoản dự trù dẫn đến vay nợ.

Quản lý và sử dụng thời gian hợp lý là đặc điểm của người giàu. Bởi, thời gian mỗi giây trôi đi sẽ không bao giờ lấy lại được. Do vậy, người giàu coi thời gian là vàng bạc, giúp họ kiếm tiền, học kiến thức mới, cải thiện sức khỏe hay chăm sóc bản thân. Họ luôn có kế hoạch để sử dụng thời gian trong ngày một cách tối ưu nhất, 24 giờ sẽ được sử dụng hiệu quả, cân đối.

Người giàu thường sử dụng todolist để quản lý thời gian, công việc. Họ dậy sớm để có nhiều thời gian làm việc, đọc sách, tập thể dục hay chỉ đơn giản là không phải vội vàng. 

Trong khi người nghèo sẽ phung phí thời gian mà mình có, không có kế hoạch trong ngày sẽ làm những gì. Đặc điểm của người nghèo là họ luôn có quá nhiều thời gian thừa nhưng cũng luôn vội vã trong nhiều trường hợp. Người nghèo tất bật vội vã nhưng không mang lại hiệu quả và tiền bạc cho họ. Do vậy, quản lý thời gian là thói quen cần thiết để bạn cải thiện cuộc sống, thay đổi cuộc đời trở nên giàu có.

Thói quen tập thể dục thường xuyên thường thấy ở người giàu, giúp họ luôn có nhiều năng lượng, sức khỏe để làm việc. Người giàu có tập thể dục như chạy thể dục, bơi lội, đạp xe, chơi thể thao… hàng ngày, kể cả những ngày bận rộn. 

Bởi họ biết được tầm quan trọng của sức khỏe cơ thể đến tinh thần và năng suất làm việc. Tập thể dục thường xuyên giúp tinh thần thư giãn, sức khỏe ổn định sẵn sàng đối mặt với các vấn đề trong công việc và cuộc sống.

Người nghèo thì thường xuyên than vãn rằng: Công việc quá bận, tôi không có thời gian đi bộ, tập thể dục… Sức khỏe của họ giảm sút, tinh thần ức chế, stress dẫn đến bệnh tật, tiền bạc bị tiêu tan cho thuốc men, chi phí bệnh viện.

Nếu bạn muốn trở nên giàu có, cần chuẩn bị cho mình sức khỏe thật dẻo dai, tinh thần sảng khoái. Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn luôn có nhiều năng lượng, ý tưởng kinh doanh, kiếm tiền tạo nên sự khác biệt giữa giàu và nghèo.

Xem thêm:

Học cách làm giàu từ hai bàn tay trắng giúp bạn nhanh chóng thành công

Không ngừng đầu tư, tìm kiếm cơ hội để tiền đẻ ra tiền là đặc điểm tạo nên sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo. Bởi, người giàu luôn biết rằng, tiền không khó để kiếm, khi bạn không ngừng tìm kiếm cơ hội đầu tư. Người giàu sẽ không dành hết số tiền mình có vào quỹ tiết kiệm, mà sẽ chích ra để đầu tư sinh lời. Các kênh đầu tư mà người giàu thường hướng đến có thể kể tới như:

  • Đầu tư chứng khoán: Một kênh an toàn được nhiều giàu có lựa chọn để đồng tiền sinh lời. Thị trường chứng khoán với nhiều cơ hội sinh lời hấp dẫn khi chọn đúng mã cổ phiếu tiềm năng.
  • Đầu tư chứng chỉ quỹ: Đây là giải pháp an toàn được nhiều người có số vốn nhỏ chọn đầu tư. Chứng chỉ quỹ đóng hoặc mở với cơ hội đầu tư sinh lời, hấp dẫn hơn gửi tiết kiệm. 
  • Đầu tư vàng: Vàng là kênh tích trữ an toàn nhưng cũng mang đến cơ hội đầu tư hấp dẫn. Nhiều sản phẩm phái sinh vàng, hợp đồng tương lai vàng mang đến khả năng sinh lời.
  • Đầu tư nhà đất: Đầu tư bất động sản nhà đất, bất động sản cho thuê, homestay sẽ giúp bạn kiếm thêm khoản thu nhập không nhỏ hàng tháng.
  • Đầu tư kinh doanh khác: Nhiều cơ hội kinh doanh giúp người giàu sinh lời, như góp vốn mở cửa hàng, kinh doanh trực tiếp.

Mặc dù đầu tư có thể thua lỗ, nhưng người giàu dám mạo hiểm để đồng tiền sinh lời. Không chỉ vậy, người giàu cũng sẵn sàng đầu tư vào các mối quan hệ xung quanh, mở rộng phạm vi giao lưu để tìm kiếm cơ hội. Sự mạo hiểm, dám làm cùng kiến thức mà họ có được giúp người giàu càng thêm giàu. Trong khi người nghèo sẽ luôn e sợ, không dám đầu tư, sợ thua lỗ, giới hạn bản thân trong những vòng tròn nhỏ.

Người giàu thường có suy nghĩ rất tích cực và không bao giờ than vãn. Họ luôn nhìn các vấn đề từ góc nhìn đa chiều, xem xét đánh giá bản thân trước khi đổ lỗi cho một ai đó. 

Người giàu sẵn sàng chịu trách nhiệm về hành động mình đã làm, không lẩn tránh, và trung thực. Chính điều này giúp họ học hỏi thêm được điều mới, tạo được thiện cảm với người đối diện và tìm được cách giải quyết vấn đề. Đặc biệt, người giàu không bao giờ than vãn, suy nghĩ tiêu cực. Thay vào đó, họ sẽ tự lấy lại tinh thần, năng lượng để tìm cách giải quyết. 

Người nghèo thường xuyên than vãn, đổ lỗi cho người khác. Họ sẽ sẵn sàng biện minh rằng do tắc đường mà tôi đến muộn hay do cha mẹ tôi không giàu có khiến tôi không có cơ hội học hành tốt hơn… 

Việc luôn than vãn khiến người nghèo cảm giác thoải mái về những sai phạm của mình. Từ đó, họ không cố gắng thay đổi bản thân, khắc phục tình trạng nghèo nàn hay luôn không có tiền… Chính ​​tư duy khác biệt của người giàu và người nghèo này đã khiến người giàu thì ngày càng giàu hơn, người nghèo thì vẫn luôn khó khăn, bi quan. 

Ngoài những thói quen nổi bật, dễ thấy nhất nêu ở trên, sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo còn khá nhiều. Học tập những thói quen tốt của người giàu, tập bỏ các thói quen xấu để thay đổi bản thân, cải thiện cuộc sống vật chất và tinh thần của chính bạn. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn thấy được những thói quen tạo nên sự khác biệt của người giàu và người nghèo, từ đó, rèn luyện cho mình những thói quen tốt để thành công.

Video liên quan

Chủ Đề