Tại sao mũi không ngửi được

Thuật ngữ “mất ngửi” chỉ hiện tượng mất một phần hoặc hoàn toàn khả năng ngửi. Bình thường, mũi người có chừng 100 triệu tế bào thần kinh để ngửi và khoảng 1.000 gen khác nhau nằm trong các tế bào cảm thụ khứu giác này. Mỗi thụ thể thần kinh chỉ phân tích, tiếp nhận một số mùi nhất định. Tín hiệu điện từ thụ thể khứu giác sẽ được chuyển về não bộ để xác định được mùi hương của sự vật.

Mất ngửi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: cảm lạnh, cúm... gây viêm nhiễm; do polyps hoặc các nguyên nhân gây tắc nghẽn vùng tiếp nhận mùi, tổn thương thần kinh ngửi, hoặc vùng vỏ não đảm nhận chức năng phân tích mùi... Mất ngửi cũng là một trong những triệu chứng thường gặp của COVID-19.

Trong hầu hết các trường hợp, điều trị nguyên nhân mất ngửi sẽ giúp bạn ngửi được trở lại. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, nhất là các trường hợp mất ngửi do nguyên nhân thần kinh, có thể không phục hồi và người bệnh phải thích nghi với tình trạng mất ngửi.

Phát hiện mất ngửi như thế nào?

Chứng mất ngửi có thể tiến triển từ từ hoặc đột ngột. Một số bệnh nhân đến với chúng tôi nói rằng thực sự họ cũng không biết họ mất ngửi từ lúc nào mà tự nhiên gần đây họ không thấy mùi thức ăn từ trong bếp bay ra hoặc khi họ nấu… hoặc tự nhiên phát hiện là mùi nước hoa mình dùng hết hạn hay sao mà chẳng thấy mùi gì, rồi mùi hương của người mình yêu tại sao mình không thấy nữa? Tại sao? Tại sao?… và sau rất nhiều lần “tại sao” đó họ mới quyết định đi khám bác sĩ Tai Mũi Họng.

Bác sĩ sẽ hỏi các biểu hiện mà người bệnh tự cảm nhận thấy kết hợp với thăm khám lâm sàng. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định chụp CT [chụp cắt lớp vi tính] hoặc cộng hưởng từ vùng mũi/ xoang/ sọ não tùy theo định hướng nguyên nhân gây bệnh.

Nguyên nhân nào gây ra chứng mất ngửi?

Như đã nêu ở trên, chứng mất ngửi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Cảm lạnh, cúm thông thường; một số vi rút gây tổn thương dây thần kinh ngửi; viêm mũi xoang có tổn thương niêm mạc hoặc thoái hóa niêm mạc thành polip ở/hoặc che lấp vùng phân bố của dây thần kinh ngửi; các dị hình của cuốn mũi và vách ngăn, lệch vách ngăn của mũi cản trở luồng khí mang mùi vào vùng tiếp nhận của các đầu mút thần kinh ngửi.

Mất ngửi cũng có liên quan đến: Bệnh tiểu đường, hút thuốc lá, béo phì, tăng huyết áp, hoặc hội chứng Kallmann [là một hội chứng di truyền trong đó thiếu khứu giác  do sự vắng mặt của các cấu trúc được gọi là bóng khứu giác trong não. Để xác định điều này, bác sĩ cần cho bệnh nhân chụp quét cộng hưởng từ [MRI] của đầu]. Đặc biệt, mất ngửi có liên quan đến bệnh Alzheimer. Suy giảm khứu giác mới là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh Alzheimer tới 10 năm trước khi bắt đầu dấu hiệu mất trí nhớ. Các nhà nghiên cứu của Bệnh viện Masachusetts [Mỹ] đã nghiên cứu ra một phương pháp có thể xác định nguy cơ bệnh Alzheimer ở một người dựa vào khả năng nhận biết và nhớ lại mùi hương của người đó.

Mất ngửi cũng có thể do một số loại thuốc gây ra, chẳng hạn như thuốc kháng sinh và thuốc kháng histamine. Một số loại thuốc ức chế quá trình gắn kết phân tử mùi lên thụ thể ở các tế bào thần kinh khứu giác của niêm mạc mũi và truyền tín hiệu lên não, ngăn chặn sự gắn kết các phân tử mùi lên các thụ thể của tế bào thần kinh khứu giác, gây ra tác dụng phụ giảm khứu giác. Dưới đây là các loại thuốc thường gây ra tác dụng phụ giảm khứu giác:

+ Nhóm thuốc kháng sinh [ampicillin, tetracyclin, clarithromycin…]: Khi sử dụng trong một thời gian dài, khả năng nhận biết mùi của mũi bị suy giảm.

+ Nhóm thuốc chống trầm cảm [amitriptyline, nortriptyline, clomipramine…]:  sử dụng trong điều trị trầm cảm, rối loạn lo âu… khi sử dụng trong một thời gian dài, thường gây ra tác dụng phụ giảm khứu giác.

+ Nhóm thuốc kháng histamin [Chlorpheniramin, dexchlorpheniramin, loratadin…] sử dụng để làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng, dị ứng da… Các thuốc này cũng làm giảm khả năng nhận biết mùi của mũi khi sử dụng trong một thời gian dài.

+ Nhóm thuốc chống co giật [Carbamazepin, phenytoin, valproic acid…]:  nếu sử dụng nhóm thuốc này trong một thời gian dài, khả năng nhận biết mùi của mũi bị suy giảm.

Ngoài các thuốc trên, còn có nhiều loại thuốc khác cũng gây ra tác dụng phụ giảm khứu giác: nhóm thuốc cao huyết áp [nifedipin, captopril…], nhóm thuốc giảm mỡ trong máu [lovastatin, atorvastatin…], nhóm thuốc kháng viêm corticosteroid [dexamethason, hydrocortisone…]…

Mất ngửi cũng có thể xuất hiện ở bệnh nhân đa xơ cứng [Multiple Sclerosis - MS] là một chứng rối loạn não bộ và tủy sống làm giảm chức năng thần kinh, kết hợp tạo thành sẹo trên lớp phủ ngoài của các tế bào thần kinh trong đó có các tế bào ngửi.

Mất ngửi ở bệnh Parkinson: ở giai đoạn đầu sẽ ảnh hưởng đến khứu giác của người bệnh: không còn khả năng phân biệt mùi của thực phẩm, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ khiến tình trạng nặng thêm

Triệu chứng mất ngửi có ở người mắc hội chứng Sjogren: bệnh tự miễn Sjogren là một rối loạn tự miễn dịch do rối loạn chức năng của các tuyến ngoại tiết trên cơ thể. Cụ thể, bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công các tuyến nước bọt và tuyến lệ, khiến chúng ngừng hoạt động. Đặc trưng của bệnh là tình trạng khô mắt, khô miệng và khô niêm mạc, làm cho các phân tử mùi trong không khí không vận chuyển được tới vùng ngửi.

Những bệnh nhân chấn thương sọ não tổn thương vùng não tiếp nhận mũi hoặc tổn thương dây thần kinh ngửi [dây khứu giác – dây thần kinh sọ số I] cũng bị mất ngửi. Các bệnh nhân bị u não: tổn thương vùng não phân tích mùi, sẽ mất ngửi.

Chứng mất ngửi được điều trị như thế nào?

Trong hầu hết các trường hợp, khứu giác có thể được phục hồi bằng việc điều trị nguyên nhân gây mất ngửi. Ví dụ, nếu bạn bị viêm xoang, thì việc điều trị viêm xoang có thể giúp bạn ngửi được trở lại. Nếu mất ngửi do thuốc, việc dừng hoặc thay thế thuốc sẽ có tác dụng lấy lại khứu giác của bạn. Nếu bạn bị polyp mũi hoặc một dạng tắc nghẽn khác, có thể cần thiết phải phẫu thuật.

Do đó, để đưa ra hướng điều trị thích hợp thì việc xác định nguyên nhân là rất quan trọng.

Việc điều trị chứng mất ngửi tùy thuộc vào nguyên nhân. Hiện tại vẫn chưa có cách chữa trị dứt điểm chứng mất ngửi bẩm sinh. Các trường hợp mất ngửi mắc phải như: mất ngửi do viêm mũi xoang, do polyp mũi, do thuốc, … khứu giác của bạn sẽ hồi phục khi các nguyên nhân này được giải quyết.

Phòng ngừa

Để giảm nguy cơ bị mất ngửi, bạn nên điều trị sớm và đúng viêm mũi xoang, polyp mũi… Nên có ý thức tránh hóa chất và môi trường độc hại. Không hút thuốc lá.

Chứng mất ngửi và COVID-19

Mất ngửi là một trong những triệu chứng thường gặp của COVID-19. Bác sĩ có thể nghĩ tới tình trạng nhiễm COVID-19 trong các trường hợp mất ngửi xuất hiện đột ngột, đi kèm với mất vị giác ở những bệnh nhân không có biểu hiện chảy mũi, ngạt tắc mũi rõ ràng…

Những người bị mất ngửi do COVID-19 thường phục hồi khứu giác trong khoảng 2-3 tuần, thời gian phục hồi có thể khác nhau tùy trường hợp.

Theo một nghiên cứu, bệnh nhân COVID-19 kèm theo chứng mất ngửi có diễn tiến bệnh nhẹ hơn những bệnh nhân COVID-19 không có chứng mất ngửi./.

Vậy dấu hiệu của tình trạng này là gì và làm thế nào để phát hiện bệnh sớm? Mời bạn cùng tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé!

Tìm hiểu chung

Mất khứu giác là tình trạng gì?

Khả năng ngửi được mùi do các quá trình nhất định điều khiển. Ban đầu, một phân tử như mùi thơm từ hoa kích thích các tế bào khứu giác ở mũi. Các tế bào thần kinh này gửi thông tin tới não để xác định mùi cụ thể. Bất cứ tình trạng nào cản trở các quá trình này, như sung huyết mũi, tắc nghẽn mũi hoặc tổn thương các tế bào thần kinh, có thể dẫn đến mất khứu giác, khiến mũi không ngửi thấy mùi. Tuy nhiên, một số người khi sinh đã không ngửi thấy mùi gì [bị mất khứu giác bẩm sinh].

Ngoài ra, khứu giác cũng ảnh hưởng đến vị giác. Nếu không có khứu giác, vị giác chỉ có thể phát hiện ra một vài hương vị. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu bạn đột nhiên mất khứu giác, không ngửi thấy mùi vị và không biết nguyên nhân gây ra, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng mất khứu giác là gì?

Một số người bị tình trạng này nhận thấy sự thay đổi ở khứu giác, ví dụ như không thể ngửi thấy những mùi quen thuộc như lúc trước. Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bị mất khứu giác đôi khi có thể được điều trị, tùy thuộc vào nguyên nhân. Vậy, tại sao bị mất khứu giác? Lỗ mũi không ngửi được mùi là bệnh gì? Lỗ mũi không ngửi được mùi có thể do cảm lạnh [nghẹt mũi mất khứu giác], dị ứng [viêm mũi dị ứng mất khứu giác] hoặc nhiễm trùng xoang [viêm xoang bị mất khứu giác]. Nhưng tình trạng này thường tự khỏi sau vài ngày [mất khứu giác tạm thời]. Nếu tình trạng này không cải thiện, bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và loại trừ các tình huống nghiêm trọng hơn.

Mặt khác, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc loại bỏ các tắc nghẽn trong đường mũi. Trong các trường hợp khác, mũi không ngửi thấy mùi có thể là vĩnh viễn. Đặc biệt sau 60 tuổi, bạn có nhiều nguy cơ mất khứu giác.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng mất khứu giác?

Page 2

Khi tình trạng rối loạn khứu giác xảy ra sẽ thường kéo theo rối loạn vị giác. Điều này khiến mũi và lưỡi cảm nhận sai hương vị mà bạn ngửi hoặc nếm được.

Có nhiều nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn khứu giác và vị giác. Đó có thể là do di truyền bẩm sinh hoặc là hệ quả của những bệnh lý bạn đang mắc phải. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như phương hướng điều trị hiệu quả, hãy tham khảo thông tin được chia sẻ trong bài viết sau của Hello Bacsi nhé!

4 dạng rối loạn khứu giác và vị giác phổ biến

Bạn có thể mắc chứng rối loạn khứu giác và vị giác nhưng lại không nhận ra. Sau đây là 4 loại phổ biến của tình trạng rối loạn mùi vị bạn nên lưu ý:

  • Anosmia: Mất khứu giác hoàn toàn.
  • Ageusia: Mất vị giác hoàn toàn.
  • Hyposmia: Giảm khả năng ngửi.
  • Hypogeusia: Giảm khả năng nếm và nhận biết những mùi vị chính như chua, ngọt, đắng và mặn.

Trên thực tế, rối loạn khả năng ngửi và nếm là vấn đề mà khá nhiều người mắc phải nhưng lại ít được chính người bệnh lẫn cộng đồng y tế quan tâm. Bên cạnh đó, tình trạng này thường khiến một số mùi vị vốn dễ chịu lại trở thành khó chịu đối với bạn.

Vì vậy, đây được xem là một dạng rối loạn làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và có thể cảnh báo một số vấn đề sức khỏe như:

  • Nhiễm bệnh COVID-19
  • Béo phì
  • Bệnh tiểu đường
  • Huyết áp cao
  • Những bệnh liên quan đến hệ thần kinh như bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer hoặc bệnh đa xơ cứng.

Nguyên nhân gây ra rối loạn khứu giác và vị giác

Một số trường hợp bị rối loạn khả năng ngửi và nếm do bẩm sinh. Bên cạnh đó là một số nguyên nhân khác cần được quan tâm như:

Lưu ý quan trọng

Nếu mắc chứng rối loạn khứu giác, vị giác, bạn sẽ không nhận ra được mùi thức ăn ôi thiu. Hơn nữa, bạn có thể gặp nguy hiểm trong một số trường hợp do không thể phát hiện những loại mùi đặc biệt như mùi khói từ việc đốt lửa, khói độc, khí gas rò rỉ… Vì vậy, nếu nghi ngờ mắc chứng rối loạn này, bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời.

Phương pháp chẩn đoán cần thiết

Bên cạnh việc cung cấp bệnh sử đầy đủ và khám sức khỏe, bạn sẽ cần làm một số xét nghiệm, kiểm tra khác để chẩn đoán rối loạn khứu giác và vị giác, bao gồm:

  • Đo nồng độ của mùi vị nhẹ nhất mà bạn có thể nhận ra khi ngửi.
  • Bác sĩ cho bạn làm kiểm tra so sánh mùi vị và hương vị của những chất khác nhau.
  • Kiểm tra vị giác bằng cách “ngậm, nhổ và súc miệng”. Với từng khu vực của lưỡi, bác sĩ sẽ cho bạn dùng những chất khác nhau để thử nghiệm.
  • Thực hiện bài kiểm tra “Scratch and sniff”. Đây là phương pháp được nhiều quốc gia sử dụng để sàng lọc nhanh người nhiễm COVID-19 thông qua việc xác định tình trạng khứu giác của họ. Khi thực hiện, bạn sẽ được phát một loại thẻ để cào, sau đó bạn ngửi và nhập tên mùi hương trên một ứng dụng di động. Kết quả sẽ giúp bạn biết được khứu giác có đang bình thường không.

Khứu giác và vị giác bị rối loạn được điều trị như thế nào?

Việc điều trị chứng rối loạn khứu giác và vị giác có thành công hay không thường phụ thuộc vào một số điều kiện như:

  • Bạn bao nhiêu tuổi?
  • Mức độ rối loạn khứu giác, vị giác của bạn và thời gian mắc bệnh là bao lâu?
  • Tình trạng sức khỏe tổng thể và bệnh sử của bạn như thế nào?
  • Khả năng dung nạp một số loại thuốc đặc biệt hoặc khả năng tiếp nhận giải phẫu của bạn có tốt không?
  • Bạn có chấp nhận rủi ro sau khi điều trị không?

Sau khi tìm hiểu về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và những thông tin cần thiết, bác sĩ có thể áp dụng một số phương pháp điều trị như:

  • Ngừng hoặc thay đổi các loại thuốc khiến bạn bị rối loạn khả năng ngửi và nếm.
  • Xử lý và khắc phục phương pháp điều trị trước đó của bạn.
  • Phẫu thuật loại bỏ yếu tố gây ra chứng rối loạn.
  • Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn chăm sóc sức khỏe tai mũi họng như tư vấn chế độ dinh dưỡng, cách bỏ thuốc lá…

Rối loạn khứu giác và vị giác tưởng chừng như không nguy hiểm nhưng thực chất lại ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, sự an toàn. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nguy hiểm, đặc biệt là khi dịch COVID-19 đang diễn tiến phức tạp và nghiêm trọng như hiện nay. Do đó, nếu có triệu chứng của tình trạng rối loạn khả năng ngửi và nếm, bạn nên nhanh chóng liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn kiểm tra, khám sàng lọc nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lây lan cũng như điều trị hội chứng này sớm nhất có thể.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề