Tại sao thiếu canxi

Thiếu hụt canxi lâu dài có thể dẫn đến một số vấn đề răng miệng, tăng nguy cơ loãng xương và những rối loạn khác trong cơ thể, bao gồm các bệnh lý đe dọa đến tính mạng.

Nguyên nhân gây thiếu canxi

Thông thường, tình trạng này sẽ xảy ra khi bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa canxi hoặc suy dinh dưỡng, chế độ ăn uống nghèo nàn, không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể.

Trung bình một người trưởng thành phải bổ sung khoảng 1.200 mg canxi mỗi ngày, tuy nhiên chúng ta chỉ đạt được 50 - 60% yêu cầu. Bởi vì người dân vẫn còn hạn chế sử dụng các sản phẩm sữa và chế phẩm từ sữa. Trong đó, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có khẩu phần ăn thiếu hụt canxi.

Đây là tình trạng đáng báo động và mỗi người cần chủ động tăng cường chất dinh dưỡng để đảm bảo hoạt động bình thường, ổn định của cơ thể.

Bên cạnh đó, tình trạng thiếu canxi cũng xảy ra khi bạn đối mặt với vấn đề rối loạn chuyển hóa canxi, có thể do nội tiết tố không ổn định hoặc chúng ta quá lười rèn luyện thể dục, thể thao. Trong trường hợp này, mặc dù bệnh nhân bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết nhưng khả năng hấp thu của cơ thể rất kém.

Dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu canxi

Thường xuyên bị chuột rút

Đây được cho là dấu hiệu ban đầu của tình trạng thiếu canxi ở người lớn. Thường hay bị đau cơ bắp, nhất là vùng cánh tay, đùi, nách khi di chuyển hoặc đi bộ là những biểu hiện cho thấy bạn đã bị thiếu loại vi khoáng trên.

Chóng mặt

Ngồi lâu một chỗ cảm thấy tay chân bị tê, mỏi lưng, khi đứng dậy bị hoa mắt chóng mặt. Nếu xét nghiệm rất khó biết được bạn có bị thiếu canxi hay không vì khi canxi trong đường huyết bị giảm xuống sẽ cảm thấy hoa mắt chóng mặt, cảm giác đó chỉ diễn ra trong vài chục giây rồi lại trở lại trạng thái bình thường.

Tại sao thiếu canxi
Ảnh minh họa

Bởi khi canxi trong máu bị giảm xuống thì Tuyến Cận giáp (ở cổ) sẽ báo lên thần kinh trung ương là trong máu đang bị thiếu canxi, khi đó thần kinh TW sẽ điều tiết lượng canxi trong xương (nghĩa là cho đường huyết vay canxi từ xương), do vậy sau khoảng vài chục giây sẽ hết các hiện tượng trên.

Chính vì vậy mà càng về già càng bị loãng xương, thoái hóa đốt lưng, đốt sống cổ, thấp khớp, sỏi, cao huyết áp,...

Hệ miễn dịch suy yếu, dễ mắc bệnh

Tại sao thiếu canxi
Ảnh minh họa

Nếu bạn thường xuyên mắc các bệnh như ho, cảm cúm, nhiễm trùng…đây cũng được coi là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu hụt canxi. Canxi tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể, đóng vai trò không nhỏ trong việc duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh, giúp ngăn ngừa virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Thiếu canxi khiến cơ thể yếu đi, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh hơn.

Sâu răng, răng vàng

Canxi là một trong những thành phần quan trọng cấu tạo nên răng. Do đó, thiếu canxi sẽ khiến cho răng dễ bị sâu, yếu và dễ chuyển sang vàng răng. Đối với trẻ nhỏ, việc thiếu canxi có thể khiến cho quá trình mọc răng chậm hơn so với các bạn cùng trang lứa.

Mệt mỏi, stress, mất ngủ

Các nhà khoa học cho biết rằng, canxi giống như một loại thuốc ăn thần tự nhiên, giúp điều chỉnh tâm trạng của bạn. Vì vậy, nếu lượng canxi trong cơ thể càng ít, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán nản, dễ nổi cáu…. Thiếu canxi cũng làm cho bạn cảm thấy thiếu năng lượng, chậm chạp….

Tại sao thiếu canxi
Ảnh minh họa

Mất ngủ cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt canxi bởi canxi có vai trò quan trọng trong việc sản xuất melatonin, loại hormone giúp con người ngủ ngon. Do đó, nếu cơ thể thiếu canxi, bạn khó có thể ngủ sâu giấc.

Da khô

Một trong những dấu hiệu nhận biết thiếu canxi ở người lớn mà chúng ta dễ nhận thấy đó là tình trạng khô da. Do đó, nếu thấy cơ thể có biểu hiện này, bạn cũng nên bổ sung thêm canxi cho cơ thể.

Móng tay chân yếu, dễ gãy

Tại sao thiếu canxi
Ảnh minh họa

Móng tay yếu, dễ gãy cũng là một trong những dấu hiệu thiếu canxi ở người lớn. Bởi ở những người khỏe mạnh, khi được cung cấp đủ canxi thì móng tay khỏe mạnh, không bị giòn. Do đó, nếu thấy móng tay của mình có các biểu hiện trên, rất có thể bạn đã bị thiếu canxi.

Cách khắc phục thiếu canxi ở người lớn

Có nhiều cách để ngăn chặn, phòng ngừa các triệu chứng thiếu canxi ở người lớn. Trước hết, bạn nên bổ sung canxi qua đa dạng các loại thực phẩm có sẵn trong tự nhiên, ở cả thể rắn lẫn lỏng giúp cơ thể hấp thu toàn diện hơn. Một số thực phẩm sau sẽ giúp bạn cung cấp một lượng canxi nhất định cho cơ thể mỗi ngày:

Tại sao thiếu canxi
Ảnh minh họa

Nhóm thực phẩm từ sữa

Theo các nghiên cứu gần đây của các chuyên gia dinh dưỡng, sữa và các sản phẩm từ sữa chứa nhiều canxi nhất.

Vì vậy, mỗi ngày bạn cần bổ sung 275mg sữa, giúp xương chắc khoẻ, ngăn ngừa tình trạng loãng xương và thoái hoá khớp, phòng ngừa các dấu hiệu thiếu canxi người lớn. Không chỉ thế, việc uống sữa còn tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Nhóm rau củ chứa nhiều canxi

Một số loại rau củ có chứa canxi và các thành phần giúp hấp thụ canxi tốt hơn gồm có: Rau dền, rau chân vịt, giá đỗ, súp lơ, cà chua, khoai lang, các loại họ đậu,…

Nhóm trái cây

Trong nhóm trái cây sẽ có rất nhiều loại giàu canxi mà cơ thể cần chúng ta bổ sung như kiwi, dâu tây, chuối, họ nhà cam,…

Nhóm xương thịt động vật

Thịt lợn, thịt bò, thịt cừu,… là những loại thịt có hàm lượng canxi lớn có thể bổ sung cho cơ thể hàng ngày để ngăn ngừa bệnh về xương khớp, dấu hiệu thiếu canxi ở người lớn tuổi.

Ngoài ra, trong xương động vật cũng có hàm lượng canxi không hề nhỏ giúp tăng cường canxi cho cơ thể và phòng tránh bệnh loãng xương, thoái hóa khớp.

Nhóm hải sản

Trong hải sản có hàm lượng vitamin, canxi, magie vô cùng cao hỗ trợ tăng cường dưỡng chất cho cơ thể.

Nếu bạn đang có các triệu chứng thiếu canxi ở người lớn tuổi đừng quên bổ sung ngay vào thực đơn các loại hải sản giàu canxi có thể kể đến như tôm, cua, cá hồi, hàu,..

Nếu gặp những dấu hiệu này, đã đến lúc bạn nên đi khám và bổ sung các thực phẩm giàu canxi trong chế độ ăn uống của mình.

Tại sao thiếu canxi

Ánh nắng mặt trời giúp hấp thụ canxi

Ảnh Shutterstock

1. Thường xuyên bị chuột rút

Chuột rút cơ bắp ở đùi, bắp chân, cánh tay và nách thường xảy ra vào ban đêm có thể là một trong những triệu chứng ban đầu của tình trạng thiếu canxi, theo MSN.

2. Chỉ va chạm nhẹ cũng bị gãy xương

Nếu chỉ va chạm nhẹ cũng bị gãy xương, cần phải ăn nhiều thực phẩm giàu canxi hơn và bắt đầu chương trình tập tạ.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, bổ sung một chế độ tập luyện kết hợp các bài tập tạ là cần thiết để đạt được tác dụng có lợi của việc bổ sung canxi, theo NCBI.

3. Bị hư răng

Hư răng là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy lượng canxi kém, bởi vì khi không đủ canxi, cơ thể bắt đầu lấy canxi cần thiết từ xương và răng.

4. Cảm thấy buồn chán

Canxi có liên quan đến chứng trầm cảm và nếu ngày nào bạn cũng cảm thấy buồn chán. Chế độ ăn với 3 phần sữa mỗi ngày - đã được chứng minh là làm giảm chứng trầm cảm.

5. Ngứa da và móng tay giòn

Móng tay khô, gãy và dễ gãy có thể cho biết mức canxi trong máu thấp. Và cả bệnh vẩy nến và bệnh chàm đều do thiếu hụt canxi. Tình trạng này thường làm cho da trông có vảy và khô.

Ngoài ra, thiếu canxi còn gây ngứa và tê quanh miệng hoặc ở các ngón tay và ngón chân, run cơ, suy giảm xúc giác, thậm chí trí nhớ kém và ảo giác. Cần đi khám để bổ sung canxi, theo MSN.

6. Thường xuyên bị bệnh

Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh vì nó giúp cơ thể chiến đấu chống lại virus và vi khuẩn.

Sự thiếu hụt canxi làm giảm sức đề kháng của cơ thể để chống lại sự tấn công của mầm bệnh và hậu quả là sẽ dễ bị bệnh, cảm lạnh, ho và hắt hơi, theo Bright Side.

7. Khó nuốt

Mặc dù nghe có vẻ không liên quan, nhưng thiếu canxi cũng có thể dẫn đến chứng khó nuốt.

Nguyên nhân là do các cơ trong cổ họng co bóp kém. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó thậm chí có thể dẫn đến co thắt ở thanh quản và làm thay đổi giọng nói.

8. Mất ngủ

Khi ngủ, mức canxi tăng và giảm mạnh hơn, xảy ra trong giấc ngủ sâu. Vì vậy, nếu cơ thể thiếu canxi, có thể sẽ không có một giấc ngủ sâu như ý. Vấn đề này liên quan trực tiếp đến vai trò của canxi trong việc tạo ra hoóc môn ngủ melatonin.

Thiếu hụt canxi trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất tổng thể. Vì vậy, nếu cảm thấy cực kỳ mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng, hãy bổ sung canxi.

Ngoài ra, những người có những thói quen hay tình trạng sau đây, rất dễ bị thiếu canxi, cũng có thể cần bổ sung canxi, theo Bright Side.

Ăn quá nhiều thịt

Chế độ ăn giàu protein có thể khiến thận bài tiết nhiều canxi hơn. Chế độ ăn quá nhiều protein có thể dẫn đến thiếu canxi.

Không bao giờ uống sữa

Nếu không uống sữa, bạn hãy bổ sung các thực phẩm giàu canxi khác như cá cơm, bông cải xanh và hạnh nhân.

Luôn tránh ánh nắng mặt trời

Để hấp thụ canxi, cơ thể phải có đủ vitamin D. Và để có đủ vitamin D từ ánh nắng mặt trời, cần phải tiếp xúc với ánh nắng 1 giờ mỗi ngày.

Mọi người nên kiểm tra mức vitamin D và tích trữ các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin D, như cá béo.

Bị cao huyết áp

Canxi là một phần của cơ chế điều hòa huyết áp. Thực hiện theo chế độ ăn ít muối, nhiều kali, magie, canxi, protein và chất xơ, có thể giúp tăng cường canxi trong chế độ ăn và điều chỉnh huyết áp, theo MSN.

Cách điều trị thiếu canxi

Người lớn nên tiêu thụ khoảng 1.000 mg canxi mỗi ngày. Để duy trì lượng canxi thích hợp, nên ăn các loại rau có lá màu xanh đậm như xà lách, bông cải xanh, củ cải xanh và cải rổ.

Trong số các loại thực phẩm giàu canxi khác, cần ăn nhiều cá béo, như cá hồi, cá mòi, cá thu và cá ngừ, pho mát, sữa, đậu nành, hạnh nhân và hạt mè.

Để giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, cũng nên tăng cường bổ sung vitamin D. Vitamin này được tìm thấy trong lòng đỏ trứng, hàu, tôm và nấm, theo Bright Side.

Tin liên quan