Tên gọi của polime có công thức cho dưới đây là (-nh-(ch2)-co-)n

Tên gọi của polime có công thức cho dưới đây

Tên gọi của polime có công thức cho dưới đây là (-nh-(ch2)-co-)n

A. polietilen.

B. polistiren.

C. poli(metyl metacrylat).

D. poli(vinyl clorua).

Câu hỏi hot cùng chủ đề

  • Dãy các chất đu phản ứng với dung dịch HCl

    A. NaOH, Al, CuSO4, CuO

    B. Cu (OH)2, Cu, CuO, Fe

    C. CaO, Al2O3, Na2SO4, H2SO4

    D. NaOH, Al, CaCO3, Cu(OH)2, Fe, CaO, Al2O3

Chuyên đề Hóa học 12 Bài tập về gọi tên các Polime quan trọng thường gặp. Được VnDoc tổng hợp biên soạn nội dung lí thuyết cũng như các dạng câu hỏi gọi tên các Polime quan trọng thường gặp. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các bạn giải bài tập Hóa học lớp 12 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Hóa học 12: Bài tập về gọi tên các Polime quan trọng thường gặp

  • Kiến thức cần nhớ về gọi tên các Polime quan trọng thường gặp
  • Ví dụ minh họa về gọi tên các Polime quan trọng thường gặp
  • Bài tập vận dụng về gọi tên các Polime quan trọng thường gặp

Kiến thức cần nhớ về gọi tên các Polime quan trọng thường gặp

*Tóm tắt lý thuyết

Danh pháp:

- Poli + tên của monone (nếu tên monome gồm 2 từ trở lên hoặc từ hai monome tạo nên polime thì tên của monome phải để ở trong ngoặc đơn).

Một số polime có tên riêng (tên thông thường).

Tên gọiCông thức
Poli vinylclorua (PVC)(-CH2–CHCl-)n
Poli etilen (PE)(-CH2–CH2-)n
Cao su thiên nhiên[-CH2–C(CH3)=CH-CH2-]n
Cao su clopren(-CH2-CCl=CH-CH2-)n
Cao su buna(-CH2-CH=CH-CH2-)n
Poli propilen (PP)[-CH2-CH(CH3)-]n
Teflon(-CF2-CF2-)n
Tơ nilon -6 (poli caproamit)[–NH(CH2)5–CO–]n
Tơ nilon -7 (tơ enang) hay Poli (7-amino heptanoic)[–NH(CH2)6–CO–]n
Tơ nilon -6,6 (poli hexa metylen- ađipamit)[–NH(CH2)6–NH–CO(CH2)4CO–]n
Tơ lapsan (poli etylen terephtalat)[–COC6H4–CO–O–C2H4O–]n

Ví dụ minh họa về gọi tên các Polime quan trọng thường gặp

Câu 1: Polivinyl clorua có công thức là

A. (-CH2-CHCl-)n.

B. (-CH2-CH2-)n.

C. (-CH2-CHBr-)n.

D. (-CH2-CHF-)n.

Xem đáp án

Đáp án A

Polivinyl clorua: (-CH2-CHCl-)n

Câu 2: Tên gọi của polime có công thức (-CH2-CH2-)n là

A. polivinyl clorua.

B. polietilen.

C. polimetyl metacrylat.

D. polistiren.

Xem đáp án

Đáp án B

Polietilen: (-CH2-CH2-)n

Câu 3: Công thức cấu tạo của polibutađien là

A. (-CF2-CF2-)n.

B. (-CH2-CHCl-)n.

C. (-CH2-CH2-)n.

D. (-CH2-CH=CH-CH2-)n.

Xem đáp án

Đáp án D

Polibutađien: (-CH2-CH=CH-CH2-)n

Câu 4: Từ monome nào sau đây có thể điều chế được poli(vinyl ancol)?

A. CH2=CH-COOCH3.

B. CH2=CH-OCOCH3.

C. CH2=CH-COOC2H5.

D. CH2=CH-CH2OH.

Xem đáp án

Đáp án A

Để thu được poli (vinyl ancol): [-CH2-CH(OH)-]n người ta tiến hành thủy phân poli (vinylaxetat) trong môi trường kiềm.

Câu 5.Nhận định nào sau đây đúng:

A. Cao su là polime thiên nhiên của isoprene.

B. Sợi xenlulozơ có thể bị đepolime hóa khi bị đun nóng.

C. Monome là mắt xích cơ bản trong phân tử polime.

D. Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn, do nhiều đơn vị nhỏ (mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.

Xem đáp án

Đáp án D

A sai vì cao su có thể là cao su thiên nhiên hay cao su tổng hợp.

B sai, khi đung nóng sợi xenlulozo sẽ bị cắt mạch.

C sai, mone là chất ban đầu để tạo polime, còn mắt xích là đã tạo polime rồi, phân tử gồm nhiều mắt xích.

D đúng.

Bài tập vận dụng về gọi tên các Polime quan trọng thường gặp

Bài 1: Monome được dùng để điều chế polipropilen là

A. CH2=CH-CH3.

B. CH2=CH2.

C. CH≡CH.

D. CH2=CH-CH=CH2.

Xem đáp án

Đáp án A

nCH2=CH-CH3

Tên gọi của polime có công thức cho dưới đây là (-nh-(ch2)-co-)n
-(-CH2-CH-CH3)n-

Bài 2: Cao su được sản xuất từ sản phẩm trùng hợp của buta-1,3-đien với CN-CH=CH2 có tên gọi thông thường là

A. cao su Buna.

B. cao su Buna-S.

C. cao su Buna- N.

D. cao su cloropren.

Xem đáp án

Đáp án C

Đồng trùng hợp giữa buta-1,3-đien (CH2=CH−CH−CH2) với vinyl xianua(CH2=CH−CN) được cao su Buna- N

Bài 3: Khi phân tích polistiren ta được monome nào sau đây?

A. CH≡CH

B. CH2=CH-CH3

C. C6H5-CH=CH2

D. CH2=CH-CH=CH2

Xem đáp án

Đáp án C

C6H5CH=CH2

Tên gọi của polime có công thức cho dưới đây là (-nh-(ch2)-co-)n
[-CH2-CH(C6H5)-]n.

Bài 4: Tơ nilon 6 – 6 là:

A. Hexancloxiclohexan

B. Poliamit của axit ε - aminocaproic

C. Poliamit của axit adipic và hexametylendiamin

D. Polieste của axit adipic và etylen glycol

Xem đáp án

Đáp án C

Nilon-6,6 được điều chế bằng cách trùng ngưng hexametylenđiamin và axit ađipic.

nH2N-(CH2)6-NH2 + nHOOC-(CH2)4-COOH [-HN-(CH2)6-NH-OC-(CH2)4-CO-]n + 2nH2O.

Bài 5: Tơ enang được tổng hợp từ nguyên liệu nào sau đây?

A. H2N-(CH2)3-COOH

B. H2N-(CH2)4-COOH

C. H2N-(CH2)5-COOH

D. H2N-(CH2)6-COOH

Đáp án: D

Xem đáp án

Đáp án D

Nilon-7 được điều chế bằng cách trùng ngưng axit 7-aminoheptanoic.

nH2N-(CH2)6-COOH [-HN-(CH2)6-CO-]n + nH2O.

Bài 6: Hợp chất có CTCT : H2N-(CH2)5-COOH có tên là:

A. tơ enang

B. tơ capron

C. tơ nilon

D. tơ lapsan

Xem đáp án

Đáp án B

Tơ nilon -6 (poli caproamit): H2N-(CH2)5-COOH

Bài 7: Hợp chất có công thức cấu tạo là:[-HN-(CH2)6-NH-OC-(CH2)4-CO-]n có tên là:

A. tơ enang

B. tơ nilon 6-6

C. tơ capron

D. tơ lapsan

Xem đáp án

Đáp án B

Tơ nilon-6,6 (poli hexa metylen-ađipamit): [-HN-(CH2)6-NH-OC-(CH2)4-CO-]n

Bài 8: Hợp chất có CTCT là: (-OCH2-CH2OOC-C6H4-CO-)n có tên là:

A. tơ enang

B. tơ nilon

C. tơ capron

D. tơ lapsan

Xem đáp án

Đáp án D

Tơ lapsan hay Poli (etylen - terephtalat): (-OCH2-CH2OOC-C6H4-CO-)n

Bài 9.Trong số các loại to sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon -6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang; những loại tơ thuộc loại tơ nhân tạo là:

A. tơ tằm và tơ enang.

B. tơ visco và tơ nilon -6,6.

C. tơ nilon -6,6 và tơ capron.

D. tơ visco và tơ axetat.

Xem đáp án

Đáp án D

Tơ nhân tạo (hay tơ bán tổng hợp) là Tơ visco và tơ axetat.

Bài 10.Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna – S là:

A. CH2=C(CH3)–CH=CH2, C6H5CH=CH2.

B. CH2=CH–CH=CH2, C6H5CH=CH2.

C. CH2=CH–CH=CH2, lưu huỳnh.

D. CH2=CH–CH=CH2, CH3–CH=CH2.

Xem đáp án

Đáp án B

Cao su Buna-S là sản phẩm của phản ứng đồng trùng hợp butađien và stiren

nCH2=CH−CH=CH2 + nC6H5CH=CH2 → −CH2−CH=CH−CH2−CH(C6H5)−CH2−)n

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

  • Câu hỏi lý thuyết về Polime
  • Chuỗi phản ứng hóa học của Polime
  • Phản ứng trùng hợp Polime
  • Hiệu suất phản ứng trùng hợp Polime
  • Bài tập Polime trong đề thi Đại học
  • 30 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết về Polime có đáp án
  • Bài tập về danh pháp, phân loại Polime

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Bài tập về gọi tên các Polime quan trọng thường gặp. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Để thuận tiện trong quá trình trao đổi tài liệu cũng như cập nhật tài liệu mới nhất, mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 của VnDoc.com để có thêm tài liệu học tập nhé