Thành viên hợp danh của công ty hợp danh sẽ bị chấm dứt tư cách thành viên khi

Tháng 5/2015 tôi trở thành thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Tôi có cam kết góp vốn vào công ty là 2 tỷ đồng. Nhưng do tôi có một số chuyện cá nhân nên không thể góp vốn như đã cam kết với công ty. Công ty đã có yêu cầu lần thứ 2 bảo tôi góp vốn nhưng tôi vẫn chưa góp được. Vậy luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp của tôi, tôi có còn là thành viên của công ty nữa không và pháp luật có quy định như thế nào về việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh. Mong luật sư tư vấn giúp tôi.

Người gửi: Nguyễn Phan Hiếu [Hà Nội]

[ Ảnh minh họa:Internet]
Tư vấn luật: 1900 6589

Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:
Điều 180 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh như sau:

– Tư cách thành viên hợp danh chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

+ Tự nguyện rút vốn khỏi công ty.

+ Đã chết, bị Tòa án tuyên bố là mất tích, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

+ Bị khai trừ khỏi công ty.

+ Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.

– Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất 06 tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua.

– Thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty trong các trường hợp sau đây:

+ Không có khả năng góp vốn hoặc không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai.

+ Vi phạm quy định tại Điều 175 của Luật Doanh nghiệp.

+ Tiến hành công việc kinh doanh không trung thực, không cẩn trọng hoặc có hành vi không thích hợp khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty và các thành viên khác.

+ Không thực hiện đúng các nghĩa vụ của thành viên hợp danh.

– Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên của thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì phần vốn góp của thành viên đó được hoàn trả công bằng và thỏa đáng.

– Trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 180 thì người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên.

– Sau khi chấm dứt tư cách thành viên, nếu tên của thành viên bị chấm dứt đã được sử dụng làm thành một phần hoặc toàn bộ tên công ty thì người đó hoặc người thừa kế, người đại diện theo pháp luật của họ có quyền yêu cầu công ty chấm dứt việc sử dụng tên đó.

Như vậy căn cứ điểm a khoản 3 Điều 180 Luật Doanh nghiệp năm 2014, trường hợp của bạn bạn không góp vốn như đã cam kết với công ty sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai thì bạn sẽ bị khai trừ khỏi công ty và sẽ không còn là thành viên của công ty nữa. Bạn vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên trong thời hạn 2 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh [khoản 5 Điều 180 Luật doanh nghiệp năm 2014].

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về chấm dứt tư cách thành viên hợp danh trong công ty hợp danh. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Tư cách thành viên công ty hợp danh hình thành bằng các con đường sau: 

Thứ nhất: Góp vốn vào công ty 

Cá nhân khi trở thành thành viên hợp danh; cá nhân, tổ chức khi trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh phải góp vốn vào công ty. Thành viên có thể góp đủ phần vốn định góp hoặc góp dần theo tiến độ cam kết góp vốn được thoả thuận tại Điều lệ công ty. Từ Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Doanh nghiệp 2005 đến Luật Doanh nghiệp 2014 đều không giới hạn số vốn tối thiểu, tối đa mà thành viên phải góp hay được góp vào công ty mà theo thoả thuận giữa các thành viên.

Thành viên có thể góp vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, tài sản hiện vật, tài sản khác do các thành viên thoả thuận và đưa vào Điều lệ… Khi góp đủ, thành viên được công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn góp, khẳng định thành viên có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty. Nếu không có khả năng góp vốn hoặc không góp vốn vào công ty như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai, thành viên đó sẽ không còn là thành viên công ty nữa. 

Thứ hai: Nhận chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên công ty 

Một người khi nhận chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên công ty hợp danh sẽ trở thành thành viên công ty, nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Như vậy, việc trở thành thành viên công ty hợp danh theo cách này không dễ dàng, vì chỉ cần một thành viên công ty không đồng ý, người nhận chuyển nhượng dù đã nhận phần vốn góp của thành viên vẫn không trở thành thành viên công ty; ngược lại, thành viên chuyển nhượng cũng không mất đi tư cách thành viên dù đã thực hiện việc chuyển nhượng phần vốn góp. Điều này thể hiện sự liên kết chặt chẽ của các thành viên trong công ty, vì việc tiếp nhận thành viên mới theo cách này có thể phá vỡ sự liên kết về nhân thân giữa các thành viên. 

Thứ ba: Được tặng cho, được thừa kế phần vốn góp của thành viên công ty 

– Khi một người được tặng cho hay được thừa kế phần vốn góp của thành viên công ty hợp danh sẽ trở thành thành viên công ty, nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Như vậy, việc được tặng cho hay thừa kế chưa làm phát sinh từ cách thành viên cho người được tặng cho hay người được thừa kế; mà chỉ khi được sự đồng ý của các thành viên công ty, tư cách thành viên công ty mới được xác lập [trừ thành viên góp vốn]. Quy định này khiến việc hình thành từ cách thành viên công ty hợp danh chặt chẽ hơn công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn – loại hình mà sự liên kết giữa các thành viên không dựa vào nhân thân, mà dựa vào phần vốn góp của thành viên. 

Thứ tư: Được nhận nợ bằng phần vốn góp vào công ty của thành viên công ty 

Cá nhân, tổ chức khi được nhận nợ bằng phần vốn góp của thành viên công ty hợp danh cũng có thể trở thành thành viên công ty, nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Tuy nhiên, cũng giống như việc hình thành tư cách thành viên thông qua chuyển nhượng, được tặng cho hay được thừa kế phần vốn góp, việc nhận nợ bằng phần vốn góp chỉ làm phát sinh tư cách thành viên công ty hợp danh cho người nhận, nếu các thành viên công ty nhất trí để người nhận nợ trở thành thành viên công ty.

Nếu không, người nhận nợ bằng phần vốn góp sẽ chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại trong công ty theo giá thoả thuận để nhận lại khoản tiền mà mình đã cho thành viên công ty hợp danh vay.

Chấm dứt tư cách thành viên công ty hợp danh

Tư cách thành viên hợp danh của công ty hợp danh chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

– Tự nguyện rút vốn khỏi công ty. Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất 06 tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua. Như vậy, việc rút vốn của thành viên công ty hợp danh khá khó khăn, thể hiện sự ràng buộc chặt chẽ giữa các thành viên trong công ty. 

– Đã chết, bị Tòa án tuyên bố là mất tích, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên của thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì phần vốn góp của thành viên đó được hoàn trả công bằng và thỏa đáng. 

– Bị khai trừ khỏi công ty, nếu:

[i] Không có khả năng góp vốn hoặc không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai;

[ii] Vi phạm quy định về các trường hợp hạn chế quyền của thành viên hợp danh;

[iii] Tiến hành công việc kinh doanh không trung thực, không cẩn trọng hoặc có hành vi không thích hợp khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty và các thành viên khác;

[iv] Không thực hiện đúng các nghĩa vụ của thành viên hợp danh. 

– Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.

– Trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh khi không góp vốn hoặc tiến hành kinh doanh không trung thực, người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên. 

– Sau khi chấm dứt tư cách thành viên, nếu tên của thành viên bị chấm dứt đã được sử dụng làm thành một phần hoặc toàn bộ tên công ty thì người đó hoặc người thừa kế, người đại diện theo pháp luật của họ có quyền yêu cầu công ty chấm dứt việc sử dụng tên đó. 

Chấm dứt tư cách thành viên góp vốn 

Tư cách thành viên góp vốn của công ty hợp danh chấm dứt khi:

[i] Thành viên là cá nhân chết, mất tích; thành viên là tổ chức bị giải thể, phá sản;

[ii] Thành viên chưa góp vốn vào công ty cho đến hết thời hạn cam kết góp ghi trong Điều lệ công ty;

[iii] Thành viên chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác;

[iv] Thành viên bị khai trừ khỏi công ty. Các trường hợp này tương tự như các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hay cổ đông công ty cổ phần, vì các chủ thể này đều chịu trách nhiệm hữu hạn. 

Video liên quan

Chủ Đề