Thế nào là năng lực hành vi dân sự năm 2024

Có thể hiểu năng lực pháp luật dân sự (NLPLDS) của cá nhân là khả năng mà cá nhân đó có quyền dân sự và các nghĩa vụ dân sự. Còn về khía cạnh Q&NV thì được ghi nhận cụ thể trong hiến pháp và các quy dịnh pháp luật khác. Đồng thời, pháp luật dân sự hiện hành tại Điều 16 cũng ghi nhận cụ thể rằng NLPLDS của một cá nhân xuất hiện từ khi người đó được sinh ra đời và cũng chấm dứt đồng thời khi người đó chết đi. Và cái chết phải là cái chết được pháp luật thừa nhận.

Hiểu như thế nào về năng lực hành vi dân sự của cá nhân (NLHVDS)

Theo pháp luật dân sự hiện hành, có thể định nghĩa về NLHVDS của cá nhân như sau: đó là khả năng mà cá nhân bằng hành vi của chính mình để xác lập và thực hiện các Q&NV dân sự. Từ đó, cũng có thể lý giải khả năng cá nhân ở trên chính là khả năng nhận hức và khả năng điều khiển hành vi của mình để có thể tự chịu được trách nhiệm đối với các hành vi đó.

Nếu so với NLPLDS thì NLHVDS của mỗi cá nhân lại không được hình thành từ khi cá nhân sinh ra đời mà nó lại xuất hiện khi mà khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của cá nhân đó đạt đến một mức độ nhất định và thông thường qua độ tuôi.

  1. Mối quan hệ giữa NLPLDS và NLHVDS của cá nhân

Từ định nghĩa ở trên chúng ta có thể thấy rằng NLPLDS và NLHVDS là hai thuộc tính độc lập khác nhau đã góp phần tạo nên năng lực chủ thể của các cá nhân trng quan hệ dân dự. Thế nhưng để tạo ra được tư cách chủ thể đó thì cá nhân khi tham giao vào QHPL thì lại không được thiếu một trong hai yếu tố trên, bởi chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ với nhau. Cụ thể như sau:

Một là, Nếu NLPLDS là điều kiện cần thì NLHVDS lại là điều kiện đủ để hình thành tư cashc chủ thể của bất kỳ một cá nhân nào khi tham gia vào quan hệ dân sự đó.

Xem thêm: BLDS 2015

Hai là, Bởi năng lực pháp luật dân sự được coi là tiền để của năng lực hành vi an sự nên không thể có một chủ thể nào mà không có NLPLDS nhưng lại có NLHVDS được. Đây là một điều tất nhiên

Ba là, Đối với Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được mở rộng dần ra theo năng lực hành vi dân sự của cá nhân đó, bởi lẽ khi NLHVDS được xác định là cơ sở để có thể xem xét và bảo vệ một só quyền dân sự như quyền nuôi con hay quyền nuôi con nuôi….

Từ những lý do trên, có thể khẳng định rằng giữa NLPLDS và NLHVDS có mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ, không tách rời. và một cái là điều kiện cần, một bên là điều kiện đủ..tất cả góp phần tạo nên tư cách chủ thể cho cá nhân khi họ tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự.

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 17, Bộ luật dân sự năm 2005). Nếu năng lực pháp luật dân sự là tiền đề, là quyền dân sự của mỗi chủ thể thì năng lực hành vi dân sự là khả năng hành động của chính chủ thể để thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ. Ngoài ra, năng lực hành vi dân sự còn bao hàm cả năng lực tự chịu trách nhiệm dân sự khi vi phạm nghĩa vụ dân sự.

Năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự là hai thuộc tính tạo thành tư cách chủ thể độc lập của cá nhân trong các quan hệ dân sự.

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân không giống nhau mà phụ thuộc vào lứa tuổi, thể chất của mỗi cá nhân vì những cá nhân khác nhau, có nhận thức khác nhau về hành vi và hậu quả của hành vi mà họ thực hiện. Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định cụ thể về năng lực hành vi dân sự của người thành niên và năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên như sau:

Đối với người thành niên:

Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. Theo quy định của pháp luật dân sự: Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp bị Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Mất năng lực hành vi dân sự là trường hợp người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, nếu có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định.

Hạn chế năng lực hành vi dân sự là trường hợp người nghiện ma túy hoặc = các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì có thể bị Tòa án ra quyết định tuyên bố là người hạn chế năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan.

Đối với người chưa thành niên:

Người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.

Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự.

Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

So sánh năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên với người thành niên

Người thành niên

Người chưa thành niên

Độ tuổi

Từ đủ 18 tuổi

Người chưa đủ 18 tuổi, với 3 nhóm độ tuổi:

  • Người chưa đủ 6 tuổi
  • Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi
  • Người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi

Mức độ năng lực hành vi dân sự

Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự (trừ trường hợp bị toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị tuyên bố là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi), tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự và tự chịu trách nhiệm đối với mọi giao dịch mà mình xác lập

Năng lực hành vi dân sự gồm gì?

Năng lực hành vi dân sự của chủ thể bao gồm khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền dân sự và thực hiện nghĩa vụ dân sự cụ thể; khả năng tự chịu trách nhiệm bằng tài sản về hành vi của mình, bao gồm cả hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp.

Mất năng lực hành vi dân sự là gì?

Người mất năng lực hành vi dân sự là người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi, theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định ...

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân phát sinh và chấm dứt khi nào?

Theo Điều 16 Bộ luật Dân sự 2015, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Trong đó, mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau và có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.

Những ai bị hạn chế năng lực hành vi dân sự?

Những người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là những người không thể tự mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự theo quy định. Họ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự nhưng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là do nghiện ma túy, thuốc lắc, heroin, nghiện các chất kích thích như rượu, bia…