Theo bộ luật hình sự việt nam, tội xâm phạm an toàn giao thông đường thủy có bao nhiêu điều?

Điều 202 Bộ Luật hình sự quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ:

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến năm năm.

 2. Phạm tội  thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a] Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

b] Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;

c] Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; 

d] Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn  giao thông;

đ] Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

 CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM

 1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm

Tuy không phải là chủ thể đặc biệt, nhưng chỉ những người điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ mới là chủ thể của tội phạm này.

Khi xác định chủ thể của tội phạm này cần chú ý: Người điều khiển phương tiện giao thông cũng là người tham gia giao thông, nhưng người tham gia giao thông thì có thể không phải là người điều khiển phương tiện giao thông. Đây cũng là dấu hiệu phân biệt tội phạm này với các tội vi phạm an toàn giao thông khác.

Người điều khiển phương tiện tham gia giao thônggồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.

Người tham gia giao thông đường bộgồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật và người đi bộ trên đường bộ.

luat su

Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì tội phạm này là tội phạm được thực hiện do vô ý và không có trường hợp nào là tội đặc biệt nghiêm trọng.

luật sư

2. Các dấu hiệu thuộc về khách thể của tội phạm

van phong luat su

Khách thể của tội phạm này là trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Đối tượng tác động của tội phạm này là phương tiện giao thông đường bộ bao gồm: xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.

văn phòng luật sư

Hiện nay, các quy định về trật tự an toàn giao thông được quy định tại Luật giao thông đường bộ được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001. Đây cũng là căn cứ để xác định hành vi điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ đã vi phạm hay chưa vi phạm.

Trước khi có Luật giao thông đường bộ khi xử lý hành vi vi phạm các quyết định hình phạt về an toàn giao thông đường bộ được căn cứ vào Điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị [Ban hành kèm theo Nghị định 36/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ].

 3. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm

a. Hành vi khách quan

tìm luật sư giỏi

Người phạm tội này đã có hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

tim luat su gioi

Để xác định hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, trước hết phải xác định phương tiện giao thông đường bộ bao gồm những loại nào.

tim luat su

Trước đây, Điều 186 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định hành vi vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải, nên phạm vi xác định hành vi vi phạm rộng hơn, kể cả người không điều khiển phương tiện giao thông cũng vi phạm, nay tội phạm này chỉ quy định hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nên phạm vi xác định hành vi vi phạm có hẹp hơn.

tìm luật sư

Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các quy định an toàn giao thông đường bộ. Ví dụ: Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải [ khoản 2 Điều 14 Luật giao thông đường bộ ].

Như vậy, việc xác định hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không chỉ căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự mà phải căn cứ vào các quy định tại Luật giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền.

Để kịp thời đáp ứng tình hình xét xử các vụ tai nạn giao thông đường bộ đối với hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ra Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003, nhưng cũng chỉ hướng dẫn trường hợp gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác; gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây ra.

b. Hậu quả

Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 của điều luật.

thuê luật sư

Thiệt hại cho tính mạng là làm người khác bị chết;

thue luat su

Thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ hoặc tài sản của người khác coi là làm cho người khác bị thương nặng hoặc làm cho tài sản của người khác bị mất mát hư hỏng nặng.

Hiện nay theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao [sau đây gọi tắt là Nghị quyết 02/2003/ NQ-HĐTP] thì được coi là gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ hoặc tài sản của người khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

luat su bao chua

 - Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;

luật sư bào chữa

- Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

luật sư hình sự

- Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

luat su hinh su

 - Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.

luật sư bào chữa giỏi

Khi xác định thiệt hại tài sản cho người khác cần chú ý:

luat su bao chua gioi

Chỉ những tài sản do hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trực tiếp gây ra, còn những thiệt hại gián tiếp không tính là thiệt hại để xác định trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội như: Do bị thương nên phải chi phí cho việc điều trị và các khoản chi phí khác [mất thu nhập, làm chân giả, tay giả, mắt giả...]. Mặt dù các thiệt hại này người phạm tội vẫn phải bồi thường nhưng không tính để xác định trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội.

Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản mà người phạm tội gây ra là thiệt hại đối với người khác, nên không tính thiệt hại mà người phạm tội gây ra cho chính mình. Ví dụ: Do phóng nhanh, vượt ẩu, nên Trần Văn Q đã gây tai nạn làm Vũ Khắc B bị thương có tỷ lệ thương tật 25%, còn Q cũng bị thương có tỷ lệ thương tật 35%. Trong trường hợp này, thiệt hại về sức khoẻ do hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ của Q gây ra đối với người khác chỉ có 25%, chứ không phải 60% [25%+35%].

Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 hoặc khoản 3 của điều luật.

c. Các dấu hiệu khách quan khác

Ngoài hành vi khách quan, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, đối với tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, nhà làm luật quy định một số dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu băt buộc của cấu thành tội phạm như: Phương tiện giao thông; địa điểm [nơi vi phạm là công trình giao thông đường bộ]... Việc xác định các dấu hiệu khách quan này là rất quan trọng, là dấu hiệu để phân biệt giữa tội phạm này với các tội vi phạm an toàn giao thông khác.

Theo quy định của Luật giao thông đường bộ thì đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ. Còn phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng. Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp có tham gia giao thông đường bộ.

luật sư ly hôn

Đối với phương tiện giao thông đường bộ, nói chung không khó xác định. Tuy nhiên, đối với Xe máy chuyên dùng, việc xác định có phải là phương tiện tham gia giao thông hay không, có nhiều trường hợp phức tạp. Ví dụ: Một chiếc máy ủi đang thi công trên một đoạn đường thì chiếc máy ủi này có tham gia giao thông không hay chỉ là phương tiện thi công bình thường ? Thực tiễn xét xử cho thấy, nếu chiếc máy ủi này đang thi công thì không coi là tham gia giao thông, nhưng nếu chiếc máy ủi này di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác hoặc từ nơi tập kết xe máy đến công trường thì được coi là tham gia giao thông.

luat su ly hon

Ngoài ra còn có những dấu hiệu khách quan khác như: Đường bộ, công trình đường bộ, đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ, phần đường xe chạy, làn đường, khổ giới hạn của đường bộ, đường phố,dải phân cách, đường cao tốc . v.v... Các yếu tố này cũng rất quan trọng khi xác định hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Theo luật giao thông đường bộ thì:

 Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.

 Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường, hệ thống thoát nước, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, dải phân cách và công trình, thiết bị phụ trợ khác.

 Đất của đường bộ là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng.

 Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đường để bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ.

 Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại. 

 Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.

 Khổ giới hạn của đường bộ  là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, hầm trên đường bộ để các xe kể cả hàng hoá xếp trên xe đi qua được an toàn.

 Đường phố  là đường bộ trong đô thị gồm lòng đường và hè phố.

 Dải phân cách là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ. Dải phân cách gồm loại cố định và loại di động.

 Đường cao tốc  là đường chỉ dành cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao, có dải phân cách chia đường cho xe chạy theo hai chiều ngược nhau riêng biệt và không giao cắt cùng mức với đường khác.

4. Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm

luat su doanh nghiep

Người phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thực hiện hành vi là do vô ý [vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả].

luật sư doanh nghiệp

Vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả  nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

Vô ý vì cẩu thả là trường hợp người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Hiện nay trên một số sách báo có đề cấp đến hình thức “lối hỗn hợp” và thường lấy hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ làm ví dụ cho trường hợp lỗi hỗn hợp như: Cố ý về hành vi, vô ý về hậu quả. Ví dụ: Một lái xe cố ý vượt đèn đỏ nên đã gây tai nạn làm chét người. Trong trường hợp này, người lái xe đã cố ý về hành vi [cố ý vượt đến đỏ], nhưng không mong muốn cho hậu quả xảy ra cũng không bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

Một số trường hợp khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, các Toà án cũng nhận định rằng người bị hại cũng có lỗi và coi trường hợp người bị hại có lỗi cũng là lỗi hỗn hợp [ cả hai bên đều có lỗi].

Cả hai trường hợp trên, nếu cho rằng đó là hình thức lỗi hỗn hợp, theo chúng tôi là không thoả đáng.

Trường hợp thứ nhất, người phạm tội cố ý về hành vi [cố ý vượt đèn đỏ] không có nghĩa là người phạm tội đã nhận thức rõ hành vi vượt đèn đỏ là nguy hiểm đến tính mạng của người khác, thấy trước được hậu quả chết người xẩy ra hoặc có thể xẩy ra, mong muốn hoặc bỏ mặc cho hậu quả xẩy ra, mà trường hợp này người phạm tội chỉ có ý thức cho rằng dù có vượt đèn đỏ nhưng tin rằng hậu quả chết người sẽ không xẩy ra. Trường hợp này người phạm tội vẫn vô ý nhưng là vô ý vì quá tự tin. Vô ý hay cố ý là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi và đối với hậu quả chứ không chỉ đối với hậu quả.

Trường hợp thứ hai người bị hại cũng có lỗi, nói theo cách nói của dân gian thì được, nhưng về khoa học pháp lý thì trường hợp này người bị hại cũng có hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông, nên nếu nói họ có lỗi là lỗi đối với người phạm tội chứ không phải lỗi pháp lý, cũng không thể nói cả hai đều có lỗi mà chỉ có thể nói cả hai đều có hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông và trường hợp này cũng không thể coi là “lỗi hỗn hợp”.

Người phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có thể vì động cơ khác nhau nhưng không có mục đích vì lỗi của người phạm tội là do vô ý nên không thể có mục đích.

Nguyễn Đan Quế

Chánh Tòa hình sự TAND tối cao

Video liên quan

Chủ Đề