Theo em nỗi nhục mà tác giả nhắc đến trong bài thơ hội tây là gì

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1. Đọc Hiểu Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo! Bà quan tênh hếch xem bơi trải, Thằng bé lom khom ghé hát chèo. Cậy sức, cây đu nhiều chị bám; Tham tiền, cột mỡ lắm anh leo. Khen ai khéo vẽ trò vui thế, Vui thế bao nhiêu, nhục bấy nhiêu. 1.Dự đoán h/c sáng tác btho. 2. PTBDat chinh. 3. xd chủ đề bài thơ 4.Viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghỉ của em về thái độ của tác giả qua văn bản trên[7-10 câu] Câu 2. Cảm nhận về 2 đoạn văn sau: ''Hỡi ôi! Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ. Mười năm công vỡ ruộng, chưa chắc còn danh nổi tợ phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ. Nhớ linh xưa: Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó. Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ. Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó. Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ. Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ. Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu; hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê, bán chó. Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ. '' và

''Từng nghe nói rằng:........hay đang thời đổ nát chưa kịp ra phụng sự vương hầu chăng?''-------------Chiếu cầu hiền

Câu 1 Câu 1 : - Hoàn cảnh sáng tác: khoảng cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX [ khi Thực dân Pháp sang xâm lược và thực hiện chính sách đồng hóa ở nước ta ] - PTBĐ chính : Tự sự [ + miêu tả+ biểu cảm ] - Chủ đề bài thơ: cảnh thanh niên nam nữ Việt Nam hăng hái tham gia ngày '' Hội Tây'' [ Ngày người Pháp tổ chức nhân lễ độc lập của họ] - Thái độ của tác giả: * Châm biếm , đả kích những con người không nhận thức được nỗi nhục mất nước, còn hăng hái tham gia, hưởng ứng những trò lố lăng của thực dân. * Lên án, phê phán thói mị dân nhố nhăng của bọn thống trị : quan Tây và quan Ta * Cảnh tỉnh người dân Việt đang bị thói mị dân làm mờ mắt

[ Đây chỉ là hiểu biết cá nhân của tớ, cậu có thể tham khảo ]

Các câu hỏi tương tự

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

- Văn bản 1 : [trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2]\

a] Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc [cách tổ chức] câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.

b] Những hình tượng [người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già] gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?

- Văn bản 2 : [trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 ]

a] Theo anh [chị], các câu sau đây hàm chứa ý nghĩa gì ?

- Kỉ niệm trong tôi 

  Rơi

       như tiếng sỏi

                           trong lòng giếng cạn

- Riêng những câu thơ

                                  còn xanh

   Riêng những bài hát 

                                  còn xanh

[đối sánh với hai câu mở đầu của bài, chú ý từ xanh]

b] Qua bài Thời gian, Văn Cao định nói lên điều gì ?

- Văn bản 3 : [trang 123 - SGK Ngữ văn 10 tập 2]

a] Giải thích rõ quan niệm của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc [mình] và nhà văn [ta] ở các câu 1, 2.

b] Nói rõ quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc ở các câu 3, 4.

Đọc những ngữ liệu sau để trả lời các câu hỏi

a] Ở ngữ liệu [1] và [2], anh [chị] thấy cách sắp xếp từ ngữ có gì đặc biệt? Sự phân chia thành hai vế câu cân đối được gắn kết lại nhờ những biện pháp gì ? Vị trí của các danh từ [chim, người; tổ, tông,…], các tính từ [đói, rách, sạch, thơm,…], các động từ [có, diệt, trừ,…] tạo thế cân đối như thế nào ?

b] Trong ngữ liệu [3] và [4] có những cách đối khác nhau như thế nào ?

c] Tìm một số ví dụ về phép đối trong Hịch tướng sĩ [Trần Hưng Đạo], Đại cáo bình Ngô [Nguyễn Trãi], Truyện Kiều [Nguyễn Du] và thơ Đường luật. Đọc một vài câu đối mà anh [chị] nhớ được.

d] Phát biểu định nghĩa về phép đối.

Hãy vận dụng những biện pháp nghệ thuật tả tâm trạng trong đoan trích để viết một đoạn văn [hoặc thơ] ngắn miêu tả một nỗi nhớ hay niềm vui của bản thân anh [chị].

Qua chùm ca dao đã học, anh [chị] thấy những biện pháp nghệ thuật nào thường được dùng trong ca dao? Những biện pháp đó có nét gì khác so với nghệ thuật thơ của văn học viết?

Đọc và trả lời các câu hỏi [mục 1, SGK trang 136, 137]

a. Dùng những cụm từ đầu xanh, má hòng, nhà thơ Nguyễn Du muốn nói điều gì và ám chỉ nhân vật nào trong Truyện Kiều? Cũng như vậy, dùng những cụm từ áo nâu, áo xanh, Tố Hữu muốn chỉ lớp người nào trong xã hội.

b. Làm thế nào để hiểu đúng một đối tượng khi nhà thơ thay đổi tên gọi của đối tượng đó?

Xếp theo: Ngày gửi Mới cập nhật

Trang 1 trong tổng số 1 trang [2 bài trả lời]
[1]

các anh chị có bài phân tích hội tây không cho em tham khao voi

Đây là bài thơ Hội Tây.Tư bản tổ chức cho dân cày.Anh em ăn mừng cùng chính quốc.

Bao giờ mới được hết nhục đây?

Chứng kiến những trò lố diễn ra trong lễ Chính trung tổ chức ngày 13/7, nhà thơ Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, đã chua chát viết bài thơ 'Hội Tây'.

Lễ quốc khánh Pháp được tổ chức ở nước ta ngay sau khi thực dân áp đặt chế độ bảo hộ. Trong cuốn Một chiến dịch ở Bắc Kỳ [NXB Đà Nẵng và Omega Plus xuất bản, 2020, Thanh Thư dịch], bác sĩ quân y Pháp Charles-Édouard Hocquard, đã ghi chép lại các diễn biến lễ quốc khánh Pháp tổ chức tại Nam Định năm 1884.

“Nam Định mang một vẻ đẹp huyền ảo: tất cả đường phố treo đèn lồng màu cờ Pháp, và trước mỗi ngôi nhà đều cắm cờ tam tài trên đầu một ngọn tre cao vút”, tác giả viết.

Phố xá ở Nam Định phải treo kín cờ mừng quốc khánh Pháp theo lệnh quan Công sứ và Tổng đốc. Ảnh tư liệu của bác sĩ Hocquard.

Việc treo cờ trong thành phố được thực hiện theo lệnh của quan Tổng đốc, dưới sự chỉ đạo của công sứ Pháp. Mỗi gia đình đều phải giương một lá cờ tam tài trước nhà và không nhà nào được thiếu sót. Bác sĩ Hocquard cũng tìm hiểu kỹ để biết, món tiền phạt năm mươi quan mà tổng đốc đã đe dọa những ai không thi hành mệnh lệnh và buộc nhiều người bằng mọi giá phải treo cờ. Trước cổng những ngôi chùa khá giả thì chăng vải lụa thêu hoa văn đẹp mắt, còn trước nhà quan tổng đốc thì treo lá cờ lớn An Nam tung bay giữa hai lá cờ tam tài.

Không chỉ trên các con phố dài thẳng tắp, cờ Pháp còn được treo trên bến cảng, trên sông, trên tất cả tàu thuyền, tất cả ghe nhỏ.

Đúng bảy giờ sáng, hai mươi mốt phát đại bác từ trong thành bắn ra báo khai mạc lễ hội. “Chúng tôi từng đoàn ra phố bất chấp nắng nóng”, bác sĩ Hocquard kể. “Mỗi bước chân chúng tôi lại được chào đón bằng hàng loạt pháo tép nổ tung tóe từ mọi hướng; những cây pháo này rất nhỏ và được nối với nhau thành một băng, tỏa khói mù mịt và nổ lẹt đẹt như tiếng xé vải. Đường phố đông nghẹt người, tới nỗi không nhúc nhích được nữa".

Bên bờ sông, dưới một mái rộng có bục tre treo trướng dành cho các sĩ quan của quân đội đồn trú và nhà chức trách An Nam ngồi xem các trò chơi dân gian do quan tổng đốc chuẩn bị, như leo cột mỡ, xích đu và sân khấu ngoài trời, với sân khấu múa rối, phường chèo, phường nhà trò…

Trò leo cột mỡ được mô tả chi tiết: “Các cột được bôi dầu dừa, trên đỉnh bày những xâu tiền đồng làm phần thưởng cho người thắng cuộc. Dân An Nam leo trèo thoăn thoắt, họ dùng hai chân như một bộ phận cầm nắm... Khi mệt, họ có thể ngừng nghỉ ngay trên cột bằng cách bấu lấy cột giữa ngón cái to bè, quặp vào trong, và những ngón chân khác”.

Chính vì chứng kiến những trò lố lăng diễn ra trong lễ Chính trung này, mà nhà thơ Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, đã chua chát viết bài thơ Hội Tây:

Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo: Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo. Bà quan tênh nghếch xem bơi trải, Thằng bé lom khom nghé hát chèo. Cậy sức cây đu nhiều chị nhún, Tham tiền cột mỡ lắm anh leo. Khen ai khéo vẽ trò vui thế,

Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu!

Còn nhà văn Nguyễn Công Hoan, nhớ lại những ngày này, đã viết trong cuốn Nhớ gì ghi nấy [NXB Trẻ, 2004]: “Ngày này, các quan ta góp tiền, mua đổ, để đến tết quan sứ [Công sứ Pháp, viên quan đứng đầu chính quyền thực dân ở các tỉnh]”.

Các trò chơi do thực dân Pháp tổ chức cũng được tác giả Bước đường cùng mô tả: Chúng mở hội cho công chúng dự. Nhiều trò thật đểu, như liếm chảo [dán đồng xu, hào vào lòng chảo, ai liếm được thì lấy]. Lấy được tiền thì mặt nhọ nhem. Đập nồi, là treo ba bốn chiếc nồi lên một cái xà bắc ngang đường. Có cái nồi đựng tiền, nhưng có cái nồi đựng tro, có cái nồi đựng nước [thấy nói là nước giải]. Ai đập nồi thì phải bịt mắt lại, ngồi trên xe, anh xe kéo qua đó, thì người ấy cầm gậy vụt vào nồi. Thường thì vụt không trúng, hoặc phải cái nồi không đựng tiền.

Trò chạy ếch, là trò để năm sáu con ếch trên xe cút kít. Năm sáu xe thi nhau, ai tới đích trước mà còn nguyên số ếch, thì được giải.

Tuy nhiên, nhà văn Nguyễn Công Hoan cũng ghi nhận một vài điều tích cực trong dịp lễ hội này: “Nhưng ở Thái Bình có trò múa cà kheo, thì thật đáng xem. Người đi kheo cao lênh khênh, ống quần đỏ thả trùm cả cái kheo cho đến đất. Rồi múa võ, tiến, lui, rất khéo. Dân làng Quang Lang dùng kheo để đi biển đánh cá. Nhưng đi kheo trên cạn mới thật tài”.

Video liên quan

Chủ Đề