Thời gian làm ta nhận ra khoảng cách trong từng suy nghĩ

Tình yêu là khởi nguồn của cuộc sống. Khi dành tình cảm cho ai đó, ta sẽ có xu hướng cho đi, luôn muốn mang đến cho đối phương những gì tốt đẹp nhất như một lẽ tự nhiên! Nhưng bạn có biết: Mỗi người chúng ta có cách bộc lộ và cảm nhận yêu thương rất khác nhau, sẽ không ai giống ai. Vậy nên thấu hiểu được “ngôn ngữ yêu thương” của đối phương, cũng như của chính mình sẽ giúp bạn khơi dậy và nuôi dưỡng “ngọn lửa tình yêu bất tận” trong trong bất kỳ mối quan hệ nào.

Thuật ngữ này được một nhà tư vấn tình cảm nổi tiếng Gary Chapman tạo ra vào năm 1995. Theo ông, mỗi người đều có cách tiếp nhận và bày tỏ yêu thương khác nhau, tương tự việc “nói” một ngôn ngữ riêng trong tình yêu của họ. 

Ngôn ngữ này đủ rõ ràng để cảm nhận tình cảm người khác dành cho mình, nhưng cũng có những khác biệt dễ tạo ra những khoảng cách, hiểu lầm, thất vọng hay ảo tưởng nếu giữa hai người không đủ thấu hiểu lẫn nhau. Do vậy, khi bạn cảm thấy hiểu một người, chưa chắc là bạn đã thấu hiểu “ngôn ngữ yêu thương” của họ. Bởi “ngôn ngữ yêu thương” nằm ở tầng sâu hơn so với những điều bạn biết về thói quen, hoàn cảnh hay suy nghĩ của họ. Và cũng như mọi ngôn ngữ khác, bạn cần phải học và rèn luyện để giao tiếp tốt hơn.

Với ba mươi năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn hôn nhân, Gary Chapman đã đúc kết 5 cách giao tiếp căn bản của ngôn ngữ yêu thương sau:

  1. Bày tỏ yêu thương qua lời nói: Chủ động khen ngợi, nói lời yêu thương, trân trọng, tưởng thưởng như “con yêu mẹ lắm”, “anh thật giỏi giang”, “cảm ơn con giúp mẹ quét nhà”.
  2. Bằng hành động giúp đỡ: Dùng những hành động để biểu lộ và tiếp nhận yêu thương như chia sẻ việc nhà, chăm sóc khi người thân ốm đau, quan tâm thăm hỏi.
  3. Với những món quà: Quà tặng là biểu hiện cho sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc. Nên dành cho những người thân yêu những món quà không vì bất kỳ dịp lễ đặc biệt nào.
  4. Cùng chia sẻ thời gian: Thể hiện tình yêu trọn vẹn, toàn tâm toàn ý bằng việc dành thời gian ở cạnh người yêu thương, để lắng nghe và chia sẻ nhiều hơn.
  5. Và cử chỉ gần gũi: Đừng ngần ngại thể hiện những cử chỉ, tiếp xúc thân mật, âu yếm như ôm, cầm tay, hôn thể hiện yêu thương một cách trực tiếp nhất với những người thân yêu của bạn mỗi ngày.

Tuy không có gì quá xa lạ, nhưng ít ai biết rằng mỗi người sẽ chỉ thiên về một hoặc một số ngôn ngữ yêu thương nhất định. Thế nên chẳng có gì ngạc nhiên khi bạn liên tục thể hiện tình cảm của mình bằng hành động giúp đỡ, nhưng người bên cạnh bạn vẫn cảm thấy chưa trọn vẹn bởi thứ “ngôn ngữ” họ hiểu và cần là là lời nói yêu thương. 

Hoặc là người bên cạnh bạn đã đặt rất nhiều tâm huyết vào những món quà bày tỏ tình cảm nhưng lại không nói cùng ngôn ngữ về “thời gian chia sẻ” với bạn. Giá như họ hiểu điều khiến trái tim bạn nở hoa chính là dành cả ngày cuối tuần cho bạn!

Cứ thế, “rào cản ngôn ngữ” khiến mối quan hệ của bạn và người thương dễ trở nên căng thẳng

Khi bạn biết về sự tồn tại của ngôn ngữ yêu thương, là bạn đã có bước đệm để có thể học rồi.

Bước tiếp theo, bạn cần xác định ngôn ngữ yêu thương của bạn và người bên cạnh. Cách xác định không khó, chỉ cần chậm lại một chút, lắng nghe chính mình và quan sát nhiều hơn biểu hiện của những người thân yêu. Vốn dĩ, chúng ta không nhận ra chỉ vì mãi nghĩ theo lăng kính của bản thân. Ta quá tin vào việc mình đã cho đi điều tốt nhất mà chưa kịp tự hỏi: “Điều mình cho đi có phải điều người mình yêu thương đang cần?”

Và bước cuối cùng, hãy đối thoại chân thành với nhau. Thật lòng chia sẻ về điều mình mong muốn, về “ngôn ngữ yêu thương” của mình, cũng như lắng nghe từ phía đối phương. Hoặc nếu bạn muốn gây bất ngờ và tin vào cảm nhận của mình, hãy cứ âm thầm để tâm, học hỏi và đem lại ngạc nhiên cho người bạn yêu bằng chính ngôn ngữ yêu thương của họ. Đó chắc chắn sẽ trở thành những dấu ấn khó phai trong mối quan hệ của bạn và những người xung quanh!

Và một điều nữa, bạn có thể áp dụng những kiến thức về ngôn ngữ yêu thương với bất cứ mối quan hệ nào trong cuộc sống chứ không chỉ riêng hôn nhân hay tình yêu nhé!

Tình yêu thật sự không có khoảng cách, ràng buộc và khi tình yêu đủ lớn, mọi định kiến và giới hạn sẽ được xóa nhòa. Hãy thật sự để trái tim lên tiếng và hành động bảo vệ những giá trị tốt đẹp mà tình yêu mang đến cho chúng ta bạn nhé.

Câu chuyện tình yêu đồng giới tưởng chừng như không còn mới giữa nhịp sống hiện đại nhưng định kiến từ gia đình và xã hội vẫn còn đó. Nhưng khi tình yêu đủ lớn, dù là giới tính nào đi chăng nữa, niềm hạnh phúc chung của những người đang yêu chính là được cùng người mình yêu già đi, được đồng hành cùng họ đi đến cuối con đường. Sẽ không còn những trăn trở hay giấu diếm, không còn phải tranh đấu cho một tình yêu đúng đắn và tử tế. Đứng giữa những xô bồ của cuộc sống, họ chọn sống đúng với trái tim và bản ngã của mình, được can đảm yêu, được chấp nhận, được thể hiện tình yêu của mình một cách trách nhiệm và văn minh. Để họ được sống một cuộc sống mà họ lựa chọn và ước mong, thay vì dành cả cuộc đời để làm đẹp lòng những kỳ vọng của bất kỳ ai khác.

Từ xưa cho đến nay, hình mẫu của một gia đình lý tưởng vẫn thường được định nghĩa là một mái ấm có đủ đầy cả cha lẫn mẹ. Song ngày càng có nhiều người cha, người mẹ đơn thân vì lý do chủ quan lẫn khách quan: Có người vì một cuộc hôn nhân tan vỡ nên nuôi con một mình, có người là vì mong muốn có con nhưng lại chưa tìm kiếm được một người bạn đời phù hợp để cùng nhau vun đắp gia đình, có người lựa chọn cho mình niềm vui nơi con trẻ thay vì hạnh phúc lứa đôi.

Với những gia đình đơn thân, việc cha hoặc mẹ cùng một lúc phụ trách cả hai vai trò, lại còn kiêm luôn là “trụ cột tài chính” cho gia đình khiến cho họ đôi lúc mệt mỏi. Nhưng chỉ cần khi tình yêu đủ lớn, họ sẽ nhận ra rằng: Dẫu buồn, dẫu vui thì đoạn đường nào đã qua cũng nằm lại ở quá khứ, đoạn đường còn lại sẽ vẫn phải bước đi tiếp. Đây là lúc họ cần phải mạnh mẽ và khỏe mạnh, không chỉ để chăm sóc chính mình mà còn để bảo vệ “cả thế giới” họ đang gánh trên vai.

Họ biết cách trân trọng những khoảnh khắc hạnh phúc đã từng có, dành tình yêu thương cho con trẻ cũng như vững tin rằng những điều tốt đẹp rồi sẽ lại đến. Khi tình yêu đủ lớn, thế giới của mẹ con ta vẫn bao la và ngập tràn hạnh phúc.

Chúng ta thường được dạy dỗ rằng phải yêu thương người khác, nhưng lại thường quên mất rằng còn “một người” luôn rất cần yêu thương và chăm sóc mỗi ngày – đó là chính bản thân mình. Yêu thương chính bản thân mình bao gồm việc bạn yêu thương cả cơ thể lẫn tâm hồn. Nếu như tâm hồn là gốc rễ - là nơi ẩn chứa tâm tư, nghĩ suy thì cơ thể lại là ngôi nhà – là nơi an trú của tâm hồn, là phương tiện để bạn trải nghiệm thế giới muôn sắc, muôn vẻ bên ngoài kia.

Học yêu thương chính mình là một câu chuyện tưởng dễ mà lại không dễ chút nào. Bởi lẽ không chỉ đơn thuần là yêu thương – đó còn là sự ý thức về giá trị của bản thân, sự trân trọng dành cho cơ thể, sự lắng nghe những lời thầm thì của tâm hồn và sự chăm sóc dành cho chính bản thân mình.

Khi tình yêu đủ lớn, bạn sẽ nhận ra rằng chăm sóc bản thân bằng sự biết ơn, tôn trọng và chấp nhận chính bản thân mình, từ cơ thể lẫn tâm hồn mình là cách đến gần với hạnh phúc nhất. Ăn uống đủ chất để nuôi dưỡng một cơ thể khỏe mạnh, tập luyện để tăng cường sức khỏe của thể chất lẫn tinh thần, giữ cho mình luôn gọn gàng và sạch sẽ. Thân – tâm khỏe mạnh thì thần thái rạng ngời, nét đẹp đó bền vững hơn nhiều lần.

Khi tình yêu đủ lớn, chúng ta hoàn toàn có thể chủ động kiến tạo cuộc sống hạnh phúc của riêng mình trong tương lai. Chọn mua bảo hiểm nhân thọ là cách mà nhiều bạn trẻ đã thực hiện để vừa tích lũy, vừa bảo vệ bản thân trước những rủi ro và sống hạnh phúc hơn.

Dù đang yêu như thế nào, rồi sẽ có một ngày ta nhận ra rằng mình luôn là trụ cột của một ai đó: Là trụ cột của bố mẹ, là điểm tựa của con cái, là chỗ dựa vững chắc của “nửa kia” hay thậm chí là của chính mình. Khi đó, chúng ta sẽ có đủ sức mạnh để biến yêu thương thành hành động thiết thực cho những người mà ta yêu. Vì thế, đừng ngại trao nhiều yêu thương cho chính mình và mọi người xung quanh bạn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề