Thủ tục thông quan đối với hàng kiểm hóa hộ năm 2024

Khi thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu, việc kê khai hải quan là bước cần thiết, trong đó bạn cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa như tên, nhãn hiệu, model, số lượng, đơn giá, mã HS, thuế suất và các thông tin quan trọng khác. Sau đó, quá trình kiểm hóa bởi cơ quan hải quan diễn ra. Để tránh phát sinh thêm chi phí hãy hiểu rõ kiểm hoá là gì và quy trình kiểm hóa như thế nào là một điều quan trọng. Hôm nay H-Cargo sẽ chia sẻ cho bạn chi tiết về quy trình này.

I. Kiểm hoá là gì?

Kiểm hóa là quá trình do cơ quan hải quan thực hiện để xác minh và kiểm chứng tính chính xác của thông tin trong hồ sơ hải quan, so sánh với tình hình thực tế của hàng hoá hoặc vật phẩm trong quá trình thực hiện thủ tục xuất/nhập khẩu.

Nguyên nhân khiến lô hàng xuất/ nhập khẩu bị cơ quan hải quan yêu cầu kiểm hoá:

  • Tờ khai được phân luồng đỏ: Nếu tờ khai xuất khẩu hoặc nhập khẩu được phân vào danh sách kiểm hóa [luồng đỏ], điều này đồng nghĩa với việc lô hàng sẽ phải trải qua cả quá trình kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hoá.
  • Nghi ngờ về thông tin: Cơ quan hải quan có thể nghi ngờ về các thông tin như tên hàng, nhãn hiệu, số lượng, model, đơn giá, mã HS, thuế suất của hàng hoá. Hoặc trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, có phát hiện vi phạm pháp luật liên quan.
  • Hàng hoá không được miễn kiểm tra: Hàng hoá có thể không nằm trong danh sách các đối tượng được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá theo quy định.
  • Trường hợp đặc biệt: Nếu hàng hoá thuộc vào các trường hợp đặc biệt khác, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Doanh nghiệp/cá nhân nên làm gì khi bị yêu cầu kiểm hoá?

Ngay khi nhận được yêu cầu kiểm tra thực tế lô hàng xuất nhập khẩu, doanh nghiệp cần thực hiện:

Bước 1: Bạn cần cung cấp bộ hồ sơ giấy cho cán bộ hải quan tiếp nhận để tiến hành kiểm tra. Quá trình này tương tự như khi tờ khai hải quan của bạn được phân vào luồng Vàng. Sau khi hồ sơ được kiểm tra và phê duyệt, nó sẽ được bộ phận luân chuyển chuyển giao cho đội kiểm hóa [Thường sẽ mất 1 buổi hoặc 1 ngày]. Khi điều này hoàn tất, bạn sẽ tiến hành bước 2.

Bước 2: Tiếp theo, bạn cần chuẩn bị sẵn hàng hoá để cán bộ hải quan thực hiện quá trình kiểm tra thực tế. Điều này bao gồm việc sắp xếp và trình bày hàng hoá sao cho dễ dàng kiểm tra mà không gây trở ngại cho quá trình xử lý hải quan.

II. Quy trình kiểm hoá

Quy trình kiểm hoá thường bao gồm 2 hình thức: kiểm tra bằng máy soi và kiểm hoá thủ công

1. Kiểm tra bằng máy soi

Cách kiểm hóa bằng máy soi có thể xuất phát từ hệ thống tự động phân loại, hoặc dựa trên yêu cầu của cơ quan hải quan hoặc cơ quan chuyên ngành khác. Trong quy trình này, bạn cần thực hiện các bước sau:

Đầu tiên, bạn cần đăng ký thủ tục để đưa hàng hóa tới trạm máy soi container của cơ quan hải quan. Trong suốt quá trình này, xe container sẽ được thực hiện qua quá trình kiểm tra bằng máy soi mà không cần phải cắt chì niêm phong.

Sau khi có được hình ảnh soi chiếu hàng hoá, doanh nghiệp đến phòng soi chiếu để lấy hình ảnh và ký xác nhận sau đó đem đến hải quan kiểm hoá phụ trách lô hàng của mình. Dựa vào kết quả phân tích hình ảnh từ máy soi, cơ quan hải quan sẽ đưa ra quyết định về việc thông quan. Trong trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ, cơ quan hải quan có thể yêu cầu thực hiện kiểm tra thủ công bằng cách mở container để xem xét chi tiết, việc này sẽ khiến doanh nghiệp tốn “double” chi phí.

Một trong những ưu điểm nổi bật của việc sử dụng máy soi trong kiểm hóa là khả năng giúp tiết kiệm chi phí một lần nâng hạ container, một điểm đáng chú ý cho quá trình thương mại quốc tế.

Chứng nhận xuất xứ là gì? Vai trò trong xuất nhập khẩu là gì?

  • Tổng quan về kiểm dịch thực vật nhập khẩu
  • Mong rằng bài viết trên mang lại kiến thức hữu ích về kiểm hoá và quy trình kiểm hoá là gì cho quý bạn đọc. Mọi thắc mắc cần hỗ trợ tư vấn về logistics, hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.

    Chủ Đề