Thức khuya dậy sớm có nghĩa là gì

Không phải lúc nào dậy sớm cũng là tốt cho cơ thể, nhất là khi bạn đã thức quá khuya, cơ thể chưa được nghỉ ngơi đầy đủ đã bị ép buộc phải tỉnh táo và bắt đầu công việc.

Để hiểu rõ về những tác hại của việc thức khuya dậy sớm, tờ Life Times (Trung Quốc) đã thực hiện một cuộc phỏng vấn với các chuyên gia là bác sĩ Guo Xiheng (trưởng Khoa Hô hấp và Hồi sức tích cực, Bệnh viện Triều Dương, Bắc Kinh) và bác sĩ Shi Ming (trưởng Khoa giấc ngủ, thuộc Trung tâm Lưu trữ TCM Thượng Hải).

Dậy quá sớm sau một đêm thức khuya có hại không kém thức khuya

Dậy sớm không phải lúc nào cũng tốt!

Dậy sớm khác với khái niệm "dậy quá sớm" và không ngủ đủ. Nếu bạn đi ngủ lúc 10 giờ tối và thức dậy khá sớm vào sáng hôm sau là điều bình thường. Nó chứng tỏ bạn có chất lượng ngủ tốt. Nhưng nếu bạn ngủ không đủ thời gian mà phải thức dậy sớm thì tác hại không kém gì thức khuya.

Thức dậy quá sớm sẽ khiến giấc ngủ bị gián đoạn đột ngột, có thể gây ra tình trạng chệnh choạng khi thức dậy. Giấc ngủ lành mạnh trước hết phải phù hợp với nhu cầu sinh lý của cơ thể con người.

Dậy quá sớm sau một đêm thức khuya, có thể gây ra 3 tác hại:

- Dễ cáu kỉnh hơn

Các chuyên gia trên cho rằng, thức dậy quá sớm có thể dẫn đến việc cortisol tiết ra nhiều hơn. Đây là một loại hormone liên quan đến sự căng thẳng trong cơ thể. Đó là lý do vì sao những người thức dậy quá sớm dễ bị đau cơ, nhức đầu và cáu kỉnh.

- Da xấu rõ rệt

Thiếu ngủ cộng với việc cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ sẽ khiến "cortisol" tiết ra nhiều hơn, khiến da tiết nhiều dầu và khiến da mọc mụn. Thiếu ngủ cũng có thể dẫn đến lão hóa tế bào nhanh hơn và giảm khả năng miễn dịch, điều này sẽ làm tăng tốc độ lão hóa.

Thức khuya dậy sớm có nghĩa là gì

Thiếu ngủ cộng với việc cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ sẽ khiến "cortisol" tiết ra nhiều hơn.

- Dễ đột tử

Có câu nói: "Thức khuya tương đương với tự tử" quả không sai, đặc biệt đối với những người chỉ ngủ 2-3 tiếng mỗi ngày thì khả năng đột tử càng cao. Nếu không được nghỉ ngơi đầy đủ, các dây thần kinh của não sẽ trở nên rất mỏng manh, rất dễ khiến ngừng tim đột ngột. Theo ông Lisa Cottrell (nhà tâm lý học tại Aurora Health Care): "Ngủ không đủ giấc và thiếu ngủ mãn tính có thể kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch, làm suy yếu phản ứng miễn dịch và trao đổi chất".

Người sống thọ thường đi ngủ và thức dậy như thế nào?

Giấc ngủ đã được chứng minh là cực kỳ quan trọng, bởi nó là một phần của cuộc sống hàng ngày và giúp cơ thể tái khởi động sau một ngày mệt mỏi. Bởi vậy không ngẫu nhiên mà nó chiếm đến 1/3 thời gian cuộc đời mỗi người.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học California, Los Angeles phát hiện ra rằng ngay sau một đêm ngủ không đủ giấc cũng có thể làm cho các tế bào của cơ thể lão hóa nhanh hơn. Thiếu ngủ không chỉ gây lão hóa da sớm mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, trầm cảm.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học California, Los Angeles phát hiện ra rằng ngay sau một đêm ngủ không đủ giấc cũng có thể làm cho các tế bào của cơ thể lão hóa nhanh hơn.

Do đó, một người nên ngủ ít nhất 7 giờ mỗi ngày để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Thời gian đi ngủ tốt nhất là 22h tối và thức dậy vào lúc 6h sáng. Nếu bạn đi ngủ sau 23h trong một thời gian dài thì đồng nghĩa với việc thời gian ngủ trong ngày sẽ bị rút ngắn, hơn nữa đây còn là khoảng thời gian mà các cơ quan nội tạng thực hiện chức năng thải độc tố, thức khuya đồng nghĩa là nội tạng sẽ không làm việc hiệu quả.

Con người được phân chia ra làm hai loại: những người có thể ra khỏi giường sớm vào mỗi sáng và những người cố ngủ nướng thêm vài tiếng nữa.

Nhưng câu chuyện của cô Claudia Hammond dưới đây cho thấy mọi việc không phải hoàn toàn như vậy.

Thích sống về đêm

Cả đời tôi rất ghét dậy sớm. Bố tôi từng phải nắm chân kéo tôi ra khỏi giường để tôi đến trường đúng giờ. Lúc chuông báo thức reo vào sáng sớm cũng là lúc tôi cảm thấy khó chịu vô cùng và tôi không có bụng dạ nào để ăn uống gì cho đến giữa buổi sáng.

Ban đêm thì lại hoàn toàn khác. Tôi rất thích ở trong phòng thu đến tận khuya để phỏng vấn những người thuộc các múi giờ khác nhau hay những người sống ở phía bên kia của quả đất. Tôi sẽ làm mọi thứ để ngày mai khỏi phải dậy sớm.

Tuy nhiên tôi cũng biết rất nhiều người cứ khăng khăng rằng sáng sớm là khoảng thời gian tốt nhất trong ngày.

Khi tôi đến sở làm với đôi mắt mơ màng thì mọi người đã thức dậy từ đời nảo đời nào và dường như rất vui vẻ. Nhưng khi đêm xuống thì mọi thứ đảo ngược. Trong khi những người khác thì ủ rũ và thậm chí gục lên gục xuống trên bàn ăn thì những người thức khuya như tôi lại rất hào hứng nói chuyện phiếm. Đó là lúc tôi được là chính mình.

Thức khuya dậy sớm có nghĩa là gì

Nguồn hình ảnh, BBC World Service

Chụp lại hình ảnh,

Thức khuya hay dậy sớm là do gien con người?

Nhưng thật là điều hoang đường khi nói rằng xã hội chia ra làm hai loại: người dậy sớm và người sống về đêm.

Những bản câu hỏi tìm hiểu thời gian nào trong ngày thì mọi người thích làm hoạt động như chạy bộ, họp công việc cho thấy chỉ khoảng 20% trong số chúng ta thật sự là những người thức khuya hay dậy sớm. Trong số 80% còn lại, phân nửa có xu hướng đi về một trong hai thái cực kia còn nửa còn lại không theo khuynh hướng nào cả.

Xã hội dậy sớm

Đó là sự an ủi nho nhỏ cho những ai sống về đêm trên khắp thế giới vốn phải tồn tại trong một xã hội xoay xung quanh những người dậy sớm. Trường học hay công sở thường phải bắt đầu rất sớm. Những người dậy sớm còn được xem là có tổ chức tốt trong khi những ai thức khuya bị cho là lười biếng.

Một người dậy sớm còn thú nhận với tôi rằng nếu anh ta sống chung với nhiều người thì anh ta thích là người đầu tiên thức dậy để tận hưởng cảm giác mọi người khác đều lười biếng.

Thức khuya dậy sớm có nghĩa là gì

Nguồn hình ảnh, thinkstock

Chụp lại hình ảnh,

Thời gian có ý nghĩa nhất trong ngày là vào sáng sớm?

Nhưng những người thức khuya có thật sự là lôi thôi không? Một số người làm việc đến tận khuya nhưng không ai nói những người dậy sớm là lười biếng khi họ đi ngủ sớm còn người thức khuya vẫn phải làm việc suốt đêm.

Điều may mắn là khoa học đứng về phía tôi. Tôi không dành cả cuộc đời để ngủ hay đánh mất khoảng thời gian đẹp nhất trong ngày. Đơn giản đó là do gien di truyền của tôi. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Surrey của Anh đã nhận ra rằng việc ngủ tùy tiện của ai đó phần lớn là do kết quả của di truyền. Họ đã tìm ra rằng những người ở hai thái cực thức khuya hay dậy sớm có một số biến thể nhất định trong gien đồng hồ sinh học của họ.

Những biến thể này có tác động đến nhiều khía cạnh khác nhau trong hoạt động sinh lý của chúng ta.

Những người dậy sớm thường có thân nhiệt cao nhất vào giữa trưa trong khi những người thức khuya thì phải mấy tiếng sau mới như thế. Điều đầu tiên xảy ra đối với người dậy sớm vào buổi sáng là sự gia tăng đáng kể cortisol, loại hormone làm căng cơ thể, trong người họ, giống như một liều thuốc đáng kể để giúp họ chuyển từ trạng thái ngủ sang trạng thái thức. Còn những người sống về đêm thì phải sau đó một lúc lâu họ mới trải qua tình trạng giống như vậy.

Có tập luyện được không?

Thức khuya dậy sớm có nghĩa là gì

Nguồn hình ảnh, BBC World Service

Chụp lại hình ảnh,

Đồng hồ báo thức có thể giúp chúng ta thay đổi thói quen?

Do đó, nếu như tôi cố mà dậy sớm thì điều đó có nghĩa là tôi đang chống lại gien di truyền của mình. Điều này dẫn đến câu hỏi là liệu tôi có thể tập luyện để bỏ thói quen này được hay không.

Đáng buồn là điều này khó mà làm được. Với một chiếc đồng hồ báo thức bạn có thể buộc mình phải dậy sớm cũng như những người đi làm ca có thể thức nguyên đêm. Nhưng một khi bạn quên vặn đồng hồ báo thức thì gien của bạn sẽ đưa bạn trở về với tập quán trước đây.

Những người sống về đêm có con nhỏ không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải chiến đấu với đồng hồ sinh học của mình để dậy sớm nhưng cơ thể của họ sẽ quay trở lại như cũ nếu có cơ hội. Sức ảnh hưởng của gien là rất lớn. Cú đêm thì không bao giờ nhảy nhót trong công viên vào lúc bình minh.

Về mặt lý thuyết thì người ta có thể tìm ra loại thuốc để can thiệp ở cấp độ phân tử. Vấn đề là bạn phải uống thuốc liên tục để tránh trở lại với thói quen cũ.

Chỉ có một hy vọng cho người thức đêm là vấn đề tuổi tác. Khi người ta trở nên lớn tuổi thì thói quen sinh hoạt của họ có khuynh hướng điều chỉnh một chút về phía sáng sớm. Đối với tôi thì điều đó sẽ xảy ra. Nhưng từ giờ cho đến lúc đó, ít nhất tôi có thể tận hưởng cuộc sống về đêm.

Thức khuya dậy sớm có bị gì không?

Thức dậy quá sớm, cũng như thức khuya, có thể dẫn đến ngủ không đủ thời gian và sinh ra các triệu chứng thiếu ngủ. Ngoài tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, giảm tập trung… rối loạn chức năng miễn dịch trong thời gian dài còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác nhau.

Làm sao để thức khuya dậy sớm mà không mệt?

II - Làm sao để thức khuya ngủ dậy sớm mà không mệt mỏi?.

Đọc sách trước khi vào giấc ngủ ... .

Tránh dùng thiết bị điện tử trước lúc ngủ ... .

Không dùng rượu bia, đồ uống chứa chất kích thích. ... .

Tạo môi trường nghỉ ngơi thoải mái. ... .

Tránh để báo thức liên tục. ... .

Uống nước ngay khi vừa ngủ dậy. ... .

Luyện tập thể dục nhẹ nhàng..

Không nên thức khuya quá mấy giờ?

Để tránh những tác hại do thức khuya gây ra chúng ta nên hạn chế thức khuya, nên ngủ trước 12 giờ và đủ 8 tiếng mỗi ngày. Ngoài ra uống đủ nước và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cũng là biện pháp giúp làm giảm tác dụng do việc thức khuya gây nên.

Thức khuya có nghĩa gì?

Đối với những người thường đi ngủ sớm thì 11 giờ đêm đã được coi là thức khuya, nhưng đối với những người thường xuyên thức tới 1-2 giờ sáng thì 11 giờ đêm chỉ được coi là ngủ muộn.