Thuốc kháng sinh điều trị đường hô hấp

Không ít cha mẹ tin rằng, kháng sinh là thần dược trị dứt điểm mọibệnh tậtcho trẻ. Trên thực tế, mỗi năm trẻ dưới 5 tuổi có thể mắc 4-12 lần các bệnh viêmđường hô hấp thường gặp [cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản, viêm xoang]. Song phần lớn chúng đều tự khỏisau 5-6 ngày hoặc lâu hơn một vài tuần, đây là khoảng thời gian cần thiết để hệ miễn dịch của trẻ hội đủ điều kiện tiêu diệt vi trùng gây bệnh.

Mỗi năm trẻ dưới 5 tuổi có thể mắc 4-12 lần bệnh viêmđường hô hấp.

Cảm cúm

Trẻ cảm cúm khi viêm nhiễm đường hô hấp trên với các biểu hiện sốt, đau họng, chảy nước mũi, ho khan hoặc ho có đờm… Thủ phạm gây cảm cúm chủ yếu là virus, cha mẹ nên dành thời gian chăm sóc tích cực cho trẻ chứ không nên bắt con uống kháng sinh.

Viêm họng

Khi trẻ đau họng, ho dữ dội hoặc kéo dài, phụ huynh thường lo lắng thái quá mà tìm đến thuốc kháng sinh trị bệnh. Tuy nhiên, hầu hết trường hợp viêm họng do virus. Kháng sinh chỉ tiêu diệt được vi khuẩn, không có hiệu lực với virus. Cha mẹ nên cho trẻ súc miệng nước muối, hút sạch nước mũi, hạ sốt đúng cách kết hợp chăm sóc bữa ăn, bổ sung chất tăng đề kháng giúp cải thiện miễn dịch.

Một số trường hợp viêm họng kèm sốt cao trên 38,5 độ; xuất hiện các đốm trắng trên amiđan; hắt hơi; sưng đau hạch cổ... nên nghi ngờ trẻ viêm họng do liên cầu khuẩn. Lúc này trẻ cần được khám để bác sĩ xác định đúng chủng vi khuẩn gây bệnh và chỉ định dùng kháng sinh phù hợp.

Viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản hay gặp ở trẻ em, nhất là bé dưới một tuổi. Những trẻ đang mắc bệnh nhiễm trùng như cúm, sởi, ho gà... có thể chuyển thành viêm phế quản. Trẻ đẻ non, còi xương, suy dinh dưỡng cũng dễ mắc và thường diễn tiến nặng đến viêm phổi.

Tuy nhiên, viêm phế quản chủ yếu do virus gây nên, việc dùng kháng sinh không đem lại lợiíchđiều trị. Bác sĩ thường kê thuốc giảm ho, long đờm, tiêu đờm, giãn phế quản... tùy theo mức độ bệnh. Cha mẹ cần theo dõi con sát sao,chỉ sử dụng kháng sinh khi có bằng chứng thể hiện là nhiễm khuẩn.

Viêm mũi xoang dị ứng

Bệnh do cơ địa trẻ có phản ứng dị ứng khi gặp kháng nguyên hoặc thời tiết thay đổi. Trẻ thường hắt hơi, chảy mũi trong, ho, đau đầu, đau vùng xoang trán, sốt nhẹ… Các thuốc chống dị ứng sẽ có hiệu quả trong trường hợp này.Nếu triệu chứng bệnh kéo dài trên một tuần, hoặc viêm xoang lặp lại nhiều lần, có thể trẻ đã nhiễm khuẩn thứ phát. Lúc này mới cần dùng kháng sinh và tuyệt đối sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Các bệnh đường hô hấp trên phần lớn tự khỏi nếu trẻ được chăm sóc đúng cách như sau:

Ăn uống đầy đủ, không kiêng cữ: Bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng giúp nâng cao thể trạng cho bé. Trẻ ốm thường khó ăn và dễ ói, nên cho thức ăn nhẹ, dễ tiêu, chia làm nhiều bữa trong ngày, nhưng vẫn phải đảm bảođủnăng lượng.

Vệ sinh mũi họng: Vệ sinh bằng nước muối sinh lý 2-3 lần mỗi ngày.

Cho trẻ bú đủ: Nếu trẻ đã ăn dặm, nên tích cực cho trẻ uống nhiều nước hoặc chất điện giải.

Mặc ấm hoặc thoáng theo thời tiết: Khi trời lạnh cần cho trẻ mặc đủ ấm. Trời nóng, cần mặc quần áo thoáng mát, lau khô mồ hôi thường xuyên, tránh để quạt máy thổi thẳng vào trẻ. Nếu bật điều hòa, không nên để nhiệt độ quá lạnh, tránh luồng gió thổi trực tiếp lên người.

Vệ sinh nhà cửa: Dọn dẹp giường ngủ, đồ dùng cá nhân của bé. Tránh khói thuốc lá và các tác nhân có thể gây dị ứng khác như bụi, khói ô nhiễm, lông thú nuôi, phấn hoa…

Dùng thuốc giảm triệu chứng: Ví dụ như thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ; thuốc ho thảo dược giúp tiêu đờm, giảm ho…

Bổ sung chất tăng cường miễn dịch: Thời điểm trước giao mùa hoặc sauốm, có thể bổ sung cho trẻ một đợt chất tăng cường miễn dịch. Nên chọn sản phẩm của thương hiệu uy tín, được nghiên cứu khoa học, an toàn với trẻ nhỏ.

An San

Imunoglukan chứa beta [1.3/1.6]-D-Glucan hàm lượng cao chiết xuất từ nấm sò, dạng siro, được bào chế và sản xuất trên công nghệ hiện đại châu Âu, giúp tăng cường miễn dịch, tăng khả năng phòng bệnh cho trẻ em. Imunoglukan cũng giúp trẻ giảm tỷ lệ bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, hạn chế việc phải sử dụng kháng sinh. Sản phẩm được chứng minh lâm sàng và có mặt tại hơn 30 quốc gia. Thông tin tại website hoặc facebook. Dược sĩ tư vấn 094 240 8866.

Sản phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Dược phẩm và Thương mại Sohaco [số 5 Láng Hạ, Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội]. Giấy phép quảng cáo số 12187/ATTP-XNCB do Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế cấp. Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

⭕️ Tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề và biến đổi khí hậu bất thường khiến cho các bệnh lý hô hấp có chiều hướng gia tăng nhanh. Ngày càng có nhiều loại virus có khả năng gây nhiễm trùng đường hô hấp, với độc lực cao như virus cúm A/H5N1, cúm A/H1N1, Corona virus... Bên cạnh đó, tình trạng lạm dụng kháng sinh trong một thời gian dài làm gia tăng tình trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn và khiến cho nhiễm khuẩn hô hấp ngày càng phức tạp. Một lý do nữa cũng ảnh hưởng đến nhiễm trùng hô hấp là những quan niệm và hành vi sai lầm trong điều trị nhiễm trùng hô hấp.

⁉️ Chỉ định kháng sinh trong nhiễm khuẩn hô hấp cần được chỉ định bởi các bác sỹ, dùng loại kháng sinh nào, liều lượng và thời gian dùng tùy thuộc vào bệnh cảnh lâm sàng, trước khi kê đơn cho người bệnh. Trong khi đó, sai lầm đầu tiên là khi bị bệnh, người bệnh không đến khám bác sĩ ngay mà tự ý dùng thuốc bằng cách bắt chước đơn thuốc điều trị nhiễm khuẩn hô hấp của người khác, dựa vào kinh nghiệm lần bị nhiễm khuẩn hô hấp trước, đơn thuốc cũ của bản thân, dựa vào tư vấn không chuyên của hiệu thuốc hoặc chỉ gọi điện kể triệu chứng cho bác sĩ để xin đơn thuốc. Chính điều này khiến bệnh nặng hơn, khi đến viện khám thì đã ở giai đoạn muộn, có biến chứng, làm cho điều trị khó khăn và nhiều trường hợp nguy hại đến tính mạng. Bên cạnh đó, còn tăng nguy cơ dị ứng thuốc, sốc phản vệ có thể tử vong ngay khi dùng thuốc kháng sinh bừa bãi.

💡 Một tâm lý sai lầm nữa là khi người bệnh đi khám vì có triệu chứng bất thường của đường hô hấp luôn có xu hướng muốn được kê đơn thuốc kháng sinh. Đơn thuốc không có kháng sinh thì cho rằng là chưa được chữa đúng bệnh hoặc có tâm lý nghi ngờ không dùng thuốc, đi khám thêm nhiều nơi khác khiến cho việc điều trị bị chậm trễ. Thêm nữa, với nhiễm trùng hô hấp do vi rút thường sau 5 – 7 ngày các triệu chứng mới thuyên giảm, người bệnh với tâm lý sốt ruột lại thường tự ý dùng thêm thuốc kháng sinh. Tương tự với nhiễm trùng hô hấp do vi khuẩn thường sau 7 – 10 ngày triệu chứng mới thuyên giảm, nhưng sau 1 – 2 ngày dùng thuốc theo đơn, người bệnh chưa thấy đỡ thường tự ý đổi thuốc kháng sinh hoặc tăng liều kháng sinh hoặc mua phối hợp thêm kháng sinh. Một số trường hợp người dân khi thấy triệu chứng đỡ lại tự ý dừng thuốc, không dùng đủ liều. Chính những hành vi này đã khiến kháng sinh hiện nay bị “nhờn thuốc” do ngày càng xuất hiện các chủng vi khuẩn đột biến kháng kháng sinh mạnh, kháng sinh không còn tác dụng diệt vi khuẩn làm cho nhiễm trùng hô hấp dai dẳng và có thể diễn biến nặng.

💊 Tại Việt Nam, người bệnh thường có thói quen chữa bệnh qua truyền miệng, không đi khám tại các cơ sở y tế nằm trong sự quản lý của Bộ Y tế, dùng các biện pháp dân gian không qua kiểm duyệt của Bộ Y tế. Chưa kể một số nơi có những hủ tục khi bị ốm thì chữa bằng cúng bái hoặc tự mách nhau điều chế những loại thuốc không rõ thành phần dùng để uống, để xoa, đắp, dán lên ngực, để hít hoặc nhỏ vào mũi,... Nhiều trường hợp nhiễm trùng hô hấp thì không chữa được mà còn bị ngộ độc hoặc dị ứng nặng.

Yếu tố nguy cơ là sự lạm dụng kháng sinh diễn ra trong một thời gian dài TẠI Việt Nam, khiến tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp ngày càng phức tạp. Các nhóm kháng sinh liều thấp hiện nay hầu như không còn tác dụng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp.

🛡 Những lời khuyên của bác sỹ chuyên khoa Hô hấp đến người dân giúp giảm mắc nhiễm trùng đường hô hấp là: Giữ môi trường sống sạch, thoáng, nói không với khói thuốc lá, thuốc lào, giữ ấm khi trời lạnh, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, tập thể dục đều đặn. Đi khám ngay khi có triệu chứng bất thường của đường hô hấp như sốt, ho khạc đờm, đau ngực, khó thở…Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc kháng vi rút. Đối với những người trên 65 tuổi, những người suy giảm miễn dịch, những người hay bị nhiễm khuẩn đường hô hấp tái diễn nhiều lần, những người mắc bệnh phổi mạn tính như hen phế quản, giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…nên tiêm vacxin phòng cúm, vacxin phế cầu.

[Nguồn: Trung tâm Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai]

Video liên quan

Chủ Đề