Thương mại điện tử và phương thức mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản Việt Nam với chi phí thấp

Tiêu thụ nông sản qua thương mại điện tử: Chủ động để không phải giải cứu

VTV.vn - Mùa nông sản năm nay dù giãn cách xã hội khó khăn hơn nhưng nhiều giải pháp tiêu thụ đã được thực hiện, trong đó có việc thúc đẩy tiêu thụ nông sản qua thương mại điện tử.

Thời điểm này vải thiều đang vào chính vụ, nếu những năm trước cũng là lúc bắt đầu vào mùa giải cứu thì năm nay quả vải giữ được mức giá ổn định và được tiêu thụ thông suốt ở nhiều kênh tiêu thụ. Đáng chú ý nhất là năm nay quả vải đã được tiêu thụ qua kênh thương mại điện tử một cách bài bản và có kế hoạch ngay từ đầu năm.

Mở rộng tiêu thụ vải thiều trên nền tảng số

Sáng 8/6, tại Bắc Giang, hội nghị trưc tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều do Bộ Công Thương tổ chức đã tập trung mạnh vào việc đưa quả vải lên các sàn thương mại điện tử. Là địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19, việc chủ động áp dụng phương thức kinh doanh trên nền công nghệ mới đã đem lại những hiệu quả rõ rệt ngay từ đầu vụ.

Năm nay là năm đầu tiên vải thiều Bắc Giang được tổ chức phân phối một cách bài bản trên cả 06 sàn thương mại điện tử lớn ở Việt Nam và qua Chương trình Gian hàng Việt trực tuyến quốc gia của Bộ Công Thương. Dự kiến vụ vải năm nay sẽ có khoảng 8.000 - 10.000 tấn vải thiều được tiêu thụ bằng hình thức này

Sau Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, Bộ Công Thương sẽ đồng hành ứng dụng thương mại điện tử xuyên suốt và tiến tới hỗ trợ nông sản cả nước lên sàn.

Thương mại điện tử và phương thức mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản Việt Nam với chi phí thấp

Ảnh: Báo Bắc Giang

Gian hàng Việt trên sàn thương mại điện tử

"Gian hàng Việt trực tuyến quốc gia" đã và đang trở thành một ngôi nhà chung, một siêu thị hàng Việt Nam trên Sàn thương mại điện tử cho các doanh nghiệp Việt, hợp tác xã chuyển đổi mô hình kinh doanh

Nhìn tổng quan, toàn miền Bắc, trong 3 tháng tới đây, sẽ có 3 loại cây ăn quả chủ lực thu hoạch rộ là: Vải: 340.000 tấn; Nhãn: 300.000 tấn. Xoài: > 100 nghìn tấn Ngoài ra, còn nhiều loại quả khác cũng cần tiêu thụ: Bưởi, cam, dứa và đặc biệt là chuối: > 1 triệu tấn.

Còn ở miền Nam, ngoài những loại quả giống ở miễn Bắc, còn có thêm chục loại cây ăn quả chủ lực khác cũng đang hoặc sắp vào vụ thu hoạch là: thanh long, bưởi, chôm chôm, sầu riêng, na, mít, bơ, chanh leo... Từ nay đến cuối năm, cả nước dự kiến sẽ có khoảng hơn 4 triệu tấn nông sản các loại cần được tìm đầu ra. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức để phát triển tiêu thụ nông sản qua kênh thương mại điện tử

Phát triển kênh tiêu thụ điện tử cho nông sản Việt

Thương mại điện tử và phương thức mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản Việt Nam với chi phí thấp

Vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang lần đầu tiên chính thức phân phối trên cả 06 sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam từ tháng 6/2021.

Từ ngày đầu tháng 6/2021, vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang lần đầu tiên chính thức phân phối trên cả 06 sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam bao gồm Sendo, Voso, Tiki, Shopee, Postmart… với giá ưu đãi và chuyển phát nhanh toàn quốc thông qua "Gian hàng Việt trực tuyến quốc gia" của Bộ Công Thương do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chủ trì. Tuy nhiên, bên cạnh quả vải còn hàng loạt các loại nông sản khác

Ở Hải Dương, thương mại điện tử được xem là một giải pháp trọng tâm. Từ tháng 4, nhiều lớp tập huấn thương mại điện tử cho nông dân đã được thực hiện với sự phối hợp liên ngành nông nghiệp - công thương.

Bà Lương Thị Kiểm, Chi Cục trưởng Chi Cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật Hải Dương, cho biết: "Chúng tôi tập huấn hỗ trợ trực tiếp cho những người nông dân về mặt kỹ thuật để họ biết cách là đưa thông tin lên sàn cũng như biết cách chốt đơn hàng rồi livestream bán hàng".

Chương trình"Gian hàng Việt trực tuyến quốc gia" trên các Sàn thương mại điện tử do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT), Bộ Công Thương chủ trì đang triển khai được đánh giá là một giải pháp hiệu quả giúp các doanh nghiệp Việt mở rộng, tiếp cận thị trường thông qua phương thức phân phối hiện đại.

Gian hàng Việt là nơi tập hợp các thương hiệu uy tín, sản phẩm chất lượng của Việt Nam, nhất là các mặt hàng nông sản đặc sản để thúc đẩy phân phối tại thị trường nội địa thông qua thương mại điện tử. Đồng thời, "Siêu thị hàng Việt" này giúp người tiêu dùng mua sắm hàng nông sản Việt qua kênh thương mại điện tử với chất lượng đảm bảo, chi phí thấp hơn.

Nếu giải cứu là biện pháp tình thế, dựa vào tinh thần thương thân tương ái của người tiêu dùng thì việc xác định và chuẩn bị các kênh tiêu thụ sẽ là cách để không chỉ quả vải mà còn nhiều loại nông sản Việt đến tay người tiêu dung trong dịch bệnh hiệu quả nhất. Sự chủ động và quyết tâm vào cuộc hỗ trợ nông dân đã mang lại hiệu quả ban đầu nhưng so với nhu cầu tiêu thụ nông sản thì kênh tiêu thụ này mới chỉ bắt đầu.

Chương trình Vấn đề hôm nay phát sóng ngày 8/6 với khách mời là ông Đặng Hoàng Hải, Cục Trưởng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương sẽ trao đổi chi tiêt hơn về vấn đề này. Mời quý vị và các bạn đón xem!

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

thương mại điện tử, vải thiều Bắc Giang, mô hình kinh doanh, tiêu thụ nông sản

Với lợi thế tốc độ nhanh, chi phí thấp, phạm vi rộng, việc ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) để mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản đang trở thành xu thế kinh doanh tất yếu trong nền kinh tế số cũng như bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, giúp nông sản mở rộng thị trường và nâng tầm giá trị.

Thương mại điện tử và phương thức mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản Việt Nam với chi phí thấp

Thông qua các sàn TMĐT, sản phẩm của Công ty Cổ phần Ong Tam Đảo (Honeco) được nhiều khách hàng biết đến, sử dụng. Ảnh: Nguyễn Lượng

Nhờ chiến lược kinh doanh xây dựng thương hiệu bằng uy tín và chất lượng trên mỗi sản phẩm, những năm qua, Công ty Cổ phần Ong Tam Đảo (Honeco) đã chiếm được niềm tin của nhiều khách hàng, trở thành một trong những thương hiệu mật ong hàng đầu Việt Nam.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của Covid-19, một số chỉ tiêu SXKD năm 2020 của công ty không được như kỳ vọng, kim ngạch xuất khẩu giảm, thị trường bị thu hẹp.

Để đạt mục tiêu tăng trưởng 30% trong năm 2021, công ty đã thay đổi chiến lược kinh doanh; trong đó, tập trung khai thác kênh bán hàng thông qua website honeco.com, mạng xã hội Facebook và tìm đến một số sàn TMĐT trong và ngoài nước để quảng bá và bán sản phẩm.

Honeco chỉ là một trong nhiều doanh nghiệp, HTX chế biến nông sản của tỉnh đã và đang tìm kênh phân phối trên nền tảng bán hàng online.

Tại các sàn TMĐT lớn như: App Vỏ sò, Tiki, Shopee, Lazada… người tiêu dùng cả nước có thể dễ dàng mua các sản vật đặc trưng của Vĩnh Phúc như: Trà hoa vàng, sữa chua Tam Đảo, cá thính Lập Thạch, dấm gạo nếp, nấm Phùng Gia… chỉ bằng một cú click chuột.

Trong đó, Vỏ sò là sàn TMĐT khá hấp dẫn bởi việc chú trọng vào quảng bá, phân phối đặc sản vùng miền.

Hiện, sàn TMĐT này đang kinh doanh rất nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh. Tất cả sản phẩm đều có hình ảnh minh họa sắc nét, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được đánh giá từ 3 - 5 sao.

Ngoài ra, App Vỏ Sò cũng cho phép người bán livestream trực tiếp hàng hóa, quá trình sản xuất, giúp người tiêu dùng yên tâm hơn khi sử dụng.

Ông Ngô Văn Minh, Trưởng phòng Quản lý đầu tư và hợp tác quốc tế, Sở Công thương cho biết: “Có khoảng 30% người dân trên địa bàn tỉnh thường xuyên sử dụng mua sắm trực tuyến thông qua các ứng dụng trên thiết bị di động và các trang TMĐT như: Lazada, Shopee, Sendo...

Doanh số trong giao dịch TMĐT của các doanh nghiệp cũng tăng khoảng 20%/ năm. Đặc biệt, dịch Covid-19 đã tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cách thức tiếp cận thị trường.

Số lượng người dân thường xuyên truy cập mạng xã hội, các công cụ bán hàng trực tuyến để mua sắm tăng cao; các doanh nghiệp cũng tăng cường giao dịch và tương tác trên môi trường mạng.

Chính vì vậy, việc đưa nông sản lên sàn TMĐT là một hướng đi đúng đắn, giúp cho nông sản mở rộng thị trường, tạo động lực để các doanh nghiệp, HTX không ngừng sáng tạo, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh sản phẩm trên thị trường”.

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tham gia ứng dụng TMĐT trong hoạt động SXKD nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng, giai đoạn 2017-2020, Sở Công thương đã hỗ trợ xây dựng 50 website cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; tổ chức 1 đoàn đi học tập kinh nghiệm về phát triển TMĐT tại 3 tỉnh, thành phố phát triển mạnh về TMĐT là Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và Cần Thơ.

Cùng với đó, tỉnh cũng tổ chức 5 lớp tập huấn cho các chủ thể là tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình OCOP về triển khai phương án SXKD và kỹ năng bán hàng TMĐT.

Tuy nhiên, đến nay, nhận thức của nhiều doanh nghiệp, HTX nông nghiệp về TMĐT còn hạn chế, dẫn đến việc ứng dụng TMĐT trong phát triển SXKD còn ít, hiệu quả chưa cao, chưa theo kịp và tương xứng với yêu cầu phát triển chung của cả nước.

Một số doanh nghiệp đã có website nhưng vẫn chỉ dừng ở mức cung cấp thông tin đơn thuần.

Để triển khai các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi TMĐT, giúp người nông dân rút ngắn khoảng cách trong chuỗi cung ứng thông qua các khâu phân phối, vừa qua, tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển TMĐT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025.

Trong đó, giao Sở NN & PTNT phối hợp với các sở, ngành liên quan tăng cường ứng dụng TMĐT trong quảng bá và xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản thực phẩm; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các ứng dụng tham gia truy xuất nguồn gốc, TMĐT trong nông sản.

Khuyến khích các cơ sở sản xuất tiêu biểu, hệ thống phân phối uy tín tham gia các sàn giao dịch TMĐT, sử dụng công cụ thanh toán điện tử không dùng tiền mặt.

Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng TMĐT cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quảng bá và xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản thực phẩm, tăng cường giao thương với các khu vực khác…

Phùng Hải