Tiêm thuốc thai ngoài tử cung bao nhiêu tiền

Điều trị thai ngoài tử cung cần phải được tiến hành sớm và kịp thời để tránh tình trạng khối thai bị vỡ gây xuất huyết vào ổ bụng và đe dọa đến tính mạng của các thai phụ bởi vì khối thai nằm ngoài tử cung là một trong những bất thường nguy hiểm nhất về thai kỳ, thai không thể lớn lên và phát triển bình thường được do không đủ dinh dưỡng và không gian để lớn lên. Vậy cách điều trị thai ngoài tử cung như thế nào và chi phí điều trị ra sao sẽ được làm sáng rõ ngay sau đây.

Cách điều trị thai ngoài tử cung

Nguyên tắc điều trị chửa ngoài tử cung đó là can thiệp các cách khác nhau nhằm mục đích cuối cùng là lấy đi khối thai. Tùy từng trường hợp mà cách cách xử lý thai ngoài tử cung sẽ được áp dụng khác nhau như:

Điều trị thai ngoài tử cung bằng thuốc

Khi này sẽ sử dụng một loại chất độc để tiêm vào cơ thể hoặc tiêm trực tiếp vào khối thai để làm chết các tế bào của khối thai.

Phá thai ngoài tử cung bằng thuốc là cách dùng thuốc tiêm trực tiếp vào cơ bắp một hoặc nhiều lần, ngoài ra có thể sử dụng để tiêm trực tiếp vào khối thai. Sau khi tiêm thuốc bệnh nhân sẽ được theo dõi trong tời gian từ 3 – 4 tuần để đánh giá tình trạng của khối thai xem đã tiêu biến hay chưa. Phương pháp này không phải mang lại hiệu quả 100%.

Loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như: gây viêm dạ dày, viêm da hoặc ảnh hưởng đến gan nhưng không đáng ngại do thuốc được sử dụng để điều trị chửa ngoài dạ con với liều lượng khá thấp

Cách điều trị mang thai ngoài tử cung bằng thuốc phải được tiến hành ở các phòng khám uy tín và chất lượng, tuyệt đối không tự thực hiện tại nhà rất nguy hiểm. Ít nhất là 2 tháng sau khi điều trị bằng thuốc bệnh nhân tuyệt đối không được mang thai.

Phẫu thuật

Biện pháp này áp dụng khi khối thai ngoài tử cung đã lớn hoặc điều trị bằng thuốc mà không phát huy tác dụng.

Áp dụng: cách điều trị chửa ngoài tử cung bằng phẫu thuật có cả mổ hở ổ bụng hoặc mổ nội soi. Trong đó biện pháp mổ nội ói là mở một số lỗ nhỏ trên thành bụng sau đó đưa dụng cụ phẫu thuật vào và theo dõi qua hiển thị trên màn hình máy tính để thực hiện các thao tác lấy khối thai ra ngoài. Ưu điểm của mổ nội soi là hạn chế tình trạng dính vùng bụng và đảm bảo tính thẩm mỹ sau mổ.

Mổ nội soi đòi hỏi kỹ thuật và máy móc rất hiện đại, các bác sĩ cũng phải có tay nghề cao mới thực hiện được.

Lưu ý: khi khối thai đã vỡ hoặc xuất hiện quá nhiều máu trong ổ bụng phải tiến hành mổ hở ổ bụng.

Chi phí điều trị thai ngoài tử cung

Bên cạnh cách điều trị an toàn thì chi phí điều trị thai ngoài tử cung cũng là một vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm để họ chủ động tài chính từ đó sớm đi khắc phục hiện tượng bất thường này. Chi phí điều trị thai ngoài tử cung sẽ thay đổi theo các yếu tố sau đây:

Phương pháp điều trị chửa ngoài tử cung: với 3 biện pháp khắc phục là dùng thuốc, mổ hở ổ bụng và mổ nội soi đều có mức chi phí khác nhau vì thế chi phí cũng khác nhau. Giá mổ nội soi thai ngoài tử cung sẽ khá cao so với các phương pháp còn lại.

Địa chỉ mổ thai ngoài tử cung: việc lựa chọn các cơ sở uy tín, chất lượng đảm bảo về độ an toàn và chính xác đồng thời bảo toàn chức năng sinh sản sau khi mổ thai ngoài tử cung chắc chắn chi phí sẽ cao hơn những bơi kém chất lượng không có sự bảo đảm về độ chính xác hay an toàn, nguy cơ tiền mất tật mang là rất lớn. Chính vì vậy tùy từng cơ sở mà mức chi phí cũng khác nhau.

Chăm sóc sau tiểu phẫu: chú ý giữ gìn sức khỏe sau tiểu phẫu là vô cùng cần thiết. Nếu bệnh nhân không tuân thủ các chỉ dẫn sẽ khiến vết mổ lâu lành hoặc bị nhiễm trùng nên sẽ tốn kém thêm một khoản phí phát sinh khiến tổng chi phí phá thai ngoài tử cung sẽ tăng cao hơn.

Mặc dù rất khó để đưa ra một con số cụ thể về chi phí điều trị thai ngoài tử cung nhưng các chị em không nên quá băn khoăn về chi phí mà trì hoãn khiến thai vỡ ra gây nguy hiểm cho tính mạng. Hãy tiến hành kiểm tra sức khỏe thai kỳ để phát hiện sớm nhất hiện tượng chửa ngoài dạ con và có hướng khắc phục đúng đắn nhất. Hãy trực tiếp trò chuyện với các chuyên gia Phòng khám phụ khoa Thái Hà nếu bạn đang muốn có lời giải đáp bất kỳ có liên quan tới hiện tượng thai ngoài tử cung.

Bài viết liên quan:

  • Mổ thai ngoài tử cung và lưu ý sau khi mổ thai ngoài tử cung.

Tư vấn online miễn phí là cách nhanh nhất mà bạn có thể hiểu rõ về tình hình sức khỏe mà không cần đọc nhiều tài liệu vì bác sĩ phụ khoa của chúng tôi sẽ trả lời mọi thắc mắc của bạn một cách nhanh nhất và chính xác nhất. Hãy nhấp vào bảng bên dưới để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Đặng Phạm Quang Thái - Bác sĩ Sản phụ khoa, Khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Thai ngoài tử cung là khi phôi thai làm tổ và phát triển bên ngoài buồng tử cung. Khối thai ngoài tử cung vỡ sẽ gây chảy máu ồ ạt đe dọa tính mạng của người bệnh. Phần lớn thai ngoài tử cung là ở vòi trứng, ngoài ra có thể gặp ở những vị trí khác như: Thai trong ổ bụng, thai ở buồng trứng, thai tại vết mổ lấy thai cũ ...

1.1 Mục tiêu điều trị

Giải quyết khối thai ngoài tử cung nhằm:

  • Giảm tối đa tỷ lệ biến chứng [vỡ chảy máu], tử vong của người mẹ
  • Ngừa tái phát thai ngoài tử cung
  • Duy trì khả năng sinh sản cho người mẹ

1.2 Các phương pháp trong điều trị thai ngoài tử cung

Hiện nay, có 3 phương pháp được sử dụng trong điều trị thai ngoài tử cung:

  • Thuốc: Loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng để điều trị thai ngoài tử cung là Methotrexate. Thuốc này ngăn chặn các tế bào phát triển, kết thúc thai kỳ, vòi trứng được bảo tồn.
  • Phẫu thuật mở: Nếu thai ngoài tử cung gây vỡ vòi trứng chảy máu ồ ạt trong ổ bụng, cần phẫu thuật khẩn cấp. Hiện nay do phát hiện sớm thai ngoài tử cung nên các trường hợp phải mở bụng rất hiếm. Những trường hợp này thường phải kết hợp hồi sức chống choáng do mất máu nhiều.
  • Phẫu thuật nội soi: Hiện nay áp dụng rộng rãi trong việc xử trí ngoại khoa thai ngoài tử cung
    • Nội soi chẩn đoán thai ngoài tử cung
    • Nội soi bảo tồn vòi trứng với những trường hợp còn có nhu cầu sinh con
    • Nội soi cắt vòi trứng với trường hợp không còn nhu cầu sinh hoặc không thể bảo tồn

Việc chọn lựa phương pháp điều trị tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Thuốc Methotrexate được sử dụng điều trị thai ngoài tử cung

2.1. Chỉ định điều trị Methotrexate [MTX] đơn liều

  • Huyết động học ổn định [không có choáng].
  • Nồng độ βhCG < = 5000 mIU / ml.
  • Không có phôi thai, tim thai trong khối thai ngoài tử cung [qua siêu âm].
  • Kích thước khối thai < 3 – 4 cm [qua siêu âm].

2.2. Chỉ định điều trị MTX đa liều

  • Huyết động học ổn định [không có choáng].
  • Nồng độ βhCG > 5.000 mIU / ml và < = 10.000 mIU / ml.
  • Kích thước khối thai < 5 cm [qua siêu âm].
  • Thai ngoài tử cung đoạn kẽ < 3cm.

2.3. Chống chỉ định điều trị nội khoa

  • Huyết động học không ổn định [tiền choáng, có choáng]: mạch nhanh, HA tụt, da niêm xanh nhợt, vã mồ hôi, buồn nôn, nôn, Hb/Hct giảm.
  • Có dấu hiệu vỡ: đau bụng dưới nhiều và tăng dần, hoặc siêu âm có lượng dịch ước lượng > 300 ml, hay có dịch ổ bụng.
  • Có phối hợp thêm thai trong tử cung.
  • Đang cho con bú.
  • Dị ứng với MTX.
  • Có các bệnh nội khoa: suy thận, loét dạ dày, bệnh phổi hoạt động, suy giảm miễn dịch.
  • Bệnh nhân không chấp nhận điều trị MTX.
  • Bất thường các XN nghiệm tiền hóa trị [BC < 3000, Tiểu cầu < 100.000, tăng men gan SGOT, SGPT > 100UI/L, tăng creatinine, rối loạn yếu tố đông máu...].
  • Không đáp ứng các chỉ định điều trị kể trên.

Phụ nữ đang cho con bú không nên trị nội khoa thai ngoài tử cung

2.4. Xét nghiệm trước điều trị bằng MTX

  • Huyết đồ, nhóm máu, Rh.
  • Đường huyết, Chức năng gan, thận
  • Đông máu toàn bộ.
  • Điện tâm đồ. X quang tim phổi thẳng

Xét nghiệm trước điều trị bằng Methotrexate

Có thể gặp các triệu chứng sau đây trong quá trình điều trị

3.1. Đau

  • Ngày 2 – Ngày 3 sau khi tiêm thuốc, có thể bệnh nhân thấy đau bụng tăng lên do hiện tượng sẩy thai qua loa, hoặc sự căng dãn của vòi trứng bởi tình trạng tụ máu trong vòi trứng. Đau sẽ giảm dần vào các ngày sau, có thể cho thuốc giảm đau.
  • Nếu đau tăng lên, cần phải khám lâm sàng, làm siêu âm, công thức máu để đánh giá lại tình trạng huyết động học xem có xuất huyết nội không.

Sự tăng kích thước khối thai không được xem là thất bại của điều trị nội khoa.

75% BN sẽ đau bụng tăng lên ở mức độ vừa phải, từ 1 - 2 ngày, xảy ra sau bắt đầu điều trị 2 - 3 ngày.

3.2. βhCG

  • Tăng β hCG ngày 4 so với ngày đầu / điều trị MTX thường gặp, không được xem là thất bại điều trị.
  • Thời gian trung bình để β hCG < 15mUI/ml là 35 ngày, dài nhất 109 ngày.

3.3. Khối máu tụ

  • 56 % khối thai ngoài tử cung có tăng kích thước sau điều trị MTX.
  • Siêu âm có thể có khối cạnh tử cung ngay khi β HCG < 5mUI/ml, và mất đi sau 3 – 6 tháng.
  • Sự tăng kích thước khối thai không được xem là thất bại của điều trị nội khoa.

Người bệnh xuất hiện đau bụng

3.4. Chỉ định can thiệp ngoại khoa ngay khi

  • Đau bụng nhiều, huyết động học không ổn định.
  • Siêu âm thấy khối thai to ra, có nhiều dịch ổ bụng.
  • Tăng β hCG hoặc không giảm theo phác đồ theo dõi.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề