Tiêm vaccine có được ăn chế đậu xanh không

Vắc xin ngừa COVID-19 là loại sinh phẩm sinh miễn dịch mới được phát triển trong thời gian ngắn, giúp con người chống lại vi rút SARS-CoV-2. Hiệu quả mong muốn là tạo được miễn dịch cộng đồng chống lại đại dịch COVID-19. Trước khi đi tiêm ngừa, mỗi người dân nên tuân thủ theo đúng khuyến cáo của các chuyên gia y tế.

Cần chuẩn bị gì trước khi tiêm ngừa vắc xin COVID-19?

- Ngủ thật ngon vào đêm trước khi tiêm: giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tối đa.

- Bổ sung đủ nước trước và sau tiêm: nên uống từ từ, chia nhỏ lượng uống, có thể bổ sung nước hoa quả như nước dừa, nước cam, chanh muối… để cung cấp thêm vitamin C, A.

- Ăn no vừa phải các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, chọn thực phẩm tươi sống, ăn thức ăn nấu chín, uống nước sôi để nguội.

- Nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng: sau tiêm, cơ thể sẽ mệt mỏi do tác dụng phụ, nên nghỉ ngơi, có thể tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ chậm trong môi trường thoáng gió...

- Không để bụng đói: nên ăn đủ các nhóm chất thịt, cá trứng sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi.

- Không uống rượu, bia trước và sau tiêm vắc xin: rượu, bia có thể ức chế miễn dịch, gây mất nước, giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng, gây khó khăn khi phân biệt tác dụng của rượu, bia và phản ứng của vắc xin.

- Không uống nhiều thực phẩm chứa caffein (trà, cà phê, nước tăng lực...) trước khi tiêm vắc xin: Caffein kích thích thần kinh giao cảm làm tăng tần số tim, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim khi sử dụng quá nhiều; điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc, chỉ định tiêm ngừa.

- Không ăn nhiều chất béo bão hòa (mỡ động vật): thức ăn nhanh, đồ chiên, nướng, chứa nhiều chất béo bão hoà làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây phản ứng bất lợi.

- Không ăn thực phẩm lạ và các thực phẩm từng gây dị ứng trước đây.

- Không dùng thuốc corticoid trong vòng 14 ngày gần đây và những ngày sau tiêm ngừa.

- Bổ sung đủ nước những ngày sau tiêm vắc xin:  2,7 (nữ) - 3,7 (nam)  lít nước/ ngày (trong đó có khoảng 20% nước đến từ thức ăn).

Các trường hợp thắc mắc thường gặp phải khi đi tiêm vắc xin COVID-19:

- Thể trạng yếu có chích ngừa vắc xin COVID-19 được không: được

- Người có bệnh nền (tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, đang đặt stent, viêm gan B, C, thiếu máu tán huyết, thiếu men G6PD, rối loạn tiền đình, ghép thận, ghép gan…) có tiêm vắc xin COVID-19 được không: được, nếu khám phân loại xác định bệnh đang ổn định.

- Người lớn tuổi: nên tiêm càng sớm càng tốt (khi khám phân loại được phép)

- Phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú: nên (nên tiêm cho phụ nữ có thai 13 tuần – 34 tuần trong thai kỳ)

- Người đang dùng thuốc điều trị đặc hiệu: được (trừ trường hợp đang dùng corticoid 14 ngày gần đây)

Sau khi tiêm ngừa nên bổ sung thức ăn giàu vitamin tự nhiên: vitamin A, E, C, D, Kẽm (Zn)

1. Vitamin A :

- Cà rốt: một củ cà rốt sẽ cung cấp 7.835 IU vitamin A

- Khoai lang: 100 gam khoai lang cung cấp 19.218 IU tương đương với 384% giá trị vitamin A cần thiết/ngày.

- Các loại rau có lá xanh thẫm: rau cải, cải xoăn.

- Hải sản: cá ngừ, hàu, cá hồi, cá tầm và cá thu chứa một lượng lớn vitamin A.

- Đu đủ: Một quả đu đủ nhỏ cung cấp 30% giá trị vitamin A hàng ngày, ngoài ra còn chứa hàm lượng lớn các loại vitamin, khoáng chất, các enzyme và chất chống oxy hóa.

- Quả bí: chứa nhiều chất beta-caroten, được chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể.

- Thịt bò: 100 gram thịt bò có thể giúp bạn có được 90% lượng vitamin A cần thiết. Thịt bò cũng rất giàu kẽm, một khoáng chất giúp cơ thể hấp thụ chất chống oxy hóa và tăng đề kháng.

- Trái cây khô: mận, mơ, đào là một nguồn vitamin A tuyệt vời. Quả mơ chứa hàm lượng vitamin A cao nhất trong tất cả các loại hoa quả sấy khô.

- Cà chua: Cà chua chứa ít calo và nhiều loại vitamin và khoáng chất.

- Dầu gan cá

2. Vitamin E:

- Ô liu: dầu ô liu

- Lạc: Lạc (đậu phộng, đậu phụng) chứa nhiều lipit.

- Ngô (bắp), cà rốt, cà chua, dừa, yến mạch, măng tây, hạnh nhân, hạt dẻ…

3. Vitamin C: Ổi (ổi là loại trái cây đứng đầu trong danh sách thức ăn chứa nhiều vitamin C. Một trái ổi chứa tới 228mg vitamin C – bỏ xa cam cũng như các loại hoa quả khác), Dứa, Bông cải trắng, Dâu tây, Đu đủ (giàu chất xơ, Kali và vitamin C sẽ giúp giảm mỡ máu, ngăn ngừa quá trình oxy hóa), Ớt chuông xanh, đỏ, Bông cải xanh.

4. Vitamin D:

- Cá biển: Có nhiều loại cá biển được đánh giá là nguồn cung cấp vitamin D, như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá ngừ, cá thu…

- Các loại nấm: là thực phẩm giàu vitamin D tự nhiên có nguồn gốc thực vật nhất. Cũng giống như con người, nấm có khả năng tổng hợp vitamin D khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Mặc dù không tổng hợp ra vitamin D3 mà chỉ sản xuất ra vitamin D2, nấm vẫn có tác dụng tăng nồng độ vitamin D trong máu một cách hiệu quả. 

- Lòng đỏ trứng

- Thực phẩm tăng cường: sữa và các chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua…); sữa đậu nành, nước trái cây, bột ngũ cốc, yến mạch…

- Phơi nắng có vai trò quan trọng trong tổng hợp vitamin D và tăng cường hệ miễn dịch

5. Khoáng chất Kẽm (Zn):

- Thịt tươi: Thịt là một nguồn cung cấp kẽm tuyệt vời, đặc biệt là thịt có màu đỏ...

- Trứng: các loại trứng gà, vịt...

- Động vật có vỏ: hàu, cua, sò, hến...

- Các loại đậu. Các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ ...

- Ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt khô (bí, dưa, hướng dương. ...)

- Một số loại rau xanh…

Sau tiêm ngừa vắc xin, mỗi cơ thể và tùy thời điểm có thể có những đáp ứng khác nhau; tuy nhiên, tránh xa những yếu tố bất lợi và hỗ trợ cơ thể hợp lý sẽ giảm thiểu rất nhiều tác dụng phụ do vắc xin, giúp cơ thể thích nghi, hồi phục sớm và sinh đáp ứng miễn dịch tốt nhất./.

Bác sĩ Phước Nhường

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế và CDC Hoa Kỳ, cùng các chuyên gia dinh dưỡng, người dân trước và sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân đối và giàu năng lượng.

Để hỗ trợ tốt nhất cho hệ thống miễn dịch sau khi tiêm phòng, nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và kháng viêm.

Trước khi tiêm vaccine phòng COVID-19 nên ăn, uống gì?

– Giữ cho cơ thể đủ nước 

Nước giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe con người. Thường xuyên uống nhiều nước giúp máu lưu thông tốt, cung cấp đầy đủ oxy đến các tế bào giúp hệ miễn dịch làm việc tốt hơn. Nước còn giúp các tế bào loại bỏ độc tố và các nguyên nhân gây bệnh một cách tự nhiên.

Theo Viện Y học Hoa Kỳ (Institute of Medicine), phụ nữ cần uống đủ 2,7 lít nước mỗi ngày, nam giới cần 3,7 lít. Khoảng 20% nước đến từ thức ăn, lượng nước còn lại cần được bổ sung đều trong ngày và phân bố đều trong 4 thời điểm: sau khi thức dậy đến giữa buổi sáng, giữa sáng đến trưa, giờ ăn trưa đến giữa buổi chiều, giữa chiều đến giờ ăn tối.

Tiêm vaccine có được ăn chế đậu xanh không
Tiêm vaccine có được ăn chế đậu xanh không
Nước giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe con người. Ảnh minh họa.

– Ăn thực phẩm nguyên hạt

Nhiều cuộc khảo sát về chế độ dinh dưỡng của người dân trong mùa dịch cho thấy, lượng tiêu thụ các thực phẩm chế biến giàu đường, chất béo tăng cao trong mùa dịch. Các nhà dinh dưỡng cho rằng, tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến chứa chất phụ gia có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch.

Cụ thể, người ăn nhiều thực phẩm chế biến có nguy cơ cao gây béo phì, viêm miễn dịch và kháng insulin, dẫn đến xơ gan, suy gan, rối loạn điều hòa hệ thống miễn dịch.

Thực phẩm nguyên hạt chứa ít chất béo, giúp cơ thể bổ sung nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất xơ.

Chuẩn bị sẵn sàng thức ăn sau khi tiêm vaccine

Để hỗ trợ tốt nhất cho hệ thống miễn dịch sau khi tiêm chủng, nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và kháng viêm.

Theo các chuyên gia y tế, sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19, tùy theo cơ địa của từng người mà có các phản ứng ở mức độ khác nhau, như: sốt nhẹ, đau mỏi khắp người, đau sưng tại chỗ tiêm… các triệu chứng sẽ thuyên giảm và khỏi hoàn toàn sau 1-2 ngày.

Để giảm bớt tình trạng này thì ngoài chế độ chăm sóc, theo dõi, cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể nhanh phục hồi, khỏe mạnh.

– Bổ sung nước cho cơ thể đúng cách

Sau khi tiêm vaccine COVID-19, thường có các dấu hiệu đau sốt, vì thế việc bổ sung nước cho cơ thể lại càng có vai trò quan trọng, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng. Khi uống nước, nên uống từ từ và chia nhỏ lượng nước cần uống.

Các loại nước hoa quả có thể uống bổ sung, như: nước chanh, nước cam, nước bưởi ép  để cung cấp thêm vitamin C, A cần thiết cho cơ thể.

– Chế độ ăn giàu vi chất dinh dưỡng

Một chế độ dinh dưỡng tốt cung cấp đủ cho nhu cầu cơ thể các chất dinh dưỡng và cân đối về tỷ lệ các chất dinh dưỡng. Đồng thời để tăng sức đề kháng cho cơ thể, chế độ ăn hàng ngày cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng từ nguồn động vật và thực vật.

Tiêm vaccine có được ăn chế đậu xanh không
Tiêm vaccine có được ăn chế đậu xanh không
Một chế độ dinh dưỡng tốt cung cấp đủ cho nhu cầu cơ thể các chất dinh dưỡng và cân đối về tỷ lệ các chất dinh dưỡng. Ảnh: Duckickfit.

Rau xanh và quả chín: rau quả là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ. Vitamin và chất khoáng có vai trò rất quan trọng trong đề kháng và miễn dịch cơ thể, nếu thiếu làm giảm sức đề kháng và miễn dịch chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh.

Các vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng và miễn dịch gồm: vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E và chất khoáng như sắt, kẽm, selen… Theo khuyến nghị về rau xanh và hoa quả chín, thì lượng rau xanh từ 200-300g/người/ngày, quả chín từ 100-200g/người/ngày.

Lựa chọn và chế biến thực phẩm: thực phẩm phải tươi sống, không ăn những thực phẩm gia cầm và gia súc bị chết do nhiễm bệnh. Các thức ăn cần nấu chín kỹ, chế biến dạng lỏng, hay mềm, dễ tiêu hóa; không ăn tái, ăn giỏi, tiết canh, trứng sống…

Sau khi tiêm, người mệt mỏi, chán ăn, sốt, sưng đau thì cần chế biến thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo đậu xanh nấu thịt, cháo hành nấu thịt, súp gà, súp cua… đồng thời chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Những đồ uống, thực phẩm nên tránh

Tránh uống rượu: nên tránh uống rượu sau khi tiêm vaccine COVID-19 vì rượu có thể ức chế miễn dịch, làm cơ thể mất nước. Uống rượu làm suy giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, tăng nguy cơ biến chứng và có thể gây khó khăn cho việc phân biệt giữa phản ứng của rượu và phản ứng của vaccine.

Không ăn thực phẩm nhiều chất béo bão hòa: thức ăn nhanh, thức ăn chế biến bằng cách chiên, rán, nướng nhiều dầu mỡ, như: gà rán, xúc xích, lạp xưởng, khoai tây chiên… chứa nhiều chất béo bão hòa làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây ra những tác hại cho sức khỏe.

5 nhóm thực phẩm nên có trong thực đơn trước và sau khi tiêm vaccine COVID-19

– Rau có lá màu xanh đậm: những loại rau có màu xanh đậm chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giúp kháng viêm hiệu quả. Một số loại rau được khuyến nghị nên dùng, như: bông cải xanh, cải bó xôi, cải xoăn, rau bina, rau ngót, rau muống…

– Canh hầm hoặc súp: đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, trong đó đã bao gồm duy trì phản ứng miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, một trong những lưu ý quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh là nuôi dưỡng đường ruột khỏe mạnh. Canh hoặc súp được phối hợp từ các loại rau củ giàu chất xơ và các gia vị kháng viêm là nhóm thực phẩm đặc biệt có lợi cho đường ruột.

– Hành, tỏi: hành, tỏi là nhóm thực phẩm có công dụng tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, cung cấp nhiều lợi khuẩn probiotic tốt cho đường ruột, tăng khả năng miễn dịch.

– Nghệ: nghệ là gia vị chứa rất nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe gồm: các curcuminoid, tinh dầu nghệ, protein, các chất vô cơ, hợp chất vi lượng, chất xơ và tinh bột nghệ, nghệ có tính kháng viêm mạnh mẽ, giúp bảo vệ não bộ khỏi tình trạng căng thẳng tinh thần.

– Việt quất: việt quất là loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, cùng với các vitamin như C, B2, B6, E và K, chất xơ… giúp tăng cường nồng độ serotonin, chất dẫn truyền thần kinh, liên quan nhiều quá trình sinh học của cơ thể./.

Phương Phương (Tổng Hợp)

Cùng Đồng hành