Tiêu chí đánh giá kpi nội quy lao động năm 2024

Như một quy luật tất yếu, bất kỳ một công ty nào cũng muốn nâng cao hiệu suất lao động của nhân viên mình, nhắm đến mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Và để làm được điều đó, hệ thống KPI được xây dựng nên. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng hệ thống này. Vì vậy, nhu cầu nâng cao khả năng xây dựng và quản lý KPI trong các doanh nghiệp đang dần trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, điều này càng đúng hơn nữa khi tiêu chí đánh giá KPI cho từng phòng ban khác nhau sẽ khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu về KPI và vai trò của nó trong các phòng ban khác nhau thông qua bài viết này nhé!

Tiêu chí đánh giá kpi nội quy lao động năm 2024
Tiêu chí đánh giá KPI cho từng phòng ban

1. KPI LÀ GÌ?

♦ Khái niệm về KPI:

KPI là 3 chữ cái đầu tiên của cụm Key Performance Indicator. Giá trị của KPI được thể hiện thông qua số liệu, tỉ lệ hoặc chỉ tiêu định lượng,… của doanh nghiệp. Có thể nói rằng đây chính là chỉ số đánh giá hiệu suất làm việc từng cá nhân, từng phòng ban hoặc của cả doanh nghiệp.

♦ Vai trò của KPI:

Thông qua KPI, nhân viên hoặc các phòng ban sẽ được hưởng các chế độ phúc lợi, lương thưởng khác nhau tùy theo khung quy định của mỗi doanh nghiệp. Bên cạnh đó, KPI chính là những thông số để nhân viên có thể nhìn nhận và biết khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mình, từ đó tạo nên một môi trường làm việc có tính cạnh tranh và cầu tiến hơn.

2. HỆ THỐNG KPI TRONG CÁC PHÒNG BAN CỦA DOANH NGHIỆP

Tùy từng đối tượng mà việc xây dựng chỉ tiêu KPI sẽ khác nhau, cụ thể:

Hệ thống KPI ở cấp quản lý thường bao gồm từ 10 – 15 chỉ tiêu KPI lớn, và được chia từ KPI chiến lược chung của toàn công ty. Từ đây, những KPI lớn này lại được chia xuống cho đội ngũ nhân viên cấp thấp hơn. Hệ thống KPI ở cấp nhân viên thường sẽ không nhiều như của cấp quản lý và thường là về KPI chuyên môn.

Tiêu chí đánh giá kpi nội quy lao động năm 2024
Hệ thống tiêu chí đánh giá KPI cho từng phòng ban

2.1. Tiêu chí đánh giá KPI cho phòng kinh doanh

Phòng kinh doanh là bộ phận đưa hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ đến tay người tiêu dùng, cũng như đem lại đơn hàng và doanh thu cho doanh nghiệp. Vì vậy, khi xây dựng các chỉ tiêu KPI cho công ty thì KPI của phòng kinh doanh cần phải được xây dựng đầu tiên. Điều này nhằm đảm bảo KPI của toàn công ty và của các phòng ban riêng lẻ sẽ bám sát và tương quan với nhau. Để xây dựng hệ thống tiêu chí KPI cho bộ phận kinh doanh, chúng ta có thể tham khảo những yếu tố sau:

  • Mức độ tăng trưởng doanh thu định kỳ
  • Tỷ suất lợi nhuận trung bình
  • Số đơn hàng định kỳ
  • Cơ hội bán hàng
  • Doanh thu mục tiêu của doanh nghiệp
  • Tỷ lệ chốt đơn thành công
  • Giá trị đơn hàng trung bình

2.2. Tiêu chí đánh giá KPI cho phòng Marketing

Phòng Marketing là nơi chịu trách nhiệm quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp đến với khách hàng, đối tác và các ứng viên. Dưới đây là một số tiêu chí mà nhân viên xây dựng KPI cho bộ phận Marketing có thể tham khảo:

  • Chi phí cho việc quảng cáo
  • Ngân sách cho việc marketing với mỗi khách hàng tiềm năng
  • Lượng khách hàng tương tác thông qua các bài quảng cáo
  • Lượng người theo dõi trên mạng xã hội
  • Mức độ nhận biết thương hiệu của doanh nghiệp trên các kênh social media

2.3. Tiêu chí đánh giá KPI cho bộ phận Sale

Nhân viên thuộc bộ phận Sale là những người làm tương tác trực tiếp với khách hàng hằng ngày. Họ chính là người đem lại doanh số cho công ty và phần nào nâng tầm thương hiệu của công ty. Khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu KPI cho bộ phận Sale, không nên bỏ qua những tiêu chí sau:

  • Doanh số bán hàng trung bình
  • Số lượng hàng bán trung bình
  • Chi phí của nhân viên bán hàng
  • Doanh số bán hàng từng loại mặt hàng khác nhau
  • Tổng doanh thu bán hàng của doanh nghiệp
  • Giá trị từng đơn hàng

2.4.Tiêu chí đánh giá KPI cho bộ phận SEO

SEO là một trong những bộ phận mới xuất hiện gần đây tại các công ty trẻ. Tuy nhiên, đây lại là một “vũ khí” cực kỳ lợi hại, đặc biệt là trong thời đại 4.0 hiện nay. Có thể thấy các công ty sử dụng SEO như một công cụ hữu hiệu trong việc tăng khả năng tiếp cận của những người sử dụng nền tảng online để mua sắm và tham khảo hàng hóa, đây chính là những khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Dưới đây là các tiêu chí cần có trong hệ thống KPI của bộ phận SEO:

  • Số lượt vào xem website
  • Số lượt truy cập có tính phí
  • Thời gian khách hàng xem website
  • Các từ khóa hot
  • Số lượt khách truy cập mới

2.5. Tiêu chí đánh giá KPI cho phòng hành chính nhân sự

Nhân sự là tài sản quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp nên việc xây dựng hệ thống KPI của phòng ban này là rất quan trọng. Dưới đây là những yếu tố không thể thiếu trong hệ thống chỉ tiêu KPI của phòng hành chính nhân sự:

  • Tổng chi phí chăm sóc sức khỏe cho người lao động
  • Chi phí cần cho chế độ bảo hiểm lao động
  • Thâm niên làm việc của người lao động
  • Số lượng vị trí cần tuyển dụng
  • Chi phí và ngân sách đầu tư cho mảng nhân sự
  • Số buổi vắng mặt
  • Số ngày nghỉ phép

2.6. Tiêu chí đánh giá KPI cho phòng tài chính

Phòng tài chính là bộ phận kiểm soát và theo dõi vấn đề tài chính của công ty, do đó KPI của phòng ban này có thể bao gồm:

  • Doanh thu của công ty
  • Lợi nhuận gộp
  • Lợi nhuận thuần
  • Lượng nhân sự tham gia vào dự án hay tham gia thực hiện mục tiêu
  • Số vốn lưu động
  • Số vốn cố định
  • Các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện dự án

2.7. Tiêu chí đánh giá KPI cho các phòng ban chịu trách nhiệm quản lý dự án

Các tiêu chí đánh giá KPI quản lý dự án bao gồm:

  • Xác định các yêu cầu và mục tiêu đề ra
  • Đánh giá tính khả thi của dự án
  • Đánh giá thị trường mà dự án nhắm đến
  • Quản lý nguồn vốn và quy trình chi tiêu
  • Hoàn thiện thông số kỹ thuật của dự án
  • Xây dựng các kênh quảng cáo, kênh hỗ trợ thương mại

2.8. Tiêu chí đánh giá KPI cho doanh nghiệp bán lẻ

Dưới đây là một số tiêu chí có thể sử dụng để đánh giá hiệu suất làm việc của các doanh nghiệp bán lẻ:

  • Giá trị các mặt hàng hiện có
  • Lợi nhuận thu được hằng tháng hoặc hàng tuần
  • Khả năng duy trì khách hàng
  • Mức độ phủ sóng của mạng lưới bán hàng
  • Khả năng bán hàng trực tiếp hoặc trực tuyến
  • Giá các sản phẩm bán lẻ
  • Lưu lượng người truy cập website bán hàng
  • Lượng khách ghé thăm cửa hàng
  • Tiêu chí đánh giá kpi nội quy lao động năm 2024
    Tiêu chí đánh giá KPI cho doanh nghiệp bán lẻ

Sau khi đã rõ KPI là gì và tiêu chí đánh giá KPI cho từng phòng ban trong một công ty, cũng như KPI có vai trò quan trọng như thế nào, tiếp theo chúng ta cần tìm cách để ứng dụng hệ thống KPI vào trong hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu như bạn là một người mới bắt đầu hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm thì việc tự tìm hiểu và tự học dựa trên những tài liệu sẵn có trên mạng là rất khó, do đó, đăng ký một khóa học về KPI chất lượng sẽ là một giải pháp tối ưu hơn cả. Các chuyên gia và đội ngũ giảng viên trong khóa học có thể giúp bạn có được một lộ trình rõ ràng hơn, tiết kiệm nhiều thời gian hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng đầu ra. Sau đây, chúng tôi xin được thông tin đến bạn đọc khóa học KPI của VinaTrain – một trong những khóa học KPI chất lượng nhất hiện nay.

3. KHÓA HỌC KPI TẠI VINATRAIN

Với tôn chỉ đào tạo “thực chiến”, không khuôn mẫu và thuần lý thuyết mà bám sát vào tình hình thực tế của doanh nghiệp nơi học viên đang làm việc, VinaTrain xây dựng hệ thống giảng dạy linh hoạt và luôn đổi mới. Đặc biệt, với tình hình thị trường kinh tế đầy biến động như hiện nay, VinaTrain luôn đi trước đón đầu để đưa ra các giải pháp hiện đại và thực tiễn, phù hợp với những biến động không ngừng của thời cuộc.

Nếu như bạn hay người thân đang tìm kiếm một khóa học về quản trị – quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là khóa học về hệ thống KPI thì VinaTrain chắc chắn sẽ là một lựa chọn tuyệt vời. Đến với VinaTrain, các bạn sẽ được trực tiếp hướng dẫn bởi những chuyên gia đầu ngành. Hình thức học tập linh động, kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến, phù hợp với những người có quỹ thời gian tương đối eo hẹp như sinh viên sắp tốt nghiệp hoặc nhân viên văn phòng muốn nâng cao kỹ năng của mình. Chắc chắn học viên sẽ không thất vọng khi tham gia khóa học KPI tại VinaTrain.

Trong thời lượng gồm 07 buổi của khóa học KPI, học viên sẽ được cung cấp hệ thống bài giảng chặt chẽ và tối ưu nhất, lộ trình cụ thể gồm:

  • Buổi 1: Kiến thức nền tảng về hệ thống KPI
  • Buổi 2 và 3: Đánh giá mức độ hoàn thành KPI của doanh nghiệp
  • Buổi 4: Huấn luyện xây dựng và sử dụng hệ thống KPI
  • Buổi 5: Phân tích và đánh giá kết quả
  • Buổi 6: Đánh giá kết quả của hệ thống KPI
  • Buổi 7: Đánh giá năng lực của nhân viên thông qua việc tối ưu công cụ quản lý kỹ năng mềm

Thông tin chi tiết về khóa học KPI của Hệ thống đào tạo thực tế VinaTrain:

  • Chi nhánh tại Hà Nội: Số 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hòa, Cầu Giấy
  • Chi nhánh tại Hồ Chí Minh: Số 45 Thạch Thị Thanh, Phường Tân Đinh, Quận 1
  • Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt
  • Tài liệu đi kèm giáo trình
  • Học phí: 3.000.000 vnđ/khóa (đã bao gồm tài liệu học tập, giáo trình và lệ phí cấp chứng chỉ/ chứng nhận – học phí chưa gồm 10% VAT)

Một số ưu đãi:

  • Đăng ký nhóm 2 người trở lên giảm 100.000 vnđ
  • Chuyển khoản trước ngày học giảm 200.000 vnđ
    Tiêu chí đánh giá kpi nội quy lao động năm 2024
    Khóa học KPI tại trung tâm VinaTrain

Mong rằng bài viết này sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho quý bạn đọc về KPI và tiêu chí đánh giá KPI cho từng phòng ban trong doanh nghiệp. KPI thực sự là một công cụ tuyệt vời trong quy trình quản lý và giám sát hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào, nếu có thể tận dụng được hệ thống này thì chắc chắn rằng năng suất của doanh nghiệp sẽ được cải thiện một cách đáng kể. Các bạn có thể tham khảo thêm về khóa học KPI tại Vinatrain qua bài viết: https://vinatrain.edu.vn/khoa-hoc-kpi/

Cám ơn các bạn đã theo dõi bài đọc và chúc các bạn có được nhiều thành công trên con đường mình đã chọn! Mong s