Tội cưỡng đoạt tài sản bao nhiêu năm tù

Bài viết được tư vấn chuyên môn & chia sẻ kinh nghiệm thực tế bởi Luật sư Nguyễn Hồng Quân.

LUẬT SƯ NGUYỄN HỒNG QUÂN LÀ LUẬT SƯ CHUYÊN GIẢI QUYẾT ÁN HÌNH SỰ, NHÀ ĐẤT. Với phương châm làm việc "chọn việc Đúng - Đáng - Đàng hoàng- Đặt Lợi Ích Khách Hàng Lên Hàng Đầu" kết hợp với bề dày kinh nghiệm trong việc tư vấn, tranh tụng, hỗ trợ pháp lý cho các khách hàng trong các vụ án hình sự, kinh tế lớn. 


Chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi cố ý chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản đang thuộc quản lý của người khác vào phạm vi sở hữu của mình. Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 [“BLHS”] có quy định một số loại tội phạm mà một trong những dấu hiệu cấu thành nên tội phạm là hành vi chiếm đoạt tài sản. Theo đó, tùy từng tội phạm cụ thể mà Bộ luật quy định mức giá trị tài sản bị chiếm đoạt để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với loại tội phạm đó.

>> Thông tin hữu ích:

Hành vi chiếm đoạt tài sản là một trong những dấu hiệu cấu thành nên các tội bao gồm: tội cướp tài sản [Điều 168], tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản [Điều 169], tội cưỡng đoạt tài sản [Điều 170], tội cướp giật tài sản [Điều 171], tội công nhiên chiếm đoạt tài sản [Điều 172], tội trộm cắp tài sản [Điều 173], tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản [Điều 174] và tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản [Điều 175].

Mức giá trị tài sản bị chiếm đoạt dẫn đến truy cứu trách nhiệm hình sự đối với từng tội được quy định như sau:


1. Chiếm đoạt tài sản trong Tội cướp tài sản

Khoản 1 Điều 168 BLHS quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.” Theo đó, cá nhân khi có hành vi có dấu hiệu cấu thành nên tội cướp tài sản thì đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản mà không căn cứ việc đã chiếm đoạt được tài sản đó hay chưa hay giá trị tài sản bị cướp là bao nhiêu.

>> Xem thêm: Tội cướp tài sản sẽ bị xử phạt như thế nào?


2. Chiếm đoạt tài sản trong Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được Khoản 1 Điều 169 BLHS quy định: “Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.” Tương tự với tội cướp tài sản, cá nhân sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản khi các dấu hiệu của hành vi phạm tội cấu thành nên tội phạm mà không căn cứ vào việc đã chiếm đoạt được tài sản hay chưa hay giá trị tài sản là bao nhiêu.

>> Đặt câu hỏi MIỄN PHÍ với 5.000+ Luật sư trên toàn quốc.

3. Chiếm đoạt tài sản trong Tội cưỡng đoạt tài sản

Tương tự với hai tội trên, cá nhân sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt khi có hành vi cấu thành nên tội phạm mà không căn cứ vào việc đã chiếm đoạt được tài sản hay chưa hoặc giá trị tài sản là bao nhiêu theo quy định tại Khoản 1 Điều 170 BLHS: “Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.” 

4. Chiếm đoạt tài sản trong Tội cướp giật tài sản

Khoản 1 Điều 171 BLHS quy định về tội cướp giật tài sản: “Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.” Như vậy, tương tự với tội cướp tài sản, người có hành vi cướp giật tài sản của người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà không phụ thuộc vào việc có cướp giật được tài sản hay không hay tài sản bị cướp giật có giá trị bao nhiêu.

5. Chiếm đoạt tài sản trong Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

Khoản 1 Điều 172 BLHS quy định cá nhân có hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới 2.000.000 thì phải kèm theo một trong các điều kiện sau:

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; 

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; 

- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ. 

6. Chiếm đoạt tài sản trong Tội trộm cắp tài sản

Tội trộm cắp theo quy định tại Khoản 1 Điều 173 BLHS thì một người có hành vi trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp tài sản bị trộm cắp có giá trị dưới 2.000.000 thì phải kèm theo một trong các điều kiện sau:

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; 

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; 

- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

- Tài sản là di vật, cổ vật.

>> Xem thêm: Tội trộm cắp tài sản bị xử phạt như thế nào? 

7. Chiếm đoạt tài sản trong Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Một người bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trường hợp tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới 2.000.000 thì phải kèm theo một trong các điều kiện sau theo quy định tại Khoản 1 Điều 174 BLHS: 

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; 

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; 

- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ. 

 >> Xem thêm: Điều 174 Bộ luật Hình sự xử phạt tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

8. Chiếm đoạt tài sản trong Tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản

Khoản 1 Điều 175 quy định cá nhân chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng thông qua một trong các hành vi sau thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

a] Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; 

b] Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Đối với trường hợp tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới 4.000.000 đồng thì phải thuộc trong các trường hợp sau:

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản;

- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Nếu cần tư vấn về pháp luật về Hình sự, bạn có thể liên hệ Luật sư Nguyễn Hồng Quân theo thông tin sau:

  • Văn phòng 1: Số 168 đường Láng, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa; Hà Nội.
  • Văn phòng 2: Số 102 Nguỵ Như Kon Tum, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0989 815 198 [Luật sư Quân]
  • Email:  
Luật sư cho tôi hỏi: Tôi có làm việc tại một công ty tư nhân, cụ thể là tôi làm bên bộ phận giao hàng và thu tiền cho công ty. Trong quá trình làm việc tôi có lấy tiền của công ty để lo việc gia đình, số tiền đó là 30 triệu đồng. Tôi lấy mỗi ngày một ít chứ không lấy cả một lúc. Vậy luật sư cho tôi biết sự việc của tôi như vậy thì tôi có bị khởi kiện và có bị cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không?

1. Luật sư DƯƠNG VĂN MAI tư vấn trường hợp lấy 30 triệu của công ty thì có phạm tội chiếm đoạt tài sản không:

Luật sư Dương Văn Mai, Công ty luật Bách Dương, Đoàn luật sư Hà Nội tư vấn cho bạn Trần Ngọc Dung như sau:

Đối với sự việc này bạn dựa trên phạm vi quyền hạn của mình và sự tín nhiệm của công ty nơi bạn đang làm việc để có hành vi chiếm đoạt tài sản. Với số tiền là 30 triệu đồng đã bị bạn chiếm đoạt nếu công ty bạn phát hiện và tố cáo tới cơ quan công an thì trường hợp này theo quan điểm của tôi các hành vi bạn đã thực hiện có dấu hiệu của tội Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009. Nội dung điều luật như sau:

"Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a] Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

b] Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a] Có tổ chức;

b] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

c] Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d] Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ] Tái phạm nguy hiểm;

e] Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a] Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b]  Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a] Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b] Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này".

Với số tiền 30 triệu đồng thì hành vi của bạn nếu bị khởi tố vụ án hình sự thì cơ quan chức năng sẽ áp dụng khoản 1, Điều 140 để truy cứu trách nhiệm hình sự và xét xử bạn.

Đối với sự việc này hiện tại khi doanh nghiệp nơi bạn làm việc chưa phát hiện thì bạn cần tìm cách để khắc phục, trả lại tài sản cho công ty tránh trường hợp doanh nghiệp bạn tố cáo tới cơ quan chức năng, khi đó sự việc sẽ rất nghiêm trọng ảnh hưởng tới tương lai của bạn.

Đó là nội dung luật sư có thể tư vấn cho bạn theo các thông tin bạn cung cấp.

2. Luật sư NGUYỄN DUY tư vấn trường hợp lấy 30 triệu của công ty thì có phạm tội chiếm đoạt tài sản không:

Chào bạn,

Với những thông tin bạn cung cấp, LS tư vấn như sau:

Trường hợp nếu bạn hoàn trả số tiền trên cho công ty và thỏa thuận để công ty không yêu cầu  truy cứu trách nhiệm hình sự thì bạn có thể chỉ bị kỷ luật theo nội quy công ty. Nếu bạn không hoàn trả lại số tiền đó và công ty tố cáo hành vi của bạn thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" quy định tại điều 140 Bộ luật hình sự 1999

"Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

 a] Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

 b] Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a] Có tổ chức;

b] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

c] Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d] Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ] Tái phạm nguy hiểm;

e] Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a] Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b] Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a] Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b] Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này."

Thân. 


Bạn vẫn còn thắc mắc? Hơn 400 Luật sư chuyên về Hình sự trên iLAW đang sẵn sàng hỗ trợ bạn. Hãy chọn ngay một Luật sư gần bạn, và liên hệ với Luật sư đó để được tư vấn miễn phí.

Lừa bao nhiêu tiền thì bị truy tố hình sự?

Tội lừa gạt chiếm đoạt tài sản

Video liên quan

Chủ Đề