Tóm tắt Ai đã đặt tên cho dòng sông filetype pdf

KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI+ Kí có nhiều tiểu loại: kí sự, bút kí, phóng sự, nhật kí, hồi kí, tùy bút...Bút kí là thể loại ghi chép cácsự kiện, qua đó ghi lại những cảm xúc suy nghĩ của tác giả. Tùy bút là một thể loại của kí, nhưng đólà thể giàu chất trữ tình nhất, khá tự do trong quá trình sáng tạo. Ngôn ngữ trong tùy bút giàu hìnhảnh, giàu chất thơ...Trong thành tựu của kí không thể không khắc đến Nguyễn Tuân, Nguyễn TrungThành, Nguyễn Thi, HPNT....- Đặc điểm cơ bản của kí Hoàng Phủ Ngọc Tường: + Kí HPNT bộc lộ một trí tuệ sắc sảo uyên bác.+ Kí HPNT thiên về tùy bút. Thể loại chuyên ghi chép các sự việc xác thực qua ngòi bút HPNT lạithấm đẫm chất trí tuệ, nặng trĩu nỗi trầm tư.+ Kí HPNT thường có tính chất tự do tản mạn. Cách tổ chức văn bản thường mang tính nghệ thuậtcao, văn phong giàu chất thơ, hình ảnh gợi cảm.+ Nguồn mạch xuyên suốt các tác phẩm kí HPNT là lòng yêu quê hương đất nước, là tâm huyết vớitinh hoa dân tộc.II. Đọc hiểu văn bản“Quê hương ai cũng có một dòng sông”, nên dòng sông luôn là một hình ảnh biểu tuợng cho quêhương. Với Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng vậy, sông Hương chính là Huế. Dòng sông “vừa là mộtcảnh quan thiên nhiên, vừa là một thành phần của văn hóa phi vật thể của cố đô Huế”; và là “tấmlòng người dân nơi Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở”.1. Hình tượng sông Hương trong vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên1.1. Vẻ đẹp sông Hương nhìn từ nguồn cội+ Nhìn từ cội nguồn: có mối quan hệ sâu sắc với dãy Trường Sơn: như một “bản trường ca của rừnggià” với nhiều tiết tấu trầm bổng.- Rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn- hùng tráng.- Mãnh liệt vượt quaghềnh thác- ào ạt.- Cuộn xoáy như những cơn lốc vào những đáy vực sâu- dữ dội.- Dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi của hoa đỗ quyên rừng- nên thơ, tình tứ, mêđắm.+ Biện pháp nhân hoá: Sông Hương như “cô gái Di - gan phóng khoáng và man dại”, với “bản lĩnhgan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”. Vẻ đẹp nữ tính, vừa dịu dàng vừa mãnh liệt hoang sơ.Không chỉ ngắm nghía “khuôn mặt kinh thành”, nhà văn còn khơi về nguồn cội để khám phá vẻ đẹptâm hồn thăm thẳm mà chính dòng sông cũng không muốn bộc lộ.Hé mở một phát hiện mới của tác giả về vẻ đẹp của Sông Hương: Người ta hay nghe tới sông Hươnggắn với Huế “dịu dàng pha lẫn trầm tư”, êm đềm, trong trẻo nay lại biết tới phần dữ dội, mê hoặc,khó cưỡng của dòng sông.1.2. Sông Hương trong mối quan hệ với kinh thành Huế+ Quan hệ giữa sông Hương và có đô: “người tình mong đợi”- hành trình về cố đô được hình dungnhư “một cuộc tìm kiếm có ý thức” một người tình trong mộng của người con gái.+ Hành trình về xuôi tìm “người tình mong đợi”- Giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại: là “cô gái đẹp ngủ mơ màng”- gợi nhớ truyện cổ tích“Công chúa ngủ trong rừng”- vẻ đẹp lãng mạn của câu chuyện cổ.- Khi ra khỏi vùng núi: “chuyển dòng liên tục, vòng những khúc quanh đột ngột’, “vẽ một hình cungthật tròn, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, vượt qua, đi giữa âm vang, trôi di giữa hai dãy đồi sừng sữngnhư thành quách, với những điểm cao đột ngột”- linh hoạt, rạo rực sức trẻ và sự khao khát.- Qua Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo: “mềm như tấm lụa”- Qua những dãy đồi tây nam thành phố: ánh lên “những mảng phản quang nhiều màu sắc”; “ sớmxanh, trưa vàng, chiều tím”- Qua lăng tẩm đền đài: “vẻ đẹp trầm mặc…như triết lí, như cổ thi”- so sánh độc đáo, giàu sức gợi- tảmặt nước phẳng lặng và không gian bờ bãi u tịnh bằng liên tưởng tới triết học, thơ cổ - nổi bật vẻthâm nghiêm, bao nhiêu thăng trầm lịch sử, bao nhiêu dời đổi của các triều đại đã tạo thành trầm tíchvăn hóa lặn vào vẻ đẹp ngàn năm của dòng nước, thấp thoáng hình ảnh một “cái tôi” giàu suy tư.- Khi gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ: tươi tắn và trẻ trungNhận xét:• Sông Hương chảy qua nhiều địa danh khác nhau, mỗi địa danh mà chỉ nhắc thôi ngưòi ta đã thấybao tầng sâu văn hiến, nhiều dáng vẻ Sông Hương được khám phá ở nhiều góc nhìn.• Diện mạo: vừa mạnh mẽ vừa dịu dàng.MOON.V Nhttp://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98 KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI• Bút pháp: kể và tả, sự liệt kê được thơ hoá bằng thụ cảm tài hoa, tinh tế.+ Sông Hương khi chảy vào thành phố:- Giữa những biền bãi xanh biếc của ngoại ô Kim Long: Vui tươi hẳn lên, đó là tâm trạng của mộtngười đi xa “tìm đúng đường về”, nao nức bồi hồi giữa bờ bãi thân thuộc của quê hương.- Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên: uốn một cánh cung rất nhẹ sang Cồn Hến, làm cho dòng sôngmềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Một so sánh lạ, dùng tiếng “vâng” vốntrừu tượng, e ấp, ngập ngừng, ý vị, thiêng liêng trên bờ môi cô gái đang yêu để tả hình dáng mềmmại nơi cánh cung của dòng sông, thể hiện cái nhìn tình tứ, thống nhất, đem lại cho người đọc nhữngkhoái cảm thẩm mĩ độc đáo.- Liên tưởng và suy tư của nghệ sĩ:• So sánh sông Hương với sông Xen của Paris, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét, những tên sông đã trởthành linh hồn của thủ đô các nước, thành biểu tượng văn hóa của quốc gia, ngầm thể hiện lòng tựhào về sông Hương và kinh thành Huế. (Liên hệ với Nguyễn Trãi trong “Bình Ngô đại cáo”: đặtcác triều đại Việt Nam sánh ngang với các triều đại Trung Hoa)• Liên tưởng khi từ khói lửa miền Nam tới Lê –nin-grát, đứng nhìn sông Nê-va, lâu năm xa Huế:Sống dậy giấc mơ lộng lẫy của tuổi dại: muốn hóa làm một con chim nhỏ đứng co một chân trên contàu thủy tinh để đi ra biển. Cuống quýt vỗ tay, nhưng sông Nê-va đã chảy nhanh quá, không kịp cholũ hải âu nói một điều gì với người bạn của chúng đang ngẩn ngơ trông theo… Hai nghìn năm trước:triết gia Hi Lạp “khóc suốt đời vì dòng sông trôi đi quá nhanh”. Nhớ lại con sông Hương: “quý điệuchảy lững lờ của nó khi đi ngang thành phố”, điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế.Khám phá vả cảm nhận sâu sắc đặc trưng riêng của dòng sông khi chảy qua kinh thành Huế: điệuchảy êm đềm, chậm mềm, lặng lẽ, như không vương vấn chút nào cái xô bồ của thời gian, sự nuốitiếc của con người vì mọi thứ một đi không trở lại. Sông Hương nguyên sơ, trăm năm không đổithay, như mang thần thái, quan niệm vũ trụ tuần hoàn của Phương Đông, như điệu chảy thời gian bấtdi bất dịch trong thơ ca cổ điển Việt Nam và Trung Hoa. Sông Hương mang cảm nghiệm thời gianvà niềm tự hào của nhà thơ.- Sông Hương “trong khoảnh khắc chùng lại của sông nước”: người tài nữ đánh đàn lúc đêmkhuya liên tưởng:• Nền âm nhạc cổ điển Huế: “được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này”. Sông Hương gắnvới lịch sử âm nhạc lâu đời của Huế, là cái nôi hình thành nền âm nhạc truyền thống, gợi nhắc đếnsông Nile, sông Hằng, Hoàng Hà – cũng là những cái nôi hình thành những nền văn hóa lớn trên thếgiới, nhà văn cảm nhận dòng sông ở góc độ văn hóa.• Nguyễn Du và Truyện Kiều là linh hồn, niềm tự hào của quốc văn Việt Nam. Dòng sông mangnhững thổn thức của cha ông, gắn bó với các giá trị văn hóa, văn học kinh điển của dân tộc, là dòngchảy vắt từ quá khứ, mang bao phù sa, trầm tích văn hóa hiện diện trong ngày hôm nay.+ Nỗi lưu luyến khi rời khỏi kinh thành:- Rời khỏi kinh thành, chếch về hướng chính bắc.- Sực nhớ điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng để gặp lại thành phố lần cuối- Liên tưởng: Rất lạ với tự nhiên và rất giống với con người ở đây, nỗi vương vấn, chút lẳng lơ kínđáo của tình yêu.• So sánh: sông Hương, kinh thành Huế - nàng Kiều, Kim Trọng với Tấm lòng người dân Châu Hóaxưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở. Có ba so sánh bắc cầu: sông Hương trong khúc ngoặtchia tay kinh thành Huế - Thúy Kiều trong đêm tình tự gửi lời nguyện thề cùng Kim Trọng – ngườiChâu Hóa mãi thủy chung với xóm làng. Từ dòng chảy khác lạ của dòng sông liên tưởng tới mối tìnhkín đáo, e ấp, trước sau như nhất của Kim – Kiều, so sánh với tình yêu quê hương xứ sở của ngườiHuế. Nhà văn đã mượn tình cảm riêng để khái quát mối tình chung, làm cho tình yêu đất, yêu nướckhông chung chung, to tát mà mềm mại, ý vị; tinh tế mà đằm thắm, thiêng liêng, sâu sắc.1.3. Tiểu kết- Không chỉ là hình ảnh dòng chảy lắng hồn thiêng xứ sở, dòng sông còn mang nhiều biểu tượngkhác. Dòng sông là biểu tượng cho lẽ vô thường, biểu hiện cho sự biến dịch của tự nhiên, dòngsông luôn biến dịch không ngừng theo thời gian, không chỉ theo mùa mà còn trong từng khoảnh khắccủa một ngày, “Sông Hương rất nhạy cảm với ánh sáng, nó thay màu nhiều lần trong một ngày nhưMOON.V Nhttp://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98 KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAIhoa phù dung và đôi khi màu nước không biết từ đâu mà có, không giống với màu trời. Đó là một nétđộng trong cái tĩnh của thành phố...” (Sử thi buồn). Là biểu tượng cho lẽ vô thường, nên dòng sôngcũng đồng thời là biểu tượng cho đời người. Người Trung Hoa cũng cho rằng 64 quẻ trong Kinhdịch, quẻ kí tế (đã qua sông) lại ở trước quẻ vị tế (chưa qua sông) mang một ý nghĩa thật sâu xa vềcuộc đời, nói lên cuộc hành hương vô tận của con người trong thời gian, vũ trụ. Đúng là trongmỗi con người cũng có những dòng sông, là “những dòng máu, vận hành trong lẽ tuần hoàn củavũ trụ và chuyên chở biết bao điều huyền nhiệm của cuộc sống”. Ngược lại, mỗi dòng sông cũnggói trong lòng nó biết bao thân phận đời người. Tiếp nhận sông Hương từ phương diện triết học,Hoàng Phủ Ngọc Tường cho ta thấy rõ hơn sự ám ảnh về nỗi bất lực của kiếp người hữu hạn trướcdòng trôi vô thủy vô chung của thời gian. Nhìn dòng Hương trôi chảy, ông nhớ đến xưa kia: “Có mộtngười Hi Lạp tên là Hêraclit đã khóc suốt đời vì những dòng sông trôi đi quá nhanh!”. Thời gian vớinhững quy luật nghiệt ngã của mất - còn luôn là nỗi trăn trở của loài người. Sông đây đã chảy, đangchảy và vẫn sẽ luôn chảy nhưng bờ sông bồi lở, vật đổi sao dời, đời dâu bể và cái gì còn, cái gì mất?Đọc tác phẩm Thiên văn của Nguyễn Huy Thiệp, ta cũng thấy bi kịch đau đớn này: Này nhé: này làdòng sông/ Định mệnh cứ cuồn cuộn chảy/ Bồi và lở. Thấu hiểu hơn ai hết, Hoàng Phủ Ngọc Tườngđã nhập thế, sống hết mình, hòa cái tôi của mình vào dòng chảy cuộc sống để nâng niu trân trọngnhững giá trị đang hiện hữu. Mà có lẽ cũng vì thế, ông mới yêu quý tha thiết “điệu chảy lặng lờ” như“điệu slow tình cảm” của sông Hương khi nó ngang qua thành phố...MOON.V Nhttp://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98 KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAIAI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG - HOÀNG PHỦNGỌC TƯỜNG (tiết 2)Mở: Với HPNT, viết ký là viết tiếp trang văn của sự sống, là trái tim còn đập và cuộc đời còn niềmvui, viết bằng tất cả huyết lệ của một đời và bằng trái tim ấp ủ thắm đỏ tình yêu con người, yêu Tổquốc…TIẾT 22. Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử, với cuộc đời và thi ca2.1. Trong mối quan hệ với lịch sử- Điểm lại dấu ấn dòng sông trong lịch sử dân tộc: thế kỉ XV ở “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, thế kỉXVIII qua chiến thắng của anh hùng Nguyễn Huệ, thế kỉ XIX với máu của các cuộc khởi nghĩa, đivào thời đại của cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển. Sông Hương đã thamgia, trải nghiệm cùng những bước thăng trầm của lịch sử dân tộc.- Khái quát: Sông Hương là vậy, là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏlá xanh biếc. Khi nghe lời gọi, nó biết cách tự hiến đời mình làm một chiến công, để rồi nó trở vè vớicuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước. Nếu như ở đoạn 1 và 2, sôngHương được cảm nhận chủ yếu trên bề rộng của không gian địa lí với những liên tưởng độc đáo thì ởđoạn này, sông Hương được bố cục theo chiều sâu của lịch sử. Nó ghi dấu những chiến công, lặngkhóc cho những hi sinh âm thầm, vùng lên quật khởi… giống như một tấm gương soi vào lịch sử.Sông Hương như biết bao chiến sĩ vô danh trên dải đất này. Sinh ra không phải cầm súng cầm mácnhưng kẻ thù buộc ta phải đấu tranh. Khi bình yên, họ lại trở về với cuộc sống bình thường, trở vềbản tính tự nhiên muôn thuở, như sông Hương “làm một người con gái dịu dàng của đất nước”.2.2. Trong mối quan hệ với thi ca- Có một dòng sông thi ca về sông Hương mà nước luôn đổi màu (thơ Tản Đà, Cao Bá Quát, Bàhuyện Thanh Quan, Tố Hữu).- Nhà thơ hỏi với trời, với đất: Ai đã đặt tên cho dòng sông? Đối tượnghỏi: đất, trời. Nội dung hỏi: ai đã đặt tên cho dòng sông? câu hỏi dường như không thể có một lờiđáp cụ thể. Mục đích: Không phải để hỏi nguồn gốc của một danh xưng địa lý thông thường mà làmột sự nhấn mạnh, ẩn chứa niềm tự hào sâu sắc về dòng sông quê hương, gợi mở cho người đọcnhững hướng trả lời khác nhau bằng trải nghỉệm văn hóa của bản thân. Tên riêng của một dòng sôngcó thể do một cá nhân nào đó đặt ra, qua năm tháng, danh xưng của tác giả bị mai một, nó trở thànhtài sản chung của cộng đồng. Tuy nhiên, cái tên đích thực của dòng sông phải là danh từ gắn với biểutượng văn hóa, tinh thần, chiều sâu lịch sử của một dân tộc. Ở khía cạnh này, chính những người dânbình thường – những người sáng tạo ra văn hóa, văn học, lịch sử là những người “đã đặt tên chodòng sông”- Một vài đặc sắc nghệ thuật+ Ngôn ngữ: phong phú, giàu hình ảnh, gợi cảm.+ Hình ảnh: so sánh độc đáo bằng liên tưởng lãng mạn, đậm chất trữ tình.+ Thủ pháp: nhân hóa. Sông Hương được cảm nhận như một sinh thể sống động, là người con gáidịu dàng đằm thắm với tất cả các cung bậc cảm xúc, thuận lợi để đan cài những suy tưởng về vănhóa, lịch sử, về truyền thống con người và đất nước Việt Nam.3. Cái tôi Hoàng Phủ Ngọc Tường: Uyên bác (kiến thức về lịch sử, địa lí, văn hóa…). Tinh tế, tàihoa (cảm nhận những khía cạnh khuất lấp của con sông: nét hoang dại…; ngôn so sánh độc đáo,ngôn từ phong phú gợi cảm…). Giàu trí tưởng tượng, lãng mạn, bay bổng (tưởng tượng hành trìnhtìm về cố đô như hành trình tìm về với “người tình mong đợi”…). Gắn bó máu thịt và tự hào vớicảnh vật và con người Huế (những suy tưởng, đối sánh khi đứng trước sông Nê-va…).3.1. Một cái tôi dạt dào cảm xúc - Đó là cái tôi người trí thức yêu nước vừa bước ra từ trong khóilửa chiến tranh nên có một tư thế tự do, tự tin và tự hào để mà nhìn vào mối quan hệ và dòng chảyMOON.V Nhttp://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98 KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAIcủa lịch sử dân tộc để khẳng định sức sống, sức mạnh của nó. Đó cũng là cái tôi - một người nghệ sỹgiàu rung động và rất lãng mạn khi chọn cho mình một điểm nhìn thật đặc biệt về con sông.3.2. Một cái tôi nghiêm túc cẩn trọng trong tìm kiếm và phát hiện+ Kiến thức: phong phú và có chiều sâu. Nhà văn đã cung cấp cho bạn đọc một lượng thông tin đadạng để hiểu sâu hơn về dòng sông Hương và thiên nhiên con người xứ Huế. Những kiến thức tổnghợp nhiều mặt về con sông Hương từ địa lý, lịch sử, văn hoá, văn chương và đời sống, tự nhiên vàkhảo cổ, cái hiện sinh và những gì thuộc về xa xưa. Ví dụ địa lý: chảy từ rừng già, giữa lòng TrườngSơn, êm đềm trong thành phố rồi chia tay Huế ở thị trần Bao Vinh...Về lịch sử các triều đại, về vănhóa âm nhạc, thi ca... Đọc bài viết có thể thấy công phu nghiên cứu, tìm hiểu của nhà văn thật đángnể: vừa quan sát để thấy được từng nét diện mạo của con sông trong từng khoảng không gian cụ thể,vừa nghiên cứu để thấy mối liên hệ giữa đặc điểm địa lý với đặc điểm dòng chảy của con sông, vừatìm hiểu con sông trong từng thời kỳ lịch sử, vừa thâm nhập thực tế để nhận biết một cách cụ thểnhững nếp sinh hoạt, những cách thức lao động, những hương vị riêng của cỏ cây, hoa trái, đất đai,vừa đọc tư liệu, sách vở để hình dung ra quá khứ một thời vang bóng trong những dấu tích còn lạicủa thành quách, đình đền. Trong khối lượng kiến thức được huy động, đáng kể nhất là kiếnthức địa lý, lịch sử và văn hoá. Các mặt kiến thức này không tách rời nhau, không độc lập tồn tạimà hoà quyện, hỗ trợ nhau tạo thành một điểm tựa vững chắc cho ngòi bút nhà văn khi miêu tả consông của xứ Huế.+ Ý thức: Cả bài tuỳ bút là cuộc hành trình hào hứng và cẩn trọng, say sưa và rất nghiêm túc để tìmkiếm câu trả lời cho câu hỏi "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" Đây là câu hỏi ngỡ như bâng quơ củamột nhà thơ nào đó khi đến với Huế song cũng là một câu hỏi đầy ngụ ý của chính Hoàng Phủ NgọcTường. Hỏi như một cách để xác lập mối quan hệ giữa dòng sông với con người, giữa cái tên củadòng sông với cách nhìn, cách nghĩ và những cảm nhận của con người về nó. ý thức về điều nàynên trong khi tìm hiểu về sông nhà văn cũng rất công phu tìm hiểu về cuộc sống và con người bêndòng sông ấy. Nghĩa là con sông đã được đặt trong mối quan hệ gắn bó mật thiết với con người.Trong mối liên hệ ấy, sông đã được soi ngắm từ nhiều góc độ, thời gian và không gian, văn hoá vàlịch sử, sinh hoạt và phong tục, đời sống sinh hoạt và thế giới tinh thần…Và trong quá trình tìm hiểu"Ai đã đặt tên cho dòng sông?", Hoàng Phủ Ngọc Tường đã bộc lộ mình không chỉ là một cái tôigiàu hiểu biết, ham tìm hiểu mà còn là một cái tôi rất mực tinh tường và vô cùng sâu sắc trong nhữngkhám phá, tìm hiểu những chiều sâu văn hoá tinh thần, tâm hồn của sông Hương cũng là của conngười xứ Huế.+ Năng lực thâm nhập thực tế: Đọc bài tuỳ bút cũng rất dễ để thấy rằng Hoàng Phủ Ngọc Tườngrất hay đi…Song nhà văn lại cũng ý thức sâu sắc rằng “Nếu chỉ mải mê ngắm nhìn khuôn mặt kinhthành của nó, người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hànhtrình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó”. Vì thế nhàvăn đã thực hiện một cuộc hành trình theo suốt chiều dài của con sông từ nơi khởi nguồn giữa lòngTrường Sơn với rừng già, ghềnh thác, vực xoáy để rồi chuyển dòng liên tục mà hoà mình với cánhđồng Châu Hoá đầy hoa dại và bắt đầu hành trình tìm kiếm thành phố tương lai của nó. Và bởicũng đã từng biết đến sông Xen của Pari, sông Đanuyp của Buđapet, sông Nêva của Nga mà HoàngPhủ Ngọc Tường có thể nhận ra nét riêng của Sông Hương trong nhịp điệu, trong sắc thái văn hoávà trong quan hệ của nó với thành phố của mình. Trong những chuyến đi dọc sông Hương, chuyếnđi về làng Thành Trung có một vai trò quan trọng đặc biệt bởi nó cho nhà văn không chỉ nhữngthông tin, dấu vết về một khu thành cổ, một vùng đất chiến lược thuở xa xưa mà còn là một cơ hội đểnhận rõ bản lĩnh Việt sâu sắc, một sức sống Việt thật mãnh liệt, một tâm hồn Việt thật giàu có phongphú, một khí đất thật hùng hậu và hương đất thật nồng nàn…+ Đi suốt dọc sông Hương đểtrải nghiệm bao nhiêu cảm xúc, cảm giác để hiểu thấu bao nhiêu giá trị, nhận ra bao nhiêu vẻ đẹp củađịa lí và văn hoá, đời sống và lịch sử, cuối cùng Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tìm được câu trả lời chocâu hỏi khắc khoải vẫn luôn vang vọng trong suốt bài tuỳ bút: “Con người đã đặt tên cho dòngsông như nhà thơ chọn bút hiệu cho mình, gửi gắm vào đấy tất cả ước vọng muốn đem cái Đẹp vàtiếng Thơm để xây đắp văn hoá và lịch sử”. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã viết về sông Hương khôngchỉ bằng cảm nhận và hiểu biết về dòng sông mà còn bằng cảm nhận và hiểu biết về con ngườiHuế để từ đó mà thấy một cách sâu sắc và thấm thía rằng, không chỉ đặc điểm địa lý mà quá trìnhMOON.V Nhttp://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98 KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAIlịch sử cùng với diện mạo văn hoá do con người tạo nên đã hình thành cho sông Hương một diệnmạo, dáng vẻ và cả một tâm hồn.3.3. Một cái tôi tài hoa và vô cùng lãng mạn+ Trí tưởng tượng mạnh mẽ và phong phú: nhà văn không thuần tuý chỉ ghi chép một cách chínhxác khách quan mà còn biết tạo cho mình rất nhiều cơ hội để tưởng tượng: Viết về con sông lại bắtđầu từ việc đọc Kiều để cảm nhận văn chương hoà quyện với cảm nhận về con sông xứ Huế. Và phútnhận ra cuộc gặp gỡ giữa âm hưởng sâu thẳm của Huế với cảnh sắc thiên nhiên qua ngòi bút miêu tảcủa Nguyễn Du trên mỗi trang Kiều cũng chính là lúc nhà văn tưởng tượng về mối quan hệ giữa sôngHương và thành phố của nó là mối quan hệ của một cặp tình nhân lý tưởng. Cũng trong trí tưởngtượng bay bổng của nhà văn, sông Hương khi là một dòng nhạc đa âm sắc (bản trường ca rầm rộcủa rừng già, điệu slow của tình cảm, bản đàn lúc đêm khuya với tiếng nước rơi bán âm củanhững mái chèo), khi là một con người giàu nữ tính và có đủ sức mạnh để trưởng thành dần trongcuộc hành trình (cô gái Digan phóng khoáng và man dại giữa rừng Trường Sơn, người con gái đẹpnằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại, người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứsở với sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ giữa chốn kinh thành, người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya, ngườicon gái biết nghe lời tổ quốc hiến đời mình, người con dịu dàng của đất nước…). Trong cuộc hànhtrình dù không ít những gian truân và cũng không hề ngắn ngủi ấy, phẩm chất nữ tính của sôngHương khiến nó luôn tự bộ lộ mình là một người con gái rất mực đa tình...+ Vốn chữ nghĩa và sức sáng tạo: sự hoà quyện lý tưởng giữa chất nhạc, chất hoạ và chất thơ trongchữ nghĩa của Hoàng Phủ Ngọc Tường. “Mùa thu tôi ngồi đọc Kiều dưới mái rêu phong của chiếccổng vòm quay mái ra sông ăn trái hồng ngọt và thanh đến độ tưởng như mỗi miếng vừa ngậm vàonửa chừng đã tan ra thành dư vang của một tiếng chim”. Chỉ có ăn một trái hồng thôi mà thấy đủ cảhương vị, thanh sắc của đất trời, huống hồ là khi đối diện với với một con sông của một miền đất màmình yêu mến, tự hào và gắn bó. Dường như có bao nhiêu góc nhìn, điểm nhìn về con sông thì cóbấy nhiêu kiểu chữ nghĩa được huy động để diễn tả cho thật riêng, thật sắc, thật tinh góc nhìn,điểm nhìn ấy: cần đặt con sông trong không gian địa lí thì nó là “một bản trường ca của rừng già…” Cần đặt con sông trong tổng thể những sắc màu văn hoá thì nó trở thành một “vang bóngtrong thời gian hình tượng của cặp tình nhân lý tưởng của Truyện Kiều”, lập loè trong đêm sươngnhững ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ”, điệu chảy lặng lờ như một điệu slow tìnhcảm dành riêng cho Huế có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnhvào những đêm hội rằm tháng bảy. Cần đặt sông Hương trong dòng chảy lịch sử thì sông Hương lạilà “dòng sông của thời gian ngân vang, của sử viết giữa màu cỏ lá xanh biếc ”, khi “tự biến đời mìnhthành một chiến công ”, khi lại trở về “làm một người con gái dịu dàng của đất nước ”. Đây khôngphải thứ chữ nghĩa mà ta quen gặp trong văn xuôi thông thường. Lối chữ nghĩa giàu hình ảnh vàthấm đượm cảm xúc đó là kiểu chữ nghĩa thường chỉ thấy nhiều trong thi ca, nó khiến người đọckhông chỉ tiếp nhận được những thông tin cần thiết mà còn có thêm hứng thú và nguồn mĩ cảm dồidào. Chất thơ tỏa ra từ hình ảnh đẹp, gợi cảm, từ câu chữ lóng lánh huyên thoại, từ vẻ đẹp củathiên nhiên, vẻ đẹp của tâm hồn con người, từ cách tác giả điểm xuyết ca dao, Kiều, thơ Cao BáQuát, Bà Huyện Thanh Quan, Tố Hữu...Chất thơ còn tỏa ra ở nhan đề bài kí...MOON.V N3.4. Đánh giá: Với vốn cảm xúc, kho kiến thức dồi dào, trí tưởng tượng phong phú và sự trảinghiệm thực tế lại cộng thêm vốn chữ nghĩa rất đẹp, rất thơ, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thực sựmê hoặc được người đọc để hoàn toàn chủ động trong việc dẫn dắt chúng ta đi theo nhà văn đểhào hứng thưởng thức vẻ đẹp của một dòng sông như một người con gái có nhan sắc, có tâm hồn,có sức sống và cũng đầy sức mạnh để đi hết cuộc hành trình, sống trọn vẹn đời sống và khẳngđịnh mạnh mẽ bản lĩnh và lý tưởng của nó.III. Kết luận: Không biết tự bao giờ, sông Hương đã trở thành đối tượng thẩm mĩ khơi nguồn cảmhứng dạt dào cho các thế hệ thi nhân. Ta đã từng biết đến dòng sông êm trong thơ Tố Hữu, dòngsông trắng lá cây xanh trong thơ Tản Đà, con sông nửa thực nửa mơ trong thơ Nguyễn Trọng Tạo.http://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98 KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAILà một nhà văn, nhà giáo từng tham gia tích cực các phong trào yêu nước chống Mỹ ngụy, có tìnhyêu sâu sắc đối với thiên nhiên đất nước, với truyền thống văn hoá, lịch sử lâu đời của dân tộc,HPNT cũng đã đem đến cho bạn đọc bao khoái cảm thẩm mĩ về sông Hương qua những lời văn thậtđẹp, thật sang để dạy ta biết quí yêu hơn tổ quốc.MOON.V Nhttp://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98 KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAIAI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG - HOÀNG PHỦNGỌC TƯỜNG (tiết 3)DẠNG 1 : ĐỌC HIỂUCó một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nóirằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ. Mỗi nhà thơ đềucó một khám phá riêng về nó: từ xanh biếc thường ngày, nó bỗng thay màu thực bất ngờ, “dòngsông trắng - lá cây xanh” trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, từ tha thiết mơ màng nó chợt nhiênhùng tráng lên “như kiếm dựng trời xanh” trong khí phách của Cao Bá Quát; từ nỗi quan hoài vạncổ với bóng chiều bãng lãng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan, nó đột khởi thành sức mạnh phụcsinh của tâm hồn, trong thơ Tố Hữu. Và ở đây, một lần nữa, sông Hương quả thực là Kiều rất Kiều,trong cái nhìn thắm thiết tình người của tác giả Từ ấy.Có một nhà thơ từ Hà Nội đã đến đây, tóc bạc trắng, lặng ngắm dòng sông, ném mẩu thuốc lá xuốngchân cầu, hỏi với trời, với đất, một câu thật bâng khuâng: Ai đã đặt tên cho dòng sông?...(Trích Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?...Hoàng Phủ Ngọc Tường)Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau :1. Nêu ý chính của văn bản?2. Các từ ngữ gạch chân tinh tế, khí phách, nỗi quan hoài vạn cổ, thắm thiết tình người có hiệu quảdiễn đạt như thế nào?.3. Câu hỏi Ai đã đặt tên cho dòng sông?...có ý nghĩa gì ?.Trả lời:1. Ý chính của văn bản: Tác giả ca ngợi sông Hương là dòng sông của thi ca, là nguồn cảm hứngbất tận cho các văn nghệ sĩ.2. Các từ ngữ gạch chân tinh tế, khí phách, nỗi quan hoài vạn cổ , thắm thiết tình người có hiệu quảdiễn đạt: vừa ca ngợi sông Hương là nguồn cảm hứng của thi ca, đồng thời phát hiện ra phong cáchnghệ thuật độc đáo của mỗi nhà thơ khi viết về sông Hương3. Câu hỏi Ai đã đặt tên cho dòng sông?...có ý nghĩa : không phải để hỏi nguồn gốc của một danhxưng địa lý thông thường mà là một sự nhấn mạnh, ẩn chứa niềm tự hào sâu sắc về dòng sông quêhương. Tác giả gợi mở cho người đọc những hướng trả lời khác nhau bằng trải nghỉệm văn hóa củabản thân. Tên riêng của một dòng sông có thể do một cá nhân nào đó đặt ra, qua năm tháng, danhxưng của tác giả bị mai một, nó trở thành tài sản chung của cộng đồng, Tuy nhiên, cái tên đích thựccủa dòng sông phải là danh từ gắn với biểu tượng văn hóa, tinh thần, chiều sâu lịch sử của một dântộc. Ở khía cạnh này, chính những người dân bình thường – những người sáng tạo ra văn hóa, vănhọc, lịch sử là những người “đã đặt tên cho dòng sông”DẠNG 2 : CẢM NHẬN TRONG TƯƠNG QUAN SO SÁNH HAI ĐOẠN VĂNCảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn sau:(...) Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mâytrời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mànhìn xuống dòng sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích chứa nước sông Đà không xanh màuxanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một ngườibầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về (...)(Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, nâng cao, tập 1, NXB giáo dục, 2009, tr.157)(...) Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâudưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở lên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy núi, đồisừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bạo mà từđó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉbé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nềntrời Tây Nam thành phố, "sớm xanh, trưa vàng, chiều tím" như người Huế thường miêu tả (...)MOON.V Nhttp://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98 KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI(Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tưởng, Ngữ văn 12, nâng cao, tập 1, NXB giáodục, 2009, tr.197)1. Vài nét về tác giả, tác phẩm- Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ lớn, với phong cách nghệ thuật độcđáo, nổi bật là nét tài hoa, uyên bác, đặc biệt sở trưởng về tùy bút. Người lái đò sông Đà là một tùybút đặc sắc kết tinh nhiều mặt của phong cách Nguyễn Tuân viết về vẻ đẹp và tiềm năng của conngười Tây Bắc - Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nghệ sĩ tài hoa, mang đậm chất Huế, có nhiều thànhtựu về thể kí. Ai đã đặt tên cho dòng sông? lầ một tùy bút giàu chất trữ tình viết về vẻ đẹp sôngHương với bề dày lịch sử và văn hóa Huế, rất tiêu biểu cho phong cách của ông2. Về đoạn văn trong tác phẩm Người lái đò sông Đà- Về nội dung+ Đoạn văn tập trung miêu tả vẻ đẹp đầy chất tạo hình của sông Đà với hình dáng thơmộng, đường nét mềm mại, ẩn hiện; màu sắc dòng nước biến đổi tương phản theo mùa, gây gấntượng mạnh.+ Hiện diện một cái tôi Nguyễn Tuân đắm say, nồng nhiệt với cảnh sắc thiên nhiên, tinhtế và độc đáo trong cảm nhận cái đẹp- Về nghệ thuật+ Hình ảnh, ngôn từ mới lạ; câu văn căng tràn, trùng điệp mà vẫn nhịp nhàng về âmthanh và nhịp điệu + Cách so sánh, nhân hóa táo bạo mà kì thú; lối tạo hình giàu tính nghệ thuât,phối hợp nhiều góc nhìn theo kiểu điện ảnh.3. Về đoạn văn trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?- Về nội dung+ Đoạn văn miêu tả sông Hương theo thủy trình của nó, với những vẻ đẹp uyểnchuyển, linh hoạt của dòng chảy, vẻ biến ảo của màu sác, vẻ uy nghi trầm mặc của cảnh quan đôi bờ+ Toát lên một tình yêu xứ sở sâu nặng, đằm thắm, một cách cảm nhận bình dị mà tinh tế của HoàngPhủ Ngọc Tường- Về nghệ thuật+ Hình ảnh chân thực mà gợi cảm, câu văn kéo dài mà khúc triết, thanh điệu hài hòa,tiết tấu nhịp nhàng. + Lối so sánh gần gũi và xác thực, sử dụng nhuần nhuyễn các địa danh và cáchnói của người Huế4. Về sự tương đồng và khác biệt của hai đoạn văn- Về nét tương đồng: Cùng miêu tả vẻ đẹp phong phú và biến ảo của sông nước, cùng bộc lệ tình yêumãnh liệt dành cho thiên nhiên, xứ sở với một mỹ cảm tinh tế, dồi dào; cùng bao quát sông nước trênnền cảnh khoáng đạt của không gian và thời gian, cùng được viết bằng một thứ văn xuôi đậm chấttrữ tình, giàu hình ảnh, âm thanh và nhịp điệu.- Khác biệt: đọan văn của Nguyễn Tuân trội về cảm xúc nồng nàn, cảm giác sắc cạnh, liên tưởngphóng túng, so sánh táo bạo; cảnh sắc được bao quát từ nhiều góc nhìn khác nhau, theo nhiều mùatrong năm. Đoạn văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường: trội vầ cảm xúc sâu lắng, cảm giác gắn với suytư; cảnh sắc được bao quát từ cùng một góc nhìn mà nương theo thủy trình để nắm bắt sự biến đổi cảsông nước qua từng chặng, từng buổi trong ngày.DẠNG 3: HAI Ý KIẾN TRONG MỘT TÁC PHẨMPhạm Xuân Nguyên đã nhận xét: Nói rằngHoàng Phủ Ngọc Tường yêu Huế và hiểu Huế, thì đó là một lẽ đương nhiên. Tôi muốn đi xa hơn, tìmmột căn nguyên thấm kín để cắt nghĩa cho sự thành công mỹ mãn của những trang viết ấy: phảichăng ở đây đã có một sự hòa hợp, tương giao, linh ứng giữa cảnh sắc Huế, lịch sử Huế, văn hóaHuế với một tâm hồn nhà văn dễ rung động, nhạy cảm, tinh tế. Phải là sự tương giao, đến mức hòaquyện chặt chẽ mới sinh ra được những áng văn tài hoa không dễ một lần thứ hai viết được như thế.Ngỡ như không khác được: viết về sông Hương là phải vậy, viết về “văn hóa vườn” ở Huế là phảivậy. Đó là những áng văn, câu chữ được chọn lựa cân nhắc kỹ càng, vì hình ảnh được sáng tạo đẹpđẽ, vì cảm xúc phong phú bất ngờ, mới mẻ...Và theo Lê Uyển Văn, thì: Sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ mang vẻ đẹptrời phú mà còn ánh lên vẻ đẹp của con người, những tài nữ đánh đàn, những người dân Châu Hóalái thuyền xuôi ngược, những người con anh dũng đã hi sinh, những Nguyễn Du, những Bà huyệnThanh Quan, những Tố Hữu...đã viết thơ trên dòng chảy long lanh in bóng mây trời. Cũng như tìnhyêu của sông Hương với Huế, tình yêu của Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Hương cũng là quátrình dâng tặng, khám phá và hoàn thiện chính mình...Anh/chị có đồng ý với hai ý kiến trên không? Hãy trình bày suy nghĩ và cảm nhận của bản thân về vẻđẹp riêng của sông Hương xứ Huế qua trang viết tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường.MOON.V Nhttp://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98 KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAIHỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT - LƯU QUANG VŨ (tiết 1)I. Tìm hiểu chung1. Tác giả: Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) Đà Nẵng, sinh tại: Phú Thọ.- Là nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết truyện ngắn, viết kịch, lĩnh vực nào cũng có những thành công.- “ Nhà viết kịch xuất sắc của thời kì hiện đại”.2. Tác phẩm- Sáng tác 1981, công diễn 1984.- Từ cốt truyện dân gian, xây dựng vở kịch nói hiện đại.- Đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa triết lý nhân sinh sâu sắc.- Kết cấu: 7 cảnh và 1 màn kết thúc.- Phần trích thuộc cảnh 7 và màn kết.- Tóm tắt:II. Đọc hiểu đoạn trích1. Xung đột kịch* Cảnh 5 -6 :Hồn T.Ba khi sống nhờ thể xác phàm tục của hàng thịt ăn nhiều, thích uống rượu, không thích chơicờ, con người trở nên thô lỗ, cục cằn. Vợ con, bạn bè buồn chán, xa lánh, T.Ba biết được điều đó.Đây là quá trình phát triển xung đột kịch.• Cảnh 7:- T.Ba ý thức được bi kịch đau đớn bởi sự mâu thuẫn không thể dung hòa được giữa linh hồn và thểxác. Xung đột kịch đến cao trào. Đó là các tình huống kịch ở phần trích qua 4 màn: Hồn T.Ba đốithoại với xác, vợ con, Đế Thích và Màn kết.2. Nhân vật hồn Trương BaTrọng tâm của lớp kịch là cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác Trương Ba. Do đó lời thoại ở đây vừacó thể coi là độc thoại vừa có thể coi là đối thoại. Nó là một lời thoại đặc biệt, vừa chứa đựng mâuthuẫn vừa mang tính hành động, thúc đẩy tình huống kịch phát triển đến mức cao nhất. Cuộc đốithoại giữa Hồn và Xác là đỉnh cao tư tưởng triết lý của vở kịch.2.1. Đối thoại với xác hàng thịt:- Tâm trạng của Trương Ba:+ Sau mấy tháng sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo nhân vật Hồn Trương Ba ngày càngtrở nên xa lạ với những người thân trong gia đình và tự xung đột với bản thân mình.+ Hồn ngồi ôm đầu- hình ảnh của một con người cô độc hiện lên trước màn ảnh đầy sự đau khổ xâmlấn- một hồi lâu rồi vụt đứng dậy trào ra thành dòng độc thoại đầy nước mắt: “không, không, tôikhông muốn sống như thế này nữa. Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi lắm rồi. Ta bắt đầu sợ mi,muốn rời xa cái thân thể kềnh càng thô lỗ ngay tức khắc”. Lời thoại của Hồn là các câu cảm thánngắn, lời văn dồn dập, hối thúc, thể hiện tâm trạng căng thẳng, bức bách đau khổ, dằn vặt, quẫn báchđến cùng cực, không thể chịu đựng dày vò hơn được nữa nên vụt đứng dậy. Hồn đau khổ bởi mìnhkhông còn là mình nữa. Trương Ba bây giờ vụng về, thô lỗ, phũ phàng. Hồn TB cũng càng lúc càngrơi vào trạng thái tuyệt vọng.- Nghe Hồn tự độc thoại nói và đang tự dày vò mình, Xác lên tiếng ngay: “ Vô ích” chính Xác đãchủ động khiêu chiến nhằm dập tắt hoàn toàn khát khao của Trương Ba : “Ông không tách ra khỏi tôiđược đâu”.- Đang trong sự bế tắc vô vọng, Trương Ba chợt nghe thấy những lời nói từ Xác chỉ biết đáp lạibằng chính sự kinh ngạc vốn có của mình: “A, mày cũng biết nói kia à?”. TB ngạc nhiên, trả lời lạibằng cách đưa ra một câu hỏi, sau đó liên tục phản đối Xác, giọng vẫn còn khinh bỉ. Cách xưng hô“mày”; “tao” thể hiện rõ sự khinh bỉ, miệt thị đối với Xác “Vô lí! Mày không thể biết nói ! MàyMOON.V Nhttp://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98 KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAIkhông có tiếng nói, mày chỉ là xác thịt âm u đui mù..” . Hồn Trương Ba buông ra những lời thóa mạXác.- Thấy Hồn vừa phủ định vừa khinh miệt mình, Xác khẳng định lại vị trí và tác động suy nghĩ củamình: “Ông đã biết tiếng nói của tôi rồi, đã luôn luôn bị tiếng nói ấy sai khiến” và “sức mạnh ghêgớm, lấn át cả linh hồn cao khiết”.- Hồn tiếp tục phủ định tiếng nói của Xác: “Mày chỉ là vỏ bề ngoài, không có ý nghĩa gì hết, khôngcó tư tưởng, không có cảm xúc”.-Nghe thấy Hồn đánh giá mình thấp kém, xác hỏi lại đầy thách thức, giọng thay đổi linh hoạt đầychâm chọc “Có thật thế không?”.- Câu hỏi của Xác khiến cho Hồn chùn bước và đuối lí, buộc phải dần nhượng bộ, xác nhận sự ảnhhưởng của Xác: “Nếu có, thì chỉ là những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng có được : Thèmăn ngon, thèm rượu thịt…”- Lại bị Hồn tiếp tục khinh miệt, Xác chuyển sang châm chọc, mỉa mai : “Tất nhiên, tất nhiên” đầymỉa mai: Khi ông ở bên nhà tôi… Khi ông đứng bên cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực,cổ nghẹn lại… “Đêm hôm đó, suýt nữa thì…” Đó là cảm giác “xao xuyến” “lâng lâng cảm xúc”.- Với bằng chứng cụ thể, Hồn xấu hổ và kiên quyết phủ định: “là mày chứ, chân tay mày, hơi thởmày”. Xác vừa khẳng định vừa tấn công tiếp: “Thì tôi có ghen đâu! Ai lại đi ghen với chính thân thểmình…nhưng ta nên thành thực: Chẳng lẽ ông không xao xuyến chút gì? Để thỏa mãn tôi, chẳng nhẽông không tham dự chút đỉnh gì?”- Như vậy Xác dẫn dắt Hồn vào sự thật không thể phủ nhận – Hồn ít nhiều đã bị vấy bẩn, tha hóa bởidục vọng của thân xác. Xác anh hàng thịt gợi lại tất cả những sự thật ấy khiến Hồn càng thấy xấu hổ,cảm thấy mình ti tiện. Lí lẽ của Xác khơi trúng điểm đen mà lâu nay vì trú ngụ trong Xác anh hàngthịt, Hồn Trương Ba trong khiết đã bị hóa màu. Hồn đuối lí bất lực che giấu sự lúng túng, bối rối, dodự, yếu thế của mình “Ta…ta… đã bảo là mày im đi!” Lời thoại của Hồn ngập ngừng lí lẽ như bị hụthơi. Hồn bị dồn vào chân tường để buộc phải công nhận sự chế ngự của Xác.- Xác khẳng định một lần nữa: “Hai ta đã hòa làm một rồi”. Xác nhấn vào sự thật đau đớn mà Hồnđang muốn trốn chạy, muốn phủ nhận, đẩy tình huống kịch lên cao trào. Hồn chỉ còn cố gắng biệnminh chống chế cứu vãn: “Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn…”.- Xác vẫn không buông tha, tấn công bằng sự mỉa mai “Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theonhững đòi hỏi của tôi, mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!”.- Trước sự thực không sao chối cãi, Hồn phản ứng tiêu cự bằng cách “bịt tai lại”. Đó là nỗ lực chốibỏ trong tuyệt vọng hoàn toàn bế tắc. Xác tiếp tục dùng lời lẽ hiểm hóc sắc lẹm như dao phanh trầnnỗi đau đang tấy mủ trong Hồn. Đó là nhờ sức mạnh của Xác mà Hồn có thể: “tát thằng con ông tóemáu mồm máu mũi”. Mặc dù cố bịt tai, nhưng khi nghe Xác nói như vậy Hồn phải lên tiếng chối bỏ“sức mạnh làm ta trở thành tàn bạo”. Xác khôn ngoan biết là lỡ lời nên biện minh cho mình bằngnhững lí lẽ: “là hoàn cảnh” “cũng đáng được quí trọng”, không có tội. Hồn chỉ còn phản ứng yếu ớt:“Nhưng...Nhưng”. Nhận biết Hồn bị dồn vào thế bí, Xác đưa ra giao kèo thỏa hiệp để chung sống,giọng ve vuốt mơn trớn. Xác chủ động đưa trò chơi tâm hồn : “Những lúc một mình một bóng, ôngcứ việc nghĩ rằng ông có một tâm hồn bên trong cao khiết , chẳng qua vì hoàn cảnh vì để sống màông phải nhân nhượng tôi . Làm xong điều xấu ông cứ việc đổ tội cho tôi , để cho ông được thanhthản …miễn là…ông vẫn làm đủ mọi việc thảo mãn những thèm khát của tôi”. Xác sẽ “ve vuốt” Hồnbằng cách thông cảm với “những trò chơi tâm hồn”, nhận hết mọi điều xấu miễn là Hồn vẫn “làm đủmọi việc để thỏa mãn thèm khát” của Xác. - Nhận thức “lí lẽ ti tiện” của Xác, Hồn tuyệt vọng kêuTrời!- chấp nhận số phận trong nỗi đau đớn khôn cùng muốn tìm đường thoát nhưng hoàn toàn vôvọng.- Trong cuộc đối thoại này, Xác tạm thời thắng thế nên rất hể hả tuôn ra những lời thoại dài với chấtgiọng khi thì mỉa mai cười nhạo khi thì lên mặt dạy đời, chỉ trích, châm chọc. Hồn chỉ buông nhữnglời thoại ngắn với giọng nhát gừng kèm theo những tiếng than, tiếng kêu.* Tiểu kết: Qua cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác, Xác rõ ràng hiện lên với ưu thế của kẻ nắm giữ sựthắng thế, chứng tỏ được uy quyền chi phối khủng khiếp của nó với linh hồn, nó cũng cho thấy sựngộ nhận về chính mình khi hồn cho rằng “Ta vẫn có một đời sống riêng trong sạch, nguyên vặn,thẳng thắn…”. Linh hồn và thể xác vốn không tách rời được nhau, cuộc tranh đấu giữa hồn và xác làMOON.V Nhttp://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98