Tôn thất dương kỵ là ai

For faster navigation, this Iframe is preloading the Wikiwand page for Tôn Thất Dương Kỵ.

{{::readMoreArticle.title}}
{{bottomLinkPreText}} {{bottomLinkText}}
This page is based on a Wikipedia article written by contributors [read/edit].
Text is available under the CC BY-SA 4.0 license; additional terms may apply. Images, videos and audio are available under their respective licenses.

Thanks for reporting this video!

An extension you use may be preventing Wikiwand articles from loading properly.

If you're using HTTPS Everywhere or you're unable to access any article on Wikiwand, please consider switching to HTTPS [https://www.wikiwand.com].

An extension you use may be preventing Wikiwand articles from loading properly.

If you are using an Ad-Blocker, it might have mistakenly blocked our content. You will need to temporarily disable your Ad-blocker to view this page.

This article was just edited, click to reload

This article has been deleted on Wikipedia [Why?]

Back to homepage

Please click Add in the dialog above

Please click Allow in the top-left corner,
then click Install Now in the dialog

Please click Open in the download dialog,
then click Install

Please click the "Downloads" icon in the Safari toolbar, open the first download in the list,
then click Install

{{::$root.activation.text}}

Install on Chrome Install on Firefox



Please help us solve this error by emailing us at Let us know what you've done that caused this error, what browser you're using, and whether you have any special extensions/add-ons installed.

Thank you!

Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ - nhà trí thức yêu nước với sự nghiệp đoàn kết dân tộc

Ngày 16/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề “Giáo sư Tôn thất Dương Kỵ - nhà trí thức yêu nước với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc".

Tọa đàm được tổ chức nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ [19/1/1914-19/1/2014] cũng như tri ân những cống hiến của Giáo sư đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Lê Bá Trình chủ trì hội thảo.

* Người trí thức Hoàng tộc tiêu biểu

Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ tên thật là Nguyễn Phúc Dương Kỵ, sinh năm 1914 tại làng Vân Dương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế trong một gia đình Hoàng tộc, thuộc hệ nhất và hậu duệ thứ 4 của vua Gia Long. Thừa hưởng truyền thống hiếu học của gia tộc và tư chất thông minh nên mặc dù trong hoàn cảnh cha mất sớm, lúc mới 9 tuổi, một mình mẹ là bà Nguyễn Đình Thị Tiếp phải nuôi dạy 9 người con nhưng Giáo sư đã kiên trì phấn đấu, miệt mài tự học và trở thành một học giả, nhà trí thức uyên thâm cả Tây học lẫn Nho học.

Từng là học trò của Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, Giáo sư Lê Quang Vịnh chia sẻ: Có học với thầy mới thấy cái uyên bác của thầy về các môn Văn, Sử, Địa. Tất cả sự uyên bác ấy đều do thầy tự trau dồi, chứ không phải học được từ nhà trường. Thầy xuất thân từ ngạch Thừa phái Nam triều [một loại công chức thư ký thời Pháp thuộc] nhưng thầy rất giỏi về Pháp văn và Hán văn. Không chỉ đọc sách, nghiên cứu văn chương nghĩa lý bằng Pháp văn và Hán văn, thầy còn viết báo, viết sách, làm thơ, bình luận... bằng Pháp văn hoặc Trung văn. Tính thầy rất giản dị, không bao giờ tự đề cao mình; học trò chúng tôi luôn kính trọng và yêu quý thầy.

Lịch sử cũng đã ghi rõ vấn đề này. Từ trước Chiến tranh thế giới thứ hai, với bút danh Mãn Khánh, Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ đã viết nhiều khảo luận về Văn, Sử, Địa đăng trên tạp chí Tri Tân và các tạp chí khác. Trong thời gian hoạt động cách mạng và dạy học ở Huế và Sài Gòn, Giáo sư đã có nhiều công trình biên khảo về văn, sử có giá trị như: Việt sử khảo lược, Nghị luận luân lý, Nghị luận văn học... Sau khi đất nước thống nhất, Giáo sư tiếp tục nghiên cứu Sử học nước nhà, đặc biệt là khảo cứu thư tịch cổ về chủ quyền biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam với nhiều bài viết, bài báo sắc sảo kiên định và thuyết phục về mặt khoa học và sử liệu.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Minh Hồng, Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, bản lĩnh khoa học của nhà trí thức thể hiện rõ nhất trong những quan điểm về những vấn đề mang tính nhạy cảm chính trị, làm cho nhà trí thức nghiễm nhiên có bản lĩnh chính trị vững vàng. Chính điều đó đã hiện lên một Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ không chỉ là một giảng viên Văn khoa giỏi, một người thầy yêu nước và tâm huyết mà ông còn là người có vai trò rất lớn trong công cuộc đoàn kết dân tộc trong liên minh thống nhất của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Những công trình biên khảo hiếm hoi mà ông để lại có giá trị đồng hành cùng dân tộc trong suốt cuộc trường chinh chống ngoại xâm của đất nước.

* Người chiến sĩ yêu nước kiên định

Gần 30 bài viết và ý kiến tham luận của các đại biểu tham dự tọa đàm đã làm rõ công lao to lớn, đóng góp của Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Giáo sư là Thư ký Liên đoàn Văn hóa Cứu quốc Thừa Thiên, dạy học tại các trường ở Huế. Tại đây, ông đã truyền bá tinh thần dân tộc, yêu nước, cách mạng cho học sinh, sinh viên. Ông cùng với một nhóm các nhà giáo, văn nghệ sỹ tiến bộ sáng lập Tạp chí Tiến Hóa, nơi tập trung tiếng nói đấu tranh về văn hóa, chính trị của giới trí thức miền Trung. Sau khi thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa tờ tạp chí này, Giáo sư tiếp tục cho xuất bản Tập văn Ngày Mai, cơ quan ngôn luận của phong trào đấu tranh đòi hòa bình, thực hiện Hiệp định Genever tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước của giới trí thức miền Trung. Cuối năm 1954, thực dân Pháp và chính quyền Ngô Đình Diệm dùng bọn côn đồ hành hung Giáo sư và những người chủ chốt trong Ban biên tập, đập phá tòa soạn, sau đó bắt giam, kết án Giáo sư 1 năm tù.

Sau khi ra tù, Giáo sư vào Sài Gòn dạy học tại các trường Marie Curie, Đại học Vạn Hạnh và Đại học Văn Khoa. Dưới hình thức hoạt động hợp pháp, Giáo sư tiếp tục truyền bá chủ trương, đường lối cách mạng của Đảng và Bác Hồ, làm thức tỉnh tinh thần dấn thân vì sự nghiệp độc lập dân tộc, thống nhất đất nước trong giới tri thức, sinh viên, học sinh. Năm 1962, Giáo sư bị địch bắt giam cho đến khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ mới được thả ra. Năm 1964, Giáo sư được cử làm Ủy viên Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Để dằn mặt giới trí thức, sinh viên, học sinh miền Nam đang sôi sục đấu tranh đòi hòa bình, dân chủ và thống nhất đất nước, chính quyền Sài Gòn đã tổ chức “tống xuất” Giáo sư cùng 2 nhà trí thức tiêu biểu khác ra miền Bắc qua cần Hiền Lương. Chúng nghĩ rằng, trừng trị, khuất phục được Tôn Thất Dương Kỵ thì bọn trí thức Huế sẽ chùn bước đấu tranh ngay. Thế nhưng chúng đã nhầm và sửng sốt trước thái độ thảnh thơi, vui vẻ của 3 nhà trí thức thong dong và vẫy tay chào đồng bào bước qua cầu Hiền Lương, như một lời hẹn sẽ trở lại miền Nam trong một ngày toàn thắng.

Đến năm 1968, Giáo sư là Tổng Thư ký Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, Bí thư Đảng đoàn của Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam. Sau ngày đất nước thống nhất, ông được cử làm ủy viên Ban Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được phân công phụ trách công tác nhân sĩ, trí thức các tỉnh phía Nam. Trong chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc [tháng 2/1979], Giáo sư được phân công công tác tại Ban Biên giới Chính phủ để nghiên cứu, đề xuất với Đảng và Nhà nước những biện pháp đấu tranh bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Thời gian này, Giáo sư đã có nhiều công trình, bài viết sắc sảo, chứng cứ khoa học, lịch sử khẳng định chủ quyền biên giới, đặc biệt là chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Từ tấm gương sáng về lòng yêu nước và lý tưởng cách mạng của một người thầy, người chồng, người cha mẫu mực, Giáo sư đã cảm hóa nhiều học sinh, sinh viên và tất cả những người thân trong gia đình cùng tham gia hoạt động cách mạng. Ông mất ngày 20/10/1987 sau một cơn bệnh nặng tại thành phố Hồ Chí Minh.

Nhìn lại những chặng đường hoạt động cách mạng của nhà trí thức yêu nước tiêu biểu, Tiến sĩ Lê Bá Trình, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng: Trong suốt cuộc đời cách mạng của mình, dù ở bất cứ cương vị nào, Giáo sư luôn trung thành với lý tưởng cách mạng, với Đảng, với nhân dân, luôn đem hết tài năng và nghị lực phấn đấu để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của người cộng sản trung kiên. Đồng thời, nhận rõ vai trò của người trí thức yêu nước trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở bất kỳ lĩnh vực nào của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.

Video liên quan

Chủ Đề