Trẻ bao lâu thì biết ngồi

Bài viết được sự tham vấn từ bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh - Chuyên ngành Nội nhi, khám chữa bệnh trẻ em, tham vấn dinh dưỡng và chích ngừa tại Bệnh viện Nhi đồng 1, TP. Hồ Chí Minh.

Mỗi một cột mốc của con yêu đều mang lại nhiều trải nghiệm thú vị và đầy thách thức. Tiếng khóc chào đời khiến cha mẹ đều vui sướng. Đến giai đoạn tập lật nằm sấp, bạn sẽ nhận thấy bé đang có dấu hiệu chập chững ở những kỹ năng đầu tiên. Đặc biệt, đây cũng là giai đoạn tạo tiền đề cho bé tập ngồi sau này. Vậy trẻ mấy tháng biết ngồi là phù hợp và đúng tuổi? Cùng chuyên gia Nguyễn Phước Mỹ Linh và Huggies tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

Trẻ mấy tháng biết ngồi?

Tập ngồi cho trẻ cần tuân theo sự phát triển tự nhiên và không nên ép bé học ngồi sớm trước 4 tháng tuổi. Mấy tháng cho bé tập ngồi tốt nhất được nhiều cha mẹ quan tâm. Độ tuổi hợp lý nhất là từ 4 tháng tuổi đến 7 tháng tuổi. Đây được xem là giai đoạn bé đã biết cách lật sấp và nâng cao đầu. Đại đa số các bé đầu có thể tự ngồi mà không cần bố mẹ hỗ trợ khi được khoảng 8 tháng tuổi.

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh lưu ý rằng:

Mốc đầu tiên trong đánh giá vận động theo tuổi của trẻ là ngồi vững không vịn. Thời điểm trẻ biết ngồi vững từ 4-9 tháng tuổi tùy từng bé. Nhưng nếu sau 9 tháng mà trẻ vẫn chưa ngồi vững là dấu hiệu chậm vận động, mẹ cần cho bé đi kiểm tra nhé!

Hầu hết các bé có thể tự ngồi khi 8 tháng tuổi [Nguồn: Sưu tầm]

Vì sao ngồi lại có liên quan đến nằm sấp?

Nằm sấp là cơ sở để nhận biết dễ dàng nhất khi bé cần tập ngồi. Khi mẹ thấy bé không có dấu hiệu thích lật và nằm sấp, ngẩng cao đầu trong một thời gian dài thì khả năng biết ngồi sẽ rất trễ. Nếu như bé đã đến tuổi tập ngồi rồi mà chưa thấy bé tập lẫy và nằm sấp thì hãy tập cho bé vài phút mỗi ngày để quen dần và cứng cáp hơn.

Nằm sấp tăng cường sức mạnh cơ cổ, giúp trẻ học ngồi dễ dàng hơn [Nguồn: Sưu tầm]

Những biểu hiện nào cho thấy bé đã sẵn sàng tập ngồi?

Từ tháng thứ 4, cơ cổ và đầu của bé dần được cứng cáp, bé sẽ học cách ngẩng cao đầu khi đang nằm sấp. Lúc này, bạn đã có thể lấy tay đỡ cổ và đầu bé ở tư thế ngồi nhưng cần sự hỗ trợ rất lớn từ cha mẹ.

Phản xạ đầu tiên khi bạn cho bé tập ngồi là bé sẽ tìm cách chống người lên bằng 2 tay, giữ ngực không chạm đất. Khoảng thời gian này thực sự cần cha mẹ yêu giúp bé nâng đỡ và tập dần cho cứng cáp.

Đến tháng thứ 5, bé đã có thể ngồi vững trong 1 vài giây mà không cần cha mẹ hỗ trợ. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn nên quan sát và ở gần bé để phòng trường hợp bé bị ngã.

Đến tháng thứ 7, bé đã biết cách duy trì sự cân bằng trong khi ngồi bằng cách nghiêng về phía trước và sử dụng tay để chống xuống đất. Đến khoảng tháng 8 - 9, bé đã ngồi vững vàng và bắt đầu có hành động xoay tới lui, sử dụng tay chống đỡ, dẫn chuyển trạng thái bò.

Bài viết cùng chủ đề:

  • Các giai đoạn phát triển của trẻ
  • Trẻ chậm nói phải làm sao?
  • Hướng dẫn các bước giúp bé ngồi dậy dễ dàng và vững vàng

    Mỗi một kỹ năng đều cần có thời gian và người hỗ trợ đảm bảo an toàn. Khi bé tập ngồi cũng vậy, rất cần đến cha mẹ quan sát và nâng đỡ bé từ những bước đầu tiên. Các bước giúp bé tập ngồi vững vàng dưới đây sẽ là gợi ý tốt cho các bậc phụ huynh.

    Nâng ngực và đầu bé khi bé có dấu hiệu muốn ngồi. Mặc dù đầu và cổ của bé trong giai đoạn này khá là cứng cáp nhưng vẫn còn yếu nếu như xoay sang tư thế ngồi. Do đó, các mẹ có thể đỡ đầu bé và nâng ngực để bé dần làm quen với các tư thế, kiểm soát đầu. Việc làm này sẽ mất một khoảng thời gian từ 2 tuần đến 2 tháng [tùy từng bé]. Tuy nhiên, bạn cứ kiên trì đến cùng để bé nhanh thích ứng với ngồi hơn.

    Tập cho bé ngồi vững và tự tin hơn. Khi bé đã có thể ngồi được, mẹ đặt món đồ chơi sáng màu bắt mắt hoặc mở những bài hát vui nhộn để gây sự chú ý đến bé. Lúc này, bé sẽ bật ngồi dậy và sử dụng 2 tay chống xuống sàn nhà mong muốn được với đến đồ chơi hơn. Nhờ đó, các cử động khớp tay, cổ, đầu và các bộ phận cơ thể thích nghi nhanh hơn.

    Luôn quan sát và đỡ lập tực khi bé có dấu hiệu sắp ngã. Hãy chắc chắn rằng, bé nằm trong tầm kiểm soát của bạn để bảo vệ sức khỏe.

    Bố mẹ nên đảm bảo an toàn trong khi bé đang tạp ngồi [Nguồn: Sưu tầm]

    Những lưu ý quan trọng để ngồi an toàn cho bé

    Bé vừa tập ngồi có thể dễ dàng mệt mỏi, bé có thể “truyền đạt thông điệp" cho mẹ bằng cách quấy khóc hoặc tỏ ra khó chiu. Nếu bé ngã người hoặc trượt sang một bên ngay cả khi được hỗ trợ, bé có thể chưa sẵn sàng ngồi. Theo Whattoexpect, những biểu hiện trên của bé là hoàn toàn bình thường, mẹ không cần quá lo lắng và tiếp tục tập lại cho bé ở những lần sau.

    Nếu đến cuối tháng tuổi thứ 5, bé vẫn chưa ngồi vững hoặc chưa có dấu hiệu tập ngồi, đây cũng là dấu hiệu bình thường, vì tốc độ phát triển của mỗi em bé là khác nhau. Một số em bé có thể bắt đầu tập ngồi lúc 4 tháng, một số có thể đến tận tháng thứ 9 mới bắt đầu biết ngồi. Trong giai đoạn này, mẹ chỉ cần kiên nhẫn tập ngồi và động viên bé.

    Trẻ em được đặt ngồi quá sớm hoặc trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thể chất nói chung. Do đó, tốt nhất bố mẹ nên để trẻ phát triển một cách tự nhiên hoặc chỉ khi bé có dấu hiệu muốn ngồi, bố mẹ mới nên tập ngồi cho bé.

    Trong quá trình tập ngồi, bố mẹ nên đảm bảo khu vực xung quanh được an toàn, tránh các mối nguy hiểm như ổ cắm điện, dao kéo, vật liệu độc hại, đồ chơi quá nhỏ,… vì con có thể với tay ra để chạm vào chúng.

    Nếu em bé của bạn qua 9 tháng tuổi mà vẫn chưa thể tự ngồi một mình thì hãy liên hệ với bác sĩ mẹ nhé, vì đây là dấu hiệu của sự chậm trễ phát triển kỹ năng vận động thô.

    Có thể bạn cũng quan tâm:

  • Mẹo trị ho cho trẻ bằng phương pháp dân gian
  • Cùng con vượt qua khủng hoảng tuổi lên
  • Cách chăm sóc bé từ lọt lòng đến từng tháng
  • Những câu hỏi thường gặp trong giai đoạn này

    Có nên sử dụng ghế trẻ em không để hỗ trợ?

    Được nhưng phải đợi bé đến khi có thể ngồi vững vàng thì sử dụng ghế hỗ trợ. Theo nhà vật lý trị liệu nhi khoa Rebecca Talmud: Nếu như để bé học ngồi quá sớm hoặc trong thời gian học ngồi quá dài có thể ảnh hưởng đến các kỹ năng khác của trẻ. Nếu như đứa trẻ đó vẫn chưa ngồi thẳng được, cổ và đầu chưa kiểm soát tốt thì ngồi bằng ghế hỗ trợ sẽ khiến bé khó học các kỹ năng mới.

    Do đó, hãy chờ đợi đến giai đoạn bé ngồi khá vững, mẹ có thể cho còn ngồi ghế hỗ trợ.

    Nên làm gì khi bé có dấu hiệu chậm ngồi dù đã đến giai đoạn đó?

    Nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng và bối rối khi bé nhà mình mãi mà vẫn không ngồi được. Ba mẹ luôn thắc mắc chính xác mấy tháng bé biết ngồi? Con của mình có đang gặp vấn đề sức khỏe nào không? Thực tế, mỗi trẻ có một tốc độ phát triển riêng, do đó mẹ không nên quá lo lắng.

    Tuy nhiên, nếu sang tháng thứ 9 mà bé chưa biết ngồi, mẹ nên cho bé đi khám chuyên khoa nhi để biết rõ nguyên nhân và có hướng xử lý đúng đắn.

    Trẻ sang tháng thứ 9 không thể ngồi nên đi khám [Nguồn: Sưu tầm]

    Các cột mốc tiếp theo sau khi trẻ biết ngồi là gì?

    Tập ngồi thẳng lưng nhiều lần [cộng với thời gian nằm sấp] sẽ giúp con bạn phát triển sức mạnh phần trên cơ thể. Vào giai đoạn 6 đến 7 tháng tuổi, bé sẽ có thể tiến về phía trước bằng cả hai tay và hai chân. Khi được 10 tháng, trẻ đã có thể bò một cách thành thạo. Lúc này, bé vừa có tính tò mò lại vừa thích di chuyển. Do vậy, bố mẹ nên chú ý quan sát mỗi khi con chơi đùa.

    Qua những thông tin mà Huggies chia sẻ, hẳn bố mẹ đã có lời giải đáp cho câu hỏi “trẻ mấy tháng biết ngồi” rồi đúng không? Bố mẹ cũng biết thêm cách giúp bé tập ngồi và những lưu ý cần thiết. Tuy nhiên, nếu mẹ vẫn còn băn khoăn, đừng ngần ngại gửi câu hỏi về Góc chuyên gia để có lời giải đáp nhé.

    Tập ngồi là một bước phát triển quan trọng của trẻ sơ sinh. Có rất nhiều cách hỗ trợ để tập ngồi cho bé. Tuy nhiên, mẹ nên hết sức cẩn thận. Vì tập ngồi sai cách, sai lúc có thể dẫn đến thương tổn cột sống. Vậy, mẹ đã biết cách tập ngồi cho bé đúng? Hay mấy tháng cho bé tập ngồi?

    Tham khảo: Các giai đoạn phát triển của trẻ

    Khi nào cho bé tập ngồi?

    Việc tập ngồi cần tuân theo sự phát triển tự nhiên của trẻ, vậy mấy tháng trẻ biết ngồi? Một số bé có thể biết ngồi khi được 6-8 tháng, nhưng cũng có trẻ sớm hơn, biết ngồi khi vừa qua tháng thứ 4. Mẹ nên kiểm tra cấu trúc xương của bé trước khi tập ngồi cho bé. Ít nhất khi xương bé đã cứng cáp, đồng thời bé có thể giữ thẳng được cổ và đầu, thì mẹ mới nên bắt đầu cho bé tập ngồi mẹ nhé!

    Bé 3 tháng tuổi đã biết nằm sấp và lật/ lẫy. Điều này chứng tỏ phần thân trên của bé đã cứng cáp hơn so với lúc mới chào đời. Lúc này, nếu muốn cho bé ngồi, mẹ có thể đặt bé dựa vào người. Tuy nhiên, thời điểm tập ngồi cho bé thích hợp nhất là khi trẻ 6 tháng tuổi. Bởi lúc này, phần khung xương trên của bé mới thật sự vững vàng.

    Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh, về việc tập ngồi cho trẻ:

    5 tháng có thể bước vào giai đoạn tập ngồi, nhưng trẻ sẽ tự tập chứ không cần sự hỗ trợ tập từ người khác. Chỉ khi nào bé bị chậm vận động mới cần hỗ trợ thôi nhé!

    Tham khảo: Cách tắm cho trẻ sơ sinh từng bước đơn giản và đúng chuẩn nhất

    Ngồi là một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của bé sơ sinh

    Tại thời điểm này, bé đã có thể ngồi trong khoảng 20-30 giây mà không cần sự trợ giúp của mẹ. Thậm chí, mẹ có thể nhận thấy cục cưng quay đầu “điêu luyện” hơn. Mặc dù vậy, bé cưng vẫn có thể ngã bất cứ lúc nào nên mẹ cũng nên đặc biệt lưu ý. Để an toàn hơn, mẹ nên ngồi phía sau và vòng tay xung quanh người bé. Dù bé có nghiêng ngả bên nào, mẹ cũng có thể dễ dàng đỡ con trong tư thế này.

    Tham khảo: Các loại đồ chơi cho trẻ sơ sinh phát triển toàn diện

    Các cách tập ngồi cho bé

    Bạn không nên ép bé học ngồi quá sớm mà chỉ nên hướng dẫn các cơ của bé làm quen với tư thế ngồi, bé sẽ biết cách ngồi khi cơ thể sẵn sàng.

    Tập cho bé nằm sấp

    Giữ đầu ổn định là điểm quan trọng để có tư thế ngồi đúng. Mẹ cần giúp bé tăng cường cơ lưng và cơ cổ khi nằm sấp bằng cách đặt đồ chơi trước mặt bé để bé phải nâng đầu lên. Lặp lại động tác này nhiều lần.

    Tập cho bé di chuyển

    Mẹ cần giữ và tập cho bé lăn trên bề mặt mềm mại như chăn, nệm một cách nhẹ nhàng. Động tác này giúp bé làm quen với sự vận động, học cách định hướng để tự vận động về sau.

    Cho bé tựa vào mẹ

    Tập ngồi cho bé có thể bắt đầu khi trẻ 6 tháng tuổi. Mẹ cho bé ngồi giả bằng cách đặt bé tựa vào người trong khi chơi với đồ chơi trước mặt. Việc làm này giúp bé làm quen với cảm giác khi ngồi và tăng cường sức mạnh cơ lưng.

    Tham khảo: Trẻ 6 tháng ăn được những gì?

    Kích thích trí tò mò của trẻ

    Hầu hết các bé có thể ngồi vững vàng ở tháng thứ 9. Đây cũng là thời điểm thích hợp để mẹ khuyến khích bé ngồi nhiều hơn. Mẹ hãy đặt các món đồ chơi yêu thích xung quanh để bé lấy được khi ngồi.

    Tăng cường sức mạnh các cơ

    Mọi vận động cơ thể đều cần đến các cơ. Chơi vài trò đơn giản hay massage cho bé sẽ giúp bé tăng cường sức mạnh của cơ. Những cách tự nhiên bao gồm bò, lăn và nằm sấp. Cho bé luyện tập đều đặn sẽ giúp ích rất nhiều khi tập ngồi cho bé mẹ nhé.

    Tham khảo: Cách tăng cường sức đề kháng cho bé hiệu quả

    Mẹ luôn tạo cảm giác thoải mái khi tập ngồi cho con

    Khi ngồi trọng lượng cơ thể con sẽ dồn về phía phần lưng và mông. Phần này không được bảo vệ cũng như không có sự thông thoáng thoải mái, con sẽ cảm thấy khó chịu, cáu gắt và không muốn hợp tác khi mẹ luyện tư thế ngồi cho con. 

    Hãy mặc cho con loại tã quần với công nghệ Bong Bóng 3D giúp thấm hút tức thì và ngăn thấm ngược như của Huggies sẽ giúp con luôn khô thoáng, thoải mái từ đó con cảm thấy vui vẻ, năng động khi luyện tập tư thế ngồi.

    Vì ngồi nhiều, vận động nhiều nếu dùng loại tã thông thường con dễ bị chứng hăm tã tấn công. Tã quần Huggies có tinh chất Tràm Trà tự nhiên sẽ làm dịu da và giúp con ngăn ngừa hăm tã cực hiệu quả. Con bạn sẽ luôn tràn đầy năng lượng, thoải mái luyện tập tư thế ngồi cùng mẹ mọi lúc, mọi nơi.

    Tham khảo: Tăng động giảm chú ý: Dấu hiệu sớm và cách chữa trị 

    Tập ngồi sai, hại đủ đường

    Tập ngồi cho bé quá sớm khi não và các cơ quan hoạt động chưa phát triển toàn diện có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Vì cột sống còn quá non nớt nhưng phải mang “gánh nặng” quá lớn của phần thân trên sẽ dễ gây đau lưng về sau. Vì vậy chọn thời điểm thích hợp để tập ngồi cho bé là điều hết sức quan trọng.

    Mẹ nên lưu ý đặc biệt ngay từ những lần tập ngồi đầu tiên của bé. Tay bé không đủ sức chống đỡ khi nhoài người về phía trước là dấu hiệu cho thấy bé cưng cần thêm một thời gian nữa mới có thể tập ngồi.

    Tham khảo:

  • Công thức bột ăn dặm cho bé 6 tháng đơn giản và đầy dinh dưỡng
  • Trẻ bị té đập đầu sau có nguy hiểm? Xử lý ra sao?
  • Cho bé tự chơi cũng là cách tập ngồi cho bé hiệu quả

    Ngoài thời điểm, tư thế ngồi cũng ảnh hưởng rất lớn đến cột sống của bé. Mẹ nên tập cho bé ngồi thẳng lưng, tránh những tư thế không chuẩn hoặc cho bé nằm gối quá cao. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm trẻ dễ bị gù.

    Lưu ý khi tập ngồi cho bé

    Để tránh những ảnh hưởng xấu cũng như giúp bé tập ngồi dễ dàng hơn, mẹ nên đặc biệt lưu ý đến những điều sau đây:

    • Không nên dùng ghế tập ngồi hoặc xe tập đi: Không mang lại lợi ích, hai vật dụng này thậm chí có thể gây hại cho sự phát triển của trẻ. Khi ngồi trong ghế, bé có thể ngồi không đúng tư thế. Ngoài ra, đã có không ít các trường hợp bé bị ngã khi đang ngồi trong ghế. Thay vì dùng ghế, mẹ có thể bắt đầu tập ngồi cho bé bằng cách tập cho bé quen với việc giữ thăng bằng. Cho bé tự ngồi dựa lưng vào tấm đệm mềm, hoặc mẹ có thể ngồi bắt chéo chân và đặt bé ở giữa. Những cách này vừa giúp bé thực hành khả năng cân bằng, vừa giúp phát triển cơ cổ và cơ lưng của bé.
    • Tránh cho bé ngồi trên ghế xe hơi: Trong giai đoạn này, rất khó để bé có thể tự ngồi trên ghế xe hơi. Nếu cần di chuyển nhiều bằng xe, mẹ có thể cân nhắc đến việc mua riêng cho trẻ một chiếc ghế ngồi trong xe.

    Biết rằng mỗi trẻ có cột mốc phát triển của riêng mình nhưng nếu trẻ 6 tháng tuổi không thể ngồi dù có sự trợ giúp, mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ ngay.

    Tham khảo: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

    Video liên quan

    Chủ Đề