Trình bày suy nghĩ của em về câu nói của nhân vật Trương Ba

Sự thành thực tựa như một viên kim cương. Tuy sáng chói hào quang, nhưng thực chất, lại là một lưỡi dao bén nhọn nhất. Trong cuộc sống ngày nay, đôi khi, chúng ta vẫn phải chấp nhận sự thật, chấp nhận sự thật rằng chúng ta luôn bị đe dọa bởi quyền lực, bởi tiền tài, bởi danh vọng,… Hồi còn bé, tôi nghĩ mình có thể là một con người thẳng thắn. Nhưng khi lớn lên, khi phải trang trải sự đời chỉ dựa vào sức mình, tôi biết, sự thẳng thắn chính là một viên kim cương. Có mấy người có thể thành thật thừa nhận rằng mình chưa bao giờ xu nịnh cấp trên, có mấy người có thể thẳng thắn nêu ra quan điểm của mình, để phản bác lại ý kiến của lãnh đạo? Đặc biệt, có mấy người nghèo khổ, không quyền không thế như Trương Ba có thể sống thẳng như vậy được? Tuy được là chính mình là điều hạnh phúc nhất. Thế nhưng, xã hội ngày nay lại không thể chấp nhận được sự thành thực, thẳng thắn ấy. Chúng ta, đôi khi vẫn phải cố thích nghi với môi trường sống, vẫn phải uốn lưỡi 7 lần trước khi nói. Vậy nên, có thể được là chính mình như trong quan điểm của Trương Ba là một điều tốt. Nhưng, vẫn phải nên cẩn thận hơn trong lời nói của mình. Chúng ta không thể chỉ vì sự quá thành thật, thậm chí là thô bạo của mình để mà làm vụt mất tương lai, vụt mất cơ hội sống được!

________

Eo nói thật thì theo quan điểm của em về câu trên như vậy. Đấy là điều đầu tiên em nghĩ đến sau khi đọc tác phẩm này. Em nghĩ có hơi lạc đề chút nhưng mong có thể giúp được anh/chị

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015


Tags: Luyện tập tác phẩm văn học

Hướng dẫn

Đề bài: Trình bày cảm nhận của anh/chị về quan niệm “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu câu nói: Câu nói của Trương Ba không chỉ góp phần thể hiện tư tưởng nhân sinh của vở kịch mà còn gợi bao suy ngẫm sâu sắc cho độc giả khi soi chiếu vào trong chính cuộc sống của mình.

2. Thân bài

– Câu nói thể hiện quan niệm sống của Trương Ba được rút ra từ chính bi kịch sống nhờ cái xác của người hàng thịt.

– Câu nói của Trương Ba đã thể hiện khát vọng được giải thoát khỏi thực cảnh hiện tại, mong muốn được sống là chính mình mà không phải cuộc sống bị đổi thay, xáo trộn trước sự chi phối, điều khiển của cái xác nữa.

– Trương Ba từ chối cơ hội được sống quý giá để được sống là mình trọn vẹn, để không phải “sống bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo” nữa.

– Câu nói của Trương Ba không chỉ góp phần phát triển kịch tính của câu chuyện, bộc lộ những giằng xé, đau đớn cũng như những phẩm chất cao đẹp của nhân vật Trương Ba mà câu nói còn thể hiện được những triết lí sâu sắc

– Con người là thực thể thống nhất giữa phần hồn và phần xác, do đó không thể có một tâm hồn thanh cao, thanh sạch trong một thân xác phàm tục, tội lỗi.

– Khi con người chấp nhận sống nương nhờ, chắp vá không toàn vẹn, không được sống là mình thì cuộc sống vẫn tiếp diễn, chúng ta có thêm cơ hội để sống thế nhưng cuộc sống ấy cũng thật vô nghĩa.

– Lời nói và hành động của Trương Ba đã thể hiện bản lĩnh và vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật khi sẵn sàng đón nhận cái chết còn hơn sống trong sự dày vò của lương tâm và sự ghẻ lạnh, thất vọng của những người thân yêu

3. Kết bài

Qua câu nói của nhân vật Trương Ba, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã thể hiện được cái nhìn sâu sắc khi phát hiện được bi kịch bên trong con người hiện đại: đó là thực trạng con người sống vội, sống gấp, sống thực dụng mà vô tình đánh mất chính mình.

II. Bài tham khảo

Nhận thức về hoàn cảnh éo le của mình khi phải sống nhờ trong thân xác của người hàng thịt, nhân vật Trương Ba trong đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” đã đau đớn thốt lên rằng: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Câu nói của Trương Ba không chỉ góp phần thể hiện tư tưởng nhân sinh của vở kịch mà còn gợi bao suy ngẫm sâu sắc cho độc giả khi soi chiếu vào trong chính cuộc sống của mình.

“Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” là câu nói của Hồn Trương Ba với Tiên cờ Đế Thích. Câu nói thể hiện quan niệm sống của Trương Ba được rút ra từ chính bi kịch sống nhờ cái xác của người hàng thịt.

Câu nói của Trương Ba đã thể hiện khát vọng được giải thoát khỏi thực cảnh hiện tại, mong muốn được sống là chính mình mà không phải cuộc sống bị đổi thay, xáo trộn trước sự chi phối, điều khiển của cái xác nữa. Cũng trong cuộc đối thoại với Đế Thích, Trương ba đã kiên quyết từ chối cơ hội được sống nhưng không được là mình, dù là nhập hồn vào xác người hàng thịt thô tục, tàn nhẫn hay cu Tị ngây thơ, trong sáng thì cũng chỉ là lấy bi kịch này thay thế cho bi kịch khác, Trương Ba vẫn không được sống là mình. Trương Ba từ chối cơ hội được sống quý giá để được sống là mình trọn vẹn, để không phải “sống bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo” nữa.

Câu nói của Trương Ba không chỉ góp phần phát triển kịch tính của câu chuyện, bộc lộ những giằng xé, đau đớn cũng như những phẩm chất cao đẹp của nhân vật Trương Ba mà câu nói còn thể hiện được những triết lí sâu sắc trong cuộc sống con người. Trong sự đa diện, phức tạp của cuộc sống, con người bị hoàn cảnh xoay vần nhưng con người không thể chấp nhận cuộc sống tạm bợ, bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo.

Con người là thực thể thống nhất giữa phần hồn và phần xác, do đó không thể có một tâm hồn thanh cao, thanh sạch trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Để sống trọn vẹn là một con người đúng nghĩa quả thực không hề đơn giản.

Khi con người chấp nhận sống nương nhờ, chắp vá không toàn vẹn, không được sống là mình thì cuộc sống vẫn tiếp diễn, chúng ta có thêm cơ hội để sống thế nhưng cuộc sống ấy cũng thật vô nghĩa. Trong xã hội hiện đại, vẫn còn rất nhiều những người tự đưa mình vào bi kịch, đó là những con người sống giả dối, hèn nhát, không dám sống là chính bản thân mình hay bị tha hóa, biến chất chỉ vì danh và lợi.

Trong vở kịch, sau khi trải qua bao cay đắng khi sống nương nhờ, Trương Ba đã nhận ra bi kịch của bản thân để từ đó kiên quyết từ bỏ cuộc sống không phải của mình. Trương Ba không chấp nhận thỏa hiệp để tiếp tục được sống nhưng cũng đồng nghĩa kéo dài bi kịch không phải vì mình. Lời nói và hành động của Trương Ba đã thể hiện bản lĩnh và vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật khi sẵn sàng đón nhận cái chết còn hơn sống trong sự dày vò của lương tâm và sự ghẻ lạnh, thất vọng của những người thân yêu vì sự thay đổi của chính mình.

Qua câu nói của nhân vật Trương Ba, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã thể hiện được cái nhìn sâu sắc khi phát hiện được bi kịch bên trong con người hiện đại: đó là thực trạng con người sống vội, sống gấp, sống thực dụng mà vô tình đánh mất chính mình.

Theo Vanmau.top

1. Mở bài:

- Cuộc sống thật phong phú, đa dạng, phức tạp, chúng ta luôn tự hỏi: Sống thế nào cho đúng? Làm thế nào để có một cuộc sống đẹp? Hãy sống là chính mình, trung thực, chân thật, thẳng thắn, không giả dối và giàu lòng nhân ái.

- Trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang đã để nhân vật Trương Ba bày tỏ quan niệm sống của mình là: “Không thể bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo được”.

2. Thân bài:

a. Giải thích ý nghĩa câu nói:

- Bên trong: Là thế giới nội tâm của con người (gồm nhận thức, tư tưởng, khát vọng). Đây là phần làm nên ý thức, chất người cao quý trong con người. Nếu thế giới bên trong đạt được sự toàn vẹn, hoàn thiện, con người sẽ có được những phẩm chất tốt đẹp, quý giá, sống một đời sống tinh thần phong phú, sâu sắc. Đây là phần mà người ta không nhìn thấy được chủ có thể cảm nhận qua tiếp xúc, tìm hiểu và gắn bó.

- Bên ngoài: là cái có thể quan sát, nhận biết bằng thị giác (gồm hình thức, hành vi, lời nói, việc làm).

- Quan hệ giữa bên ngoài và bên trong: Thường là quan hệ thống nhất – cái bên ngoài là biểu hiện cụ thể của cái bên trong và ngược lại, cái bên ngoài cũng được cái bên trong quy định, chi phối.

- Bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo: Không có sự hài hòa, thống nhất của bên ngoài và bên trong, tức là lời nói, việc làm không thống nhất với suy nghĩ, tình cảm, nhận thức. Sự không thống nhất này khiến con người rơi vào tình trạng sống giả tạo, trở nên lệch lạc, mất thăng bằng. Dù ở trường hợp nào cũng đều là bi kịch.

- Ý nghĩa câu nói của Trương Ba: Thể hiện một quan niệm sống đúng đắn: Cần phấn đấu để đạt sự hài hòa, cân bằng giữa nhận thức, hành vi, giữa cái bên trong với cái bên ngoài. Mỗi người hãy sống là mình, luôn làm chủ bản thân cả về thể xác lẫn tìn thần. Đó là cách sống để con người đạt được sự thanh thản.

b. Phân tích, chứng minh ý nghĩa câu nói:

* Thực tế cuộc sống của Trương Ba:

- Bên trong: Gắn liền với phần hồn Trương Ba- một người làm vườn chăm chỉ, cần cù, tinh tế đã nâng niu chăm sóc vườn cây, một con người mẫu mực, sống đạo đức và giàu tình nghĩa với vợ con, với cháu nội, với láng giềng xung quanh. Đó là những phẩm chất quý giá khiến Trương Ba được mọi người nể trọng, quý mến.

- Bên ngoài: Gắn liền với xác hàng thịt – một con người thô bạo, tham lam, coi trọng sự hưởng thụ vật chất.

- Vì một sự nhầm lẫn nên cả hai con người này đã bị đẩy vào một tình huống éo le: hồn Trương Ba phải sống nhờ trong xác anh hàng thịt. Vấn đề là ở chỗ: hồn Trương Ba vẫn có những nhu cầu về tinh thần song lại không thể điều khiển xác anh hàng thịt- tuy chỉ là xác thịt âm u đui mù song vẫn có tiếng nói riêng, vẫn đòi hỏi được thỏa mãn nhu cầu về vật chất. Cả nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần đều tự nhiên, chính đáng song trong trường hợp này lại trở nên mâu thuẫn, không thể tồn tại.

- Kết quả: Trong sự xung đột, nhu cầu thể xác lại có phần thắng thế và cái thể xác phàm tục kia lại có thể lên tiếng nhạo báng nhu cầu cao quý của linh hồn. Đây là một điều phi lí và đau lòng bởi phần xác đã xúc phạm, đã làm tổn thương đến phần hồn.

* Trong cuộc sống con người hiện nay:

- Ở một số người có sự hòa hợp giữa bên trong và bên ngoài. Đó là khi cái bên trong – đời sống tinh thần – thật sự mạnh mẽ để tạo thành một bản lĩnh sống, bản lĩnh văn hóa để có thể chi phối, điều khiển lời nói, việc làm để cái bên ngoài thật sự là sự biểu hiện của cái bên trong. Khi ấy, con người được sống là mình, con người khẳng định được cái tôi của bản thân, đồng thời cũng tạo cho mình một khả năng để chinh phục, thu hút người khác, tức là không chỉ sống tốt mà còn được mọi người yêu mến.

- Có một bộ phận không nhỏ những người không tạo được sự hài hòa giữa bên ngoài và bên trong:

+ Bên trong tốt đẹp, có nhân tính, có lương tâm, có khả năng nhận thức, hiểu biết nhưng không thắng được hoàn cảnh, bị hoàn cảnh xô đẩy đến chỗ có những hành vi trái với lương tâm, trái với chuẩn mực đạo đức. Đó là trường hợp con người phải sống kệch lạc, mất thăng bằng.

+ Bên trong kém cỏi, tầm thường song ở vào vị trí buộc mình phải tỏ ra có đạo đức, có hiểu biết, có tình cảm cao thượng. Đó là trường hợp con người phải sống giả tạo.

c. Đánh giá, bàn bạc:

- Mỗi người cần trang bị cho mình nhận thức, hiểu biết để có thể phân biệt đúng – sai, rèn luyện bản lĩnh để có thể tự kiểm soát mọi hành vi, để không chạy theo dục vọng tầm thường, không sa đà vào lối sống buông tuồng, dung tục. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến bản thân mình, quan tâm đến những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng dù là bình thường nhất để được sống một cách thoải mái, tự nhiên.

- Phương châm sống đúng đắn: Cố gắng tìm sự hài hòa giữa nhu cầu về tinh thần và nhu cầu về vật chất để tạo nên một cuộc sống cân bằng và nghiêm túc với bản thân mình, tạo cho mình quyền được hạnh phúc.

3. Kết bài:

- Cuộc sống đầy những khó khăn, phức tạp, đầy những cám dỗ, có khi người ta mắc phải những sai lầm, vấp ngã. Hãy dũng cảm đối diện với sự thật để vươn lên. Hãy trung thực, thẳng thắn với bản thân, không “nói một đằng làm một nẻo”, giả dối với mọi người và chính mình. Hãy luôn cảnh giác với “kẻ thù của chính mình”, vượt qua nó để chiến thắng hoàn cảnh, sống là mình.