Truyền thông giáo dục sức khỏe về tăng huyết áp

     Căn cứ Thỏa thuận hợp tác chương trình “cùng sống khỏe” giữa Quỹ Vì sức khỏe tim mạch Việt Nam và Sở Y tế tỉnh Bắc Giang ngày 28/5/2020, Sở Y tế Bắc Giang xây dựng Kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống một số bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng năm 2020;

      Theo kế hoạch, mục tiêu chung nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng, chống bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường; tăng cường việc chẩn đoán sớm bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, giúp người dân có cuộc sống hợp lý nhất với căn bệnh. Sở Y tế sẽ tổ chức tập huấn cho cán bộ của 06 huyện và 30 trạm y tế tham gia vào chương trình; tổ chức 300 buổi truyền thông giáo dục sức khỏe cho 18.000 người dân từ 40 tuổi trở lên, có yếu tố nguy cơ cao và chưa được chẩn đoán bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường; 100% người dân đến dự buổi truyền thông được phát các tài liệu tuyên truyền và được tư vấn về tăng huyết áp, đái tháo đường.

     Đối tượng Người dân từ 40 tuổi trở lên, có yếu tố nguy cơ cao và chưa được chẩn đoán bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường. 06 huyện được lựa chọn tham gia vào chương trình “cùng sống khỏe” gồm: Tân Yên, Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động, Yên Thế và Lạng Giang. Trung tâm Y tế mỗi huyện lựa chọn 05 Trạm y tế để thực hiện truyền thông giáo dục sức khỏe cho người dân trên địa bàn.

       Trong khuôn khổ của chương trình sẽ tổ chức 01 lớp tập huấn cho đối tượng là cán bộ Trung tâm y tế, Trạm y tế tham gia vào Chương trình. Tổ chức một buổi truyền thông giáo dục sức khỏe tại xã đối tượng là người dân từ 40 tuổi trở lên, có yếu tố nguy cơ cao và chưa được chẩn đoán bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường, số lượng 60 người/1 buổi. Nội dung tập trung  giới thiệu các thông điệp truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường; các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm đặc biệt bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường; cách phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường; tư vấn về nơi khám, quản lý và điều trị bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường; cách phòng bệnh không lây nhiễm; đo huyết áp, test thử đường huyết nhanh; phát các tài liệu truyền thông về tăng huyết áp và đái tháo đường cho các đối tượng được mời tham dự. Địa điểm tổ chức Trạm y tế hoặc địa điểm công lập như: Trường học, UBND xã. 

Nhằm mục tiêu Truyền thông giáo dục cho bệnh nhân về bệnh lý Tăng huyết áp, tầm quan trọng của việc kiểm soát nhịp tim và cách phòng ngừa biến cố tim mạch cho bệnh nhân, qua đó giúp bệnh nhân có một lối sống thích hợp để giảm thiểu các biến chứng về tim mạch. Sáng ngày 16/12/2017, Bệnh viện Quận 11 phối hợp với VPĐD Merck Export tổ chức chương trình Truyền thông giáo dục sức khỏe cho người dân với chủ đề “Tăng huyết áp và phòng ngừa bệnh lý tim mạch” tại sảnh chờ phòng khám Bác sĩ Gia đình.

Tham dự Buổi Truyền thông có gần 100 bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện Quận 11

Đến với buổi Truyền thông, BS.CKI. Võ Thị Rĩ – Phó giám đốc trinh bày chủ đề “ Tăng huyết áp và kiểm soát nhịp tim trong điều trị tăng huyết áp”; BS.CKII. Đặng Trường Tiến – Trưởng khoa Tim mạch Chuyển hóa Bệnh viện trình bày bài thuyết minh với chủ đề “ Tìm hiểu các biến cố tim mạch và cách phòng ngừa”

BS.CKI. Võ Thị Rĩ – Phó giám đốc trinh bày chủ đề “ Tăng huyết áp và kiểm soát nhịp tim trong điều trị tăng huyết áp”

BS.CKII. Đặng Trường Tiến – Trưởng khoa Tim mạch Chuyển hóa Bệnh viện trình bày bài thuyết minh với chủ đề “ Tìm hiểu các biến cố tim mạch và cách phòng ngừa”

Sau khi lắng nghe bài trình bày với những nội dung cụ thể và bổ ích của các bác sĩ. Các bệnh nhân và thân nhân còn được các bác sĩ giải đáp những thắc trong quá trình điều trị của bản thân, cũng như chia sẽ những vấn đề của bản thân để mọi người cùng thảo luận.

Bệnh nhân tích cực tham gia vào buổi truyền thông

Buổi sinh hoạt đã diễn ra thành công tốt đẹp, không chỉ là cung cấp kiến thức cho bệnh nhân và thân nhân mà còn là nơi lắng nghe những thắc mắc, đóng góp của người bệnh mà những lần khám bệnh thông thường không thể ghi nhận được. Cùng với hoạt động của các CLB Đái tháo đường, CLB Hen – COPD,.. những chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe thật sự bổ ích đối với người dân, góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nhận thức tiến tới thực hiện các biện pháp phòng ngừa đối với các bệnh lý liên quan.

Tăng huyết áp thường là một bệnh mạn tính, tiến triển ngày càng nặng dần, nhiều biến chứng rất nguy hiểm có thể đe doạ tính mạng bệnh nhân nếu chúng ta không điều trị và chăm sóc chu đáo. Vì vậy người điều dưỡng khi tiếp xúc với bệnh nhân cần phải nhẹ nhàng, ân cần và biết thông cảm.

1. Giáo dục sức khoẻ:

Giáo dục cho bệnh nhân và gia đình về các nguyên nhân, các yếu tố thuận lợi làm tăng huyết áp

Giáo dục cho bệnh nhân và gia đình cách phát hiện các dấu chứng tăng huyết áp, cách phòng, điều trị và theo dõi bệnh nhân tăng huyết áp.

2. Dự phòng:

Dự phòng cấp I: đối với những người chưa bị tăng huyết áp cần lưu ý vấn đề sinh hoạt hàng ngày nhất là các thói quen có hại sức khỏe phải khám định kỳ để phát hiện tăng huyết áp hay các bệnh liên quan. Trong đối tượng này chú ý đến những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh cao cho dù những lần đầu chưa phát hiện tăng huyết áp nhưng cần trao đổi tuyên truyền để phối hợp dự phòng cùng nhân viên y tế tuyến trước.

Dự phòng cấp II: đối với người đã tăng huyết áp, cần phải chặt chẽ hơn nữa trong chế độ ăn uống, nghỉ ngơi theo dõi huyết áp đều đặn và có kế hoạch điều trị ngoại trú để theo dõi tiến triển, tác dụng phụ của thuốc. Cần chú ý yếu tố kinh tế trong điều trị vì đây là một liệu trình lâu dài, tốn kém.

Có 6 cách phòng bệnh ngay từ đầu:

- Tránh béo phì.

- Tăng hoạt động thể lực.

- Thay đổi lượng muối trong chế độ ăn [< 2,4g/ngày tương đương với khoảng 6g muối ăn natri clorid].

- Thay đổi lượng rượu bia đối với những người uống quá nhiều. ủy ban quốc gia Hoa Kỳ về phòng chống tăng huyết áp JNC-VII khuyên mỗi ngày chỉ nên uống không quá 1 ounce đối với nam và 1/2 ounce đối với nữ [1 ounce khoảng 29,6 ml rượu whisky].

- Bỏ hút thuốc lá.

- Theo dõi huyết áp.

Khuyên bệnh nhân thay đổi lối sống:

- Giảm cân nếu quá cân.

- Hạn chế uống rượu: trong mỗi ngày uống không quá 30 ml ethanol, tương đương 720 ml bia, 300 ml rượu vang, 60 ml whisky đối với nam giới, nữ giới và người nhẹ cân uống bằng một nửa nam giới.

- Tăng hoạt động thể lực: 30-40 phút hàng ngày.

- Giảm lượng muối ăn vào.

- Duy trì đủ chế độ kali qua chế độ ăn.

- Duy trì calci và magnesi cần thiết.

- Ngừng hút thuốc lá.

- Giảm ăn các chất béo và mỡ bão hòa.

3. Chế độ dinh dưỡng

Nguyên tắc chung:

- Ăn giảm muối, nên sử dụng dưới 6g muối/ngày

- Hạn chế năng lượng đưa vào, nhất là với những người quá béo. Những người không béo chỉ nên ở mức 35-40 kcal/kg/ngày.

- Giảm lipid trong khẩu phần, nhất là những người có vữa xơ động mạch. Nên dùng lipid thực vật. Nên ở mức 25-40g/ngày.

- Protein nên ở mức 60-70 g/ngày, không nên ăn quá nhiều protein động vật

- Glucid: 300-350g/ngày, nên dùng ngũ cốc không xay xát kỹ, hạn chế các loại đường và bánh kẹo.

- Không hút thuốc lá [nicotin làm co mạch]

- Cung cấp đầy đủ khoáng chất, vitamin

- Nước uống vừa phải.

Các loại thực phẩm nên dùng:

- Gạo tẻ, gạo nếp, các loại khoai, đậu đỗ, lạc, vừng.

- Thịt ít mỡ như thịt bò, thịt gà ta, thịt lợn nạc...

- Trứng: nên ăn trứng gà [ít lipid hơn trứng vịt]

- Sữa: nên ăn các loại sữa tách bơ, sữa đậu nành, sữa chua

- Cá, tôm,cua các loại

- Ăn nhiều rau xanh và trái cây [chứa nhiều Kali, Magne, Calci, các vitamin]  nhất lẩu quả giàu vitamin C,E, betacaroten...Nên tăng cường ăn rau húng dổi, ăn tỏi hàng ngày.

- Nên uống chè sen, chè hoa hòe, nước dâu ngô, nước rau luộc.

Các loại thực phẩm không nên dùng:

- Thịt nhiều mỡ, mỡ, nước xương ninh, cá béo [cá mè]

- Các loại phủ tạng: thận, óc, tim, gan, lòng ... vì có nhiều cholesterol

- Nước chè đặc, coffee, thuốc lá, ớt cay

- Các thức ăn muối mặn.

- Đường và các loại bánh, mứt, kẹo... 

ĐD Võ Thị Hồng Cẩm- Khoa Khám bệnh

Video liên quan

Chủ Đề