Tt remittance là gì

Nội dung chính phương thức thanh toán T/T [Remittance] mục đích giúp đọc hiểu các thông tin giao dịch giữa bên xuất khẩu [exporter], ngân hàng của bên xuất khẩu [ngân hàng đại lý / ngân hàng thông báo – responding bank/ advising bank / intermediary bank/ correspondent bank], bên nhập khẩu [importer], ngân hàng của bên nhập khẩu [ngân hàng chuyển – remitting bank].

Hợp pháp hóa lãnh sự là gì

hồ sơ xin giấy phép lao động

20: SENDER REFERENCE – Số tham chiếu của người gửi điện

Thông tin này do ngân hàng chuyển tiền quy định.

[Transaction Reference Number – số tham chiếu giao dịch]

23B: Bank Operation Code  – Mã loại giao dịch

CRED – viết tắt của credit transfer : Chuyển tín dụng

32A: VALUE DATE/ CURRENCY/ INTERBANK SETTLED AMOUNT – Ngày chuyển tiền/ Tiền tệ/ Số tiền chuyển

Ngày chuyển tiền là ngày số tiền chính thức được hạch toán để chuyển đi [lưu ý, không chắc là ngày người nhập khẩu nộp hồ sơ yêu cầu chuyển tiền].

33B: Currency / Instructed amount

Tiền tệ/Số tiền chuyển

50K: ORDERING CUSTOMER [name & address] – Người chuyển tiền [người nhập khẩu]

Thường ghi số tài khoản và tên + địa chỉ của người nhập khẩu.

52A: ORDERING INSTITUTION – Ngân hàng chuyển tiền [ngân hàng phục vụ người nhập khẩu]

Ghi SWIFT code của ngân hàng phục vụ người nhập khẩu.

57A: ACCOUNT WITH INSTITUTION – Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu

Ghi SWIFT code của ngân hàng phục vụ người xuất khẩu.

59: BENEFICIARY [CUSTOMER] – Người thụ hưởng [người xuất khẩu]

Thường ghi số tài khoản và tên + địa chỉ của người nhập khẩu.

70: REMITTANCE INFORMATION – Nội dung chuyển tiền

Ghi thông tin tham chiếu để nhận biết số tiền được chuyển cho Hợp đồng nào, chuyển lần thứ mấy.

71A: DETAILS OF CHARGES [BEN/OUR/SHA] – Phí chuyển tiền

Các lựa chọn OUR, BEN và SHA là gì?

Phí chuyển tiền do người xuất khẩu và người nhập khẩu thỏa thuận trước. Có 3 trường hợp trả phí:

  • SHA [SHAred]: chia sẻ cho 2 bên: nghĩa là phí phát sinh ở nước nhập khẩu do người nhập khẩu chịu, phí phát sinh ngoài nước nhập khẩu do người xuất khẩu chịu.
  • OUR [“Remitter pays all fees” or “Sender bears all transaction fees]: Phí cũng có thể do người nhập khẩu / người chuyển tiền chịu hoặc
  • BEN [BENeficiary: do người xuất khẩu chịu

72: SENDER TO RECEIVER INFORMATION – Chỉ thị từ ngân hàng gửi điện đến ngân hàng nhận điện

Có thể ghi thông tin của ngân hàng trung gian hoặc chỉ thị khác từ ngân hàng gửi điện.

T/T được sử dụng phổ biến đối với các thương vụ giá trị thấp hoặc với các đối tác có độ tin cậy cao [đối tác lớn và uy tín hoặc đối tác lâu dài… ], khi chuyển tiền ngân hàng chỉ tham gia cung cấp dịch vụ thanh toán và thu phí.

1.      Các bên tham gia thực hiện T/T

Định nghĩa: Chuyển tiền [Remittance] là phương thức trong đó người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho người xuất khẩu tại một thời điểm nào đó. Chuyển tiền bằng điện [Telegraphic Transfer – T/T hoặc TTR] là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của Ngân hàng chuyển tiền được gửi bằng điện TELEX hay mạng SWIFT.

  1. Người trả tiền [Remitter]: Người nhập khẩu
  2. Người hưởng lợi [Beneficiary]: Người xuất khẩu
  3. Ngân hàng chuyển tiền [Remitting Bank]: Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu
  4. Ngân hàng trả tiền [Paying Bank]: Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu, là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của Ngân hàng chuyển tiền.

2.      Các thời điểm thanh toán bằng T/T

a.      Tạm ứng [sau khi đặt hàng] – Deposit

Đối với thương vụ đầu tiên giữa hai bên [giá trị thương vụ chưa quá lớn] thì bên xuất khẩu thường yêu cầu bên nhập khẩu phải tạm ứng để có cơ sở tiến hành thu mua/ sản xuất hàng hóa. Nếu khéo đàm phán bên nhập khẩu có thể đề nghị chỉ tạm ứng 50% hoặc thậm chí 30%, phần còn lại sẽ chuyển tiền trước khi giao hàng.

b.      Ngay trước khi giao hàng – Before shipment

Bên nhập khẩu tiến hành chuyển tiền nốt phần còn lại [nếu đã tạm ứng 1 phần] của giá trị hợp đồng để bên xuất khẩu giao hàng. Nếu hai bên tiếp tục giao dịch thì đến thương vụ thứ 2 bên nhập khẩu có thể đàm phán thanh toán 100% trước khi giao hàng [mà không phải tạm ứng như thương vụ đầu tiên].

c.      Ngay sau khi giao hàng [trước khi bên bán gửi chứng từ gốc cho bên mua] – After shipment

Trường hợp bên nhập khẩu đặt 1 đơn hàng với giá trị đáng kể và không chấp nhận chuyển tiền trước giao hàng [do chưa tin tưởng bên xuất khẩu] thì bên xuất khẩu có thể đề nghị giao hàng trước và giữ bộ chứng từ cho đến khi bên nhập khẩu thanh toán thì mới giao chứng từ cho bên nhập khẩu [bên nhập khẩu chỉ có thể nhận được hàng khi có bộ chứng từ trong tay].

Trong trường hợp xấu nếu bên nhập khẩu không thanh toán thì bên xuất khẩu vẫn đang kiểm soát lô hàng [do bên xuất khẩu vẫn đang giữ bộ chứng từ] và có thể cho hàng quay lại nước xuất khẩu hoặc bán lại lô hàng cho một người nhập khẩu mới ngay tại nước nhập khẩu đó.

d.      Trả chậm [nợ trong 30, 60, 90 ngày sau ngày giao hàng] – Deferred

Nếu bên nhập khẩu trở thành đối tác tin cậy và thường xuyên của bên xuất khẩu hoặc bên nhập khẩu đơn giản là công ty con [công ty trong cùng tập đoàn] đối với bên xuất khẩu thì việc thanh toán chậm thường xuyên được áp dụng.

3.      Quy trình chuyển tiền

Người xuất khẩu giao hàng và gửi bộ chứng từ gốc cho người nhập khẩu trước khi làm Lệnh chuyển tiền [nếu hợp đồng quy định T/T sau khi giao hàng] hoặc gửi bộ chứng từ gốc cho người nhập khẩu sau khi làm Lệnh chuyển tiền [nếu hợp đồng quy định T/T trước khi giao hàng].

Quy trình:

  1. Người nhập khẩu làm Lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình [nếu không tự có ngoại tệ để chuyển tiền, người nhập khẩu thường phải làm thêm Hợp đồng mua bán ngoại tệ để mua ngoại tệ từ ngân hàng];
  2. Ngân hàng của người nhập khẩu chuyển tiền đến Ngân hàng của người xuất khẩu để trả cho người xuất khẩu [Thông điệp được gửi đi từ ngân hàng của người nhập khẩu đến ngân hàng của người xuất khẩu gọi là Điện chuyển tiền – T/T slip];
  3. Ngân hàng của người xuất khẩu ghi CÓ vào tài khoản người xuất khẩu.

4.      Tạm kết

Dễ nhận thấy thanh toán bằng T/T là phương thức đơn giản nhất, để giảm thiểu rủi ro hai bên phải cố gắng ràng buộc giữa việc giao hàng và việc thanh toán càng nhiều càng tốt. Cũng vì thế phương thức Chuyển tiền tương đối kém an toàn và dễ bị thay thế bằng D/A, D/P hoặc L/C khi giá trị thương vụ tăng lên.

[2009-2022] Kinh nghiệm 13 năm làm việc, đào tạo, tư vấn nghiệp vụ Xuất nhập khẩu.

[2014-2017] Sáng lập công ty TNHH Đào tạo Nhân sự Xuất nhập khẩu Việt Nam và Trung tâm Đào tạo Xuất nhập khẩu LAPRO.

[2017-2022] Tác giả sách Xuất Nhập Khẩu Thực Chiến – NXB Tài chính.

Remittance là gì? Đó là thuật ngữ tiếng Anh được dùng nhiều trong các ngành tài chính - ngân hàng - kinh tế, có nghĩa là phương thức chuyển tiền hoặc gọi tắt là chuyển tiền.

Ngoài phương thức chuyển tiền theo hình thức tặng- cho, còn lại đa phần các phương thức chuyển tiền hiện nay đều phục vụ mục đích thương mại: Mua hàng, xuất nhập khẩu hàng hóa, thanh toán các hóa đơn, mua sắm, dịch vụ lưu trú, vé máy bay...

Đây là một hình thức thanh toán quốc tế. Trong đó, người chuyển tiền sẽ thông qua một vài hình thức [ví dụ ngân hàng] để chuyển một khoản tiền cho người thụ hưởng ở một địa điểm nhất định, trong một thời gian cụ thể. Người chuyển tiền có quyền lựa chọn phương thức chuyển tiền phù hợp với nhu cầu của mình.

Một giao dịch Remittance - chuyển tiền hoàn thiện thường là một kết thúc của một trong những phương thức thanh toán như:

Phương thức nhờ thu;

Phương thức ghi sổ;

Phương thức bảo lãnh ngân hàng;

Tín dụng chứng từ;

Thư ủy thác mua;

Tín dụng dự phòng; 

Đặc điểm của remittance là gì?

Remittance có đặc điểm khá đơn giản. Người nhận tiền và người chuyển tiền chính là những đối tượng thực hiện thanh toán trực tiếp. Khi thực hiện chuyển tiền bằng ngân hàng hoặc bưu điện [là 2 hình thức chuyển tiền phổ biến nhất hiện nay] thì các đơn vị này chỉ đóng vai trò trung gian, giúp thực hiện việc chuyển tiền.

Về cơ bản, đơn vị thực hiện chuyển tiền sẽ không bị ràng buộc bất cứ trách nhiệm nào với người chuyển và người nhận tiền. Trừ trường hợp ngân hàng chuyển nhầm tiền, thông tin chuyển khác với thông tin yêu cầu của người chuyển tiền. Khi đó, ngân hàng buộc phải có những trách nhiệm bồi thường tương ứng và chuyển đúng lại cho người nhận.

Trong thanh toán chuyển tiền, đôi khi sẽ có những rủi ro nhất định và ngân hàng đa phần sẽ đứng ngoài những rủi ro này. Trừ trường hợp ngân hàng chuyển tiền nhầm. Còn các trường hợp người chuyển tiền tự chuyển nhầm trên hệ thống ngân hàng điện tử, ví điện tử, cổng thanh toán… ngân hàng sẽ không có trách nhiệm đòi tiền lại.

Nguyên nhân là để hạn chế các rủi ro gian lận thương mại. Ví dụ người mua hàng gửi biên nhận chuyển tiền cho người bán xác định đã chuyển. Mặt khác lại thông báo cho ngân hàng đã chuyển nhầm. Nếu ngân hàng chấp thuận chuyển tiền lại thì sẽ phát sinh các trường hợp gian lận.

Chính vì vậy, trong thương mại giao dịch chuyển nhận tiền qua ngân hàng, việc chuyển tiền hay không phụ thuộc vào thiện chí của người mua. Trong nhiều trường hợp, người mua đã nhận hàng nhưng không chịu thanh toán. Có trường hợp vẫn thanh toán nhưng cố ý kéo dài thời gian.

Vì vậy người bán cũng bị ảnh hưởng quyền lợi khá nhiều. Còn trong các trường hợp thanh toán qua ngân hàng, bạn cần đảm bảo ghi đúng thông tin người nhận để tiền “đi đúng nơi, về đúng chốn”.

Nhìn chung, phương thức trao đổi thương mại thông qua các phương thức chuyển tiền thường được thực hiện trong trường hợp bên mua và bên bán tin cậy lẫn nhau. Trong các trường hợp khác, cả 2 bên sẽ có những ràng buộc nhất định để đảm bảo quyền lợi.

 Người bán có thể yêu cầu người mua chuyển cọc trước cho đơn hàng. Bên mua thì cũng có các ràng buộc bằng hợp đồng mua bán để đảm bảo chất lượng, số lượng hàng hóa nhận được.

Có các phương thức chuyển tiền nào hiện nay?

Trong phương thức chuyển tiền quốc tế - Remittance, có 2 hình thức chuyển tiền chính:

Chuyển tiền bằng thư [Mail Transfer]: Hình thức chuyển tiền này được thực hiện thông qua một bức thư xác nhận từ ngân hàng chuyển tiền cho ngân hàng trả tiền. Hình thức này được áp dụng cho những ngân hàng thứ 3 có chức năng trung gian giữa ngân hàng nhận và ngân hàng chuyển.

Chuyển tiền bằng điện [Telegraphic Transfer]: Hình thức chuyển tiền này nhanh và hiện đại hơn. Ngân hàng chuyển tiền sẽ thực hiện một lệnh thanh toán, thể hiện bằng một bức điện gửi cho ngân hàng trả tiền. Bức điện được xây dựng dưới hình thức telex hay mạng swift. 

Chuyển tiền điện tối ưu hơn chuyển tiền bằng thư. Vì nó nhanh, có lợi hơn cho các giao dịch thương mại. Tuy nhiên, mức phí của nó sẽ cao hơn hình thức chuyển tiền bằng thư.

Ngày nay, đa phần các dịch vụ chuyển tiền đều được thực hiện bằng điện. Kể cả các hình thức giao dịch trực tuyến tự động cũng là giao dịch chuyển tiền bằng điện.

Các đối tượng tham gia trong quá trình chuyển tiền

Đến đây, chúng ta đã có thể hình dung cơ bản Remittance là gì. Trong bất kỳ một hình thức chuyển tiền nào, đều sẽ tuân thủ theo một quy trình nghiệp vụ cơ bản. Trong đó, sẽ gồm các bên tham gia như sau:

Người chuyển tiền/ Người trả tiền [Remitter]: Trong các giao dịch thương mại, thì người chuyển tiền thường là người nhập khẩu, người mua, người mắc nợ cần trả nợ, nhà đầu tư, người chuyển kiều hối về nước cho người thân.

Người trả tiền sẽ là người yêu cầu ngân hàng thực hiện chuyển tiền đến một tài khoản khác/ người nhận khác ở trong nước hoặc nước ngoài.

Người thụ hưởng [Beneficiary]: Người thụ hưởng sẽ được cụ thể với nhiều vai trò như người xuất khẩu, chủ nợ, người nhận kiều hồi, người nhận vốn đầu tư. Người thụ hưởng sẽ do người chuyển tiền chỉ định và người chuyển tiền có nhiệm vụ cung cấp cho ngân hàng các thông tin chi tiết về người thụ hưởng để giao dịch chuyển tiền được thực hiện.

Ngân hàng chuyển tiền [Remitting Bank]: Là ngân hàng phục vụ người chuyển tiền, là ngân hàng mà người chuyển tiền chọn để thực hiện giao dịch chuyển tiền.

Ngân hàng trả tiền [Paying Bank]: Là ngân hàng trực tiếp trả tiền cho người thụ hưởng. Ngân hàng này có thể cùng hoặc khác hệ thống, khác quốc gia với ngân hàng chuyển tiền.

Người chuyển tiền và người thụ hưởng có thể là cá nhân hoặc tổ chức, với điều kiện có đầy đủ tư cách pháp nhân.

Cách thức thực hiện một quy trình Remittance cơ bản

Với một giao dịch thương mại, quy trình Remittance sẽ gồm 5 bước cơ bản sau đây:

- Nhà xuất khẩu giao hàng và cung cấp cho nhà nhập khẩu đầy đủ các hóa đơn chứng từ của lô hàng.

- Nhà nhập khẩu tiến hành thực hiện lệnh chuyển tiền, ủy quyền cho một ngân hàng thực hiện chuyển tiền. Tiền có thể được trích xuất từ tài khoản người chuyển hoặc người chuyển mang tiền mặt đến ngân hàng để thực hiện giao dịch.

- Ngân hàng kiểm tra các thông tin chuyển tiền. Nếu thông tin hợp lệ và đủ số tiền giao dịch thì tiến hành chuyển tiền, gửi giấy xác nhận chuyển tiền cho nhà nhập khẩu.

- Ngân hàng chuyển tiền thực hiện lệnh bằng thư hoặc bằng điện đến ngân hàng thụ hưởng, thực hiện chuyển tiền cho người thụ hưởng.

- Ngân hàng nhận tiền tiến hành ghi CÓ vào tài khoản người thụ hưởng. Đồng thời, sẽ gửi các thông báo nhận tiền đến người thụ hưởng.

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu qua Remittance là gì. Các thuật ngữ kinh tế bằng tiếng anh được sử dụng khá rộng rãi hiện nay. Hiểu đúng về Remittance - Chuyển tiền, bạn sẽ có thêm các kiến thức tài chính hữu ích, từ đó củng cố thêm khả năng đầu tư của mình trên thị trường. 

Pha Lê

Video liên quan

Chủ Đề