Tư vấn quản lý doanh nghiệp là gì

Việc xây dựng, tổ chức và quản lý điều hành trong doanh nghiệp được thiết lập một cách bài bản và khoa học không chỉ giúp cho doanh nghiệp phát triển vững vàng trong thời kỳ đổi mới và còn giúp nâng cao được năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động ngày một sâu rộng tại Việt Nam. Để giúp cho các doanh nghiệp đã và đang thành lập, hoạt động cần một sự tư vấn hoàn hảo về tổ chức quản lý và điều hành doanh nghiệp, chúng tôi với đội ngũ luật sư với bề dầy nhiều năm kinh nghiệm xin cung cấp đến Quý khách hàng những nội dung tư vấn theo vụ việc và thường xuyên như:

– Phân tích mô hình quản lý thực tại của Doanh nghiệp và tư vấn, đưa ra mô hình cơ cấu tổ chức phù hợp: Ban giám đốc, Các phòng chức năng, các văn phòng, phân xưởng, xí nghiệp…;

– Phân tích, xây dựng các chức năng quản lý của Công ty;

– Xây dựng chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng Phòng, Ban, Phân xưởng sản xuất và các cơ sở kinh doanh trực thuộc;

– Xây dựng nhiệm vụ, quyền hạn của các cán bộ quản lý và quan hệ trong điều hành hoạt động của công ty;

– Thiết lập mối quan hệ chỉ đạo trực tiếp, gián tiếp và quan hệ phối hợp công tác giữa các cán bộ quản lý của Công ty, bao gồm cả Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc của Công ty;

– Thiết lập mối quan hệ công tác trong Công ty;

Và các nội dung tư vấn khác theo yêu cầu.

=========================
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết.

Công ty tư vấn Luật Phamlaw

Tầng 5M, tòa nhà Bình Vượng
số 200, đường  Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội 
Hotline: 097.393.8866; Tổng đài tư vấn pháp luật chuyên sâu
Email : 

Với môi trường kinh doanh và hệ thống pháp luật hiện nay, quản trị doanh nghiệp, Quản trị rủi ro và kiểm soát ngày càng được chú trọng. Hệ thống quản trị doanh nghiệp hiệu quả là rất cần thiết để doanh nghiệp đạt được mục tiêu chiến lược và kỳ vọng của các bên liên quan. Các bên liên quan, bao gồm cơ quan chức năng, kỳ vọng Ban Lãnh đạo Doanh nghiệp và Ban Quản lý có trách nhiệm và thực hiện việc quản trị doanh nghiệp hiệu quả, đặc biệt là các doanh nghiệp đại chúng. Ban Lãnh đạo chính là đầu mối cho hoạt động quản trị doanh nghiệp và thông qua trách nhiệm giám sát của mình sẽ xem xét hoạt động kiểm toán nội bộ để có được các đánh giá hiện trạng quản trị doanh nghiệp.

RSM Việt Nam đã phát triển dịch vụ Tư vấn Quản trị doanh nghiệp thích hợp với nhu cầu của khách hàng bất kể ngành nghề, quy mô và mức độ phức tạp của Doanh nghiệp. Dịch vụ Tư vấn Quản trị doanh nghiệp của chúng tôi hỗ trợ khách hàng thiết lập cấu trúc Quản trị hiệu quả và hữu hiệu, củng cố các tài liệu và quy trình hiện tại, giúp doanh nghiệp đối chiếu hệ thống quản trị của mình với những tiền lệ tốt nhất trong ngành nghề của doanh nghiệp.

Mối quan tâm của Quý vị

Ban Lãnh đạo hoạt động tốt đại diện cho nguồn lực chủ yếu của Doanh nghiệp cũng như của chủ sở hữu. Nhiều tài liệu hướng dẫn Quản trị doanh nghiệp khuyến nghị việc tự đánh giá thường niên đối với Ban Lãnh đạo và việc tự đánh giá nên được thực hiện bởi một bên độc lập bên ngoài tổ chức.

Chúng tôi có thể hỗ trợ

  • Tạo điều kiện hoàn thành bảng câu hỏi hoàn chỉnh phù hợp với tổ chức
  • Phân tích những phản hồi và đối chiếu trong báo cáo [bao gồm phát hiện cũng như khuyến nghị cải thiện]
  • Trình bày báo cáo cho chủ tịch trong cuộc họp của Ban Lãnh đạo
  • Trình bày báo cáo cho Ban Lãnh đạo

Các chuyên gia tư vấn của chúng tôi với kiến thức về CSA có thể hỗ trợ Doanh nghiệp Quý vị. Bảng câu hỏi sẽ đưa ra phù hợp với tổ chức của Quý vị, tạo ra giá trị cho Ban Lãnh đạo. Với dịch vụ CSA do RSM Việt Nam cung cấp, mọi thành viên trong Ban Lãnh đạo sẽ toàn dụng tiềm năng của họ như kỳ vọng, kế hoạch của chủ sở hữu Doanh nghiệp.

Mối quan tâm của Quý vị

Cùng với Luật doanh nghiệp, Nghị định số 71/2017/NĐ-CP cho phép công ty đại chúng có quyền lựa chọn tổ chức Quản trị và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

  • [a] Mô hình quản trị hai lớp - Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc [trong trường hợp này, một Uỷ ban Kiểm toán được đặt dưới Ban Lãnh đạo]
  • [b] Mô hình quản trị một lớp - Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

Chúng tôi có thể hỗ trợ

RSM Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong việc hỗ trợ Tiểu ban Kiểm toán/ Ban Kiểm soát của doanh nghiệp đại chúng thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. Chúng tôi thấu hiểu pháp luật cũng như những rủi ro tiềm ẩn mà Doanh nghiệp có thể gặp phải, qua đó có thể áp dụng những tiền lệ và chuẩn mực tốt nhất để hỗ trợ Doanh nghiệp. Chúng tôi có thể hỗ trợ Tiểu ban Kiểm toán/ Ban Kiểm soát của Doanh nghiệp Quý vị thực hiện tròn trách nhiệm bằng cách:

  • Soát xét vai trò, trách nhiệm và kế hoạch thường niên của Ban Lãnh đạo cũng như các tiểu ban.
  • Soát xét phạm vi và nội dung báo cáo gửi đến Ban Lãnh đạo cũng như các tiểu ban.
  • Xây dựng hệ thống Quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ.
  • Soát xét chất lượng hoạt động một cách độc lập và có mục tiêu đối với bộ phận kiểm toán của Quý vị như một phần của Chương trình Chương trình đánh giá và cải tiến chất lượng [QAIP] theo chuẩn mực của IIA.

Mối quan tâm của Quý vị

  • Doanh nghiệp của Quý vị cần phát triển cơ cấu theo vai trò và trách nhiệm giữa chủ sở hữu, Ban Lãnh đạo và các bên liên quan khác.
  • Ban Lãnh đạo Doanh nghiệp của Quý vị muốn chuyên nghiệp hóa công việc để làm tròn trách nhiệm.

Chúng tôi có thể hỗ trợ

  • Tổ chức hội thảo cho Ban Lãnh đạo hoặc các tiểu ban của Doanh nghiệp.
  • Đánh giá công việc của Ban Lãnh đạo cũng như tiểu ban kiểm toán.
  • Hỗ trợ so sánh, đánh giá quy trình và tài liệu Quản trị doanh nghiệp hiện hữu so với các tiền lệ và chuẩn mực tốt nhất, nhằm xác định các điểm cần cải thiện.
  • Là một đối tác tin cậy tham mưu công việc cho Ban Lãnh đạo.

Mối quan tâm của Quý vị

  • Doanh nghiệp của Quý vị đang tăng trưởng và đang trong giai đoạn cần nâng cao, chuẩn hóa cơ cấu tổng thể doanh nghiệp cũng như cơ cấu kiểm soát.
  • Doanh nghiệp của Quý vị đã đạt đến độ ""chín muồi"" trong ngành và nhận ra giá trị của việc nâng cao mô hình Quản trị doanh nghiệp thông qua những hướng dẫn rõ ràng đối với những khu vực nhiều rủi ro hoặc những khu vực mà tập đoàn thấy được lợi ích của việc hài hòa giữa các công ty thành viên.
  • Doanh nghiệp của Quý vị cần kiểm soát chặt hơn đối với những khu vực rủi ro cao

Chúng tôi có thể hỗ trợ

RSM Việt Nam có thể hỗ trợ Quý vị phát triển cơ cấu Quản trị để gia tăng thế mạnh cho Doanh nghiệp bằng cách:

  • Gia tăng cấu trúc Quản trị đối với những khu vực tiềm ẩn rủi ro lớn.
  • Đánh giá hệ thống Quản trị doanh nghiệp so với các tiền lệ, chuẩn mực liên quan đến các khu vực tiềm ẩn rủi ro lớn ảnh hưởng đến mục tiêu và chiến lược của Doanh nghiệp.
  • Xây dựng quy trình thường niên với vai trò và trách nhiệm được phân bổ để đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ thống quản trị doanh nghiệp

[Ví dụ. các cấu trúc Quản trị có thể được phát triển: quy tắc đạo đức, ma trận phân quyền và các chính sách Quản trị khác].

Thuật ngữ quản trị doanh nghiệp hay tư vấn quản trị doanh nghiệp đang được sử dụng khá phổ biến trong thời gian gần đây. Với nhiều người một doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động hiệu quả khi có được một nền tảng quản trị tốt. Ngược lại, nếu tiền đề này không vững mạnh thì mọi hoạt động của doanh nghiệp không thể được tiến hành. Nắm vai trò quan trọng là thế nhưng vẫn có nhiều doanh nghiệp chưa thực sự hiểu về bản chất của vấn đề này.

Tư vấn quản trị doanh nghiệp là gì?

Quản trị doanh nghiệp  là một thuật ngữ dùng để chỉ hệ thống những cơ chế, quy định mà thông qua đó công ty có thể được điều hành, định hướng và kiểm soát một cách chặt chẽ. Quá trình này thường sẽ được thực hiện bởi chính hệ thống hay cơ cấu quản trị của chính doanh nghiệp đó. Để thực hiện hiệu quả vấn đề này, cơ cấu tổ chức trong mỗi doanh nghiệp cần xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm giữa những thành viên khác nhau trong công ty. Những thành viên chủ chốt đó bao gồm: các Cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban giám đốc điều hành, Ban kiểm soát, thành viên góp vốn và những người liên quan khác của công ty tùy theo loại hình doanh nghiệp.

Đồng thời, quản trị doanh nghiệp cũng cần lập ra những nguyên tắc và quy trình hay thủ tục để đề ra quyết định quan trọng trong công ty. Từ đó ngăn chặn được sự lạm dụng quyền lực hay chức vụ của những người đứng đầu cũng như giảm thiểu những rủi ro không cần thiết cho công ty. Thông thường đó là những rủi ro liên quan đến hoặc có nguồn gốc từ những giao dịch với các bên có liên quan, những xung đột lợi ích tiềm năng và từ việc không có tiêu chuẩn rõ ràng hoặc không tuân thủ các quy định về công bố thông tin và không minh bạch.

Với tầm quan trọng của việc quản trị doanh nghiệp thì gần như mỗi công ty đều phải có những sự hiểu biết nhất định về công tác này. Tuy nhiên với những trường hợp công ty vừa mới thành lập và chưa hoàn thiện về mặt cơ cấu sẽ rất cần đến những sự tư vấn quản trị doanh nghiệp. Thông thường sự tư vấn này sẽ đến từ những doanh nghiệp có chuyên môn trong lĩnh vực này.

Tư vấn quản trị doanh nghiệp được định nghĩa là những dịch vụ tư vấn, trợ giúp, hướng dẫn doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế trong công tác về quản lý và điều hành. Những nội dung cơ bản thường bao gồm: 

– Lập chiến lược và kế hoạch hoạt động

– Ra quyết định tài chính, mục tiêu và chính sách thị trường, chính sách nguồn nhân lực

– Đề ra phương hướng thực thi kế hoạch; chương trình sản xuất và bộ máy vận hành…
Mặc dù những doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực này sẽ có những nội dung cơ bản riêng nhưng nhìn chung, mục tiêu cuối cùng của hoạt động tư vấn này vẫn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khắc phục các vấn đề tồn tại của doanh nghiệp khi chưa thể hoàn thiện cơ chế điều hành.

Mọi thắc mắc cần giải đáp về tư vấn quản trị doanh nghiệp vui lòng liên hệ với Phan Law Vietnam để được tư vấn và hướng dẫn sớm nhất.

PHAN LAW VIETNAM

Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888

Email:


Video liên quan

Chủ Đề