Tuyển sinh Đại học Điện lực 2022

Trường Đại học Điện lực sử dụng bốn phương thức để xét tuyển bao gồm xét học bạ, xét dựa vào kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, xét dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực và xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường Đại học Điện lực tuyển 3.330 chỉ tiêu năm học 2022.

Với phương thức dựa vào học bạ Trung học phổ thông, nhà trường tuyển 25% tổng chỉ tiêu, tương đương hơn 900 sinh viên, giảm khoảng 500 so với năm ngoái; do tổng chỉ tiêu giảm hơn 300 và trường có thêm một phương thức xét tuyển.

Các tổ hợp xét tuyển bao gồm:

Tổ hợp A00: Toán, Vật lý, Hoá học.

Tổ hợp A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh.

Tổ hợp D07: Toán, Hoá học, Tiếng Anh.

Tổ hợp D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh.

Trường Đại học Điện lực nhận hồ sơ xét tuyển theo phương thức này từ 15/2 đến 20/6. Điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình ba năm học Trung học phổ thông của ba môn trong tổ hợp cộng điểm ưu tiên. Thí sinh có tổng điểm xét tuyển từ 18 trở lên sẽ đủ điều kiện nộp hồ sơ.

Kết quả sơ tuyển được thông báo trên trang web tuyển sinh của trường trước 5/7. Các thí sinh qua sơ tuyển sẽ chính thức trúng tuyển khi tốt nghiệp Trung học phổ thông. Những em tốt nghiệp các năm trước có thể làm thủ tục nhập học ngay khi có kết quả sơ tuyển.

Với phương thức dựa vào kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, các tổ hợp vẫn giữ nguyên như với xét học bạ. Gần 2.100 chỉ tiêu [chiếm 65%] sẽ được xét tuyển theo phương thức này. Thời gian đăng ký và điều kiện xét tuyển sẽ được nhà trường thông báo sau, dựa vào hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường Đại học Điện lực dành 10% chỉ tiêu xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là phương thức xét tuyển mới so với năm ngoái. Thí sinh có điểm đánh giá năng lực đạt từ 80/150 sẽ đủ điều kiện xét tuyển. Điểm này được quy về thang 30 theo công thức:

Điểm xét tuyển = Điểm Đánh giá năng lực * 30/150 + Điểm ưu tiên.

Trường nhận hồ sơ từ ngày 1/3 đến 20/6. Ngoài ra, trường cũng xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường Đại học Điện lực cũng đã công bố học phí năm học 2022-2023, với khối kỹ thuật là 1.595.000 đồng một tháng và khối kinh tế là 1.430.000 đồng. Mức này giữ nguyên so với năm 2021-2022. Năm tiếp theo nếu có thay đổi thì mức thay đổi không quá 10% so với năm trước.

Chỉ tiêu phân theo ngành đào tạo như sau:

Trường Đại học Điện lực là trường Đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương.

Địa chỉ: Số 235 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Tra cứu điểm chuẩn, ngành học của Đại học Điện lực tại Website tuyển sinh: //tuyensinh.epu.edu.vn

Email tư vấn tuyển sinh:

Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 024.22452662.

Nhật Minh

Ngày 17/1/2022, Đại học Điện lực công bố phương án tuyển sinh năm 2022, trong đó ngoài 2 phương thức xét tuyển như năm 2021 với tỉ lệ chỉ tiêu không biến động quá lớn, trường tăng thêm 2 phương thức xét tuyển nữa nhằm tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh.

Đại học Điện lực

1. Phương thức tuyển sinh

Năm 2022, trường tuyển sinh theo 4 phương thức với các tổ hợp xét tuyển gồm: A00, A01, D01, D07

Cụ thể các phương thức xét tuyển như sau:

1.1. Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT

Chỉ tiêu dự kiến: 25%, tương đương gần 900 chỉ tiêu.

Thời gian nhận hồ sơ: Thí sinh nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện theo các mốc thời gian

+ Đợt 1: từ 15/02/2022 đến 20/06/2022;

+ Đợt bổ sung [nếu có]: Thông báo sau khi có kết quả xét tuyển đợt 1.

Điều kiện xét tuyển: Điểm xét tuyển [ĐXT] trong tổ hợp xét tuyển không thấp hơn 18 điểm [theo thang điểm 30].

Cách tính điểm xét tuyển: Xét điểm học bạ các môn thuộc các tổ hợp xét tuyển [theo ngành] của năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12.

ĐXT = [ĐTB Môn 1 + ĐTB Môn 2 + ĐTB Môn 3] + ĐƯT [nếu có]

ĐTB Môn 1 = [ĐTB cả năm lớp 10 Môn 1 + ĐTB cả năm lớp 11 Môn 1 + ĐTB kỳ 1 lớp 12 Môn 1]/3;

ĐTB Môn 2 = [ĐTB cả năm lớp10 Môn 2 + ĐTB cả năm lớp 11 Môn 2 + ĐTB kỳ 1 lớp 12 Môn 2]/3;

ĐTB Môn 3 = [ĐTB cả năm lớp10 Môn 3 + ĐTB cả năm lớp 11 Môn 3 + ĐTB kỳ 1 lớp 12 Môn 3]/3;

[ĐXT: Điểm xét tuyển; ĐTB: Điểm trung bình; ĐƯT: Điểm ưu tiên]

[Đối tượng ưu tiên và khu vực ưu tiên áp dụng theo quy chế tuyển sinh Đại học năm 2022 của Bộ GD&ĐT]

Ngoài ra, kết quả sơ tuyển đợt 1 sẽ được cập nhật trên trang web tuyển sinh trước 5/7/2022 của nhà trường.

1.2. Xét tuyển bằng kết quả bài thi tốt nghiệp THPT 2022

Chỉ tiêu dự kiến: 65%, tương đương gần 2.100 chỉ tiêu

1.3. Xét tuyển bằng kết quả thi ĐHNL của ĐHQG HN

Chỉ tiêu dự kiến: 10%

Thời gian nhận hồ sơ: Thí sinh nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện theo các mốc thời gian

+ Đợt 1: từ 01/03/2022 đến 20/06/2022;

+ Đợt bổ sung [nếu có]: Thông báo sau khi có kết quả xét tuyển đợt 1.

Điều kiện xét tuyển: Điểm đánh giá năng lực [ĐGNL] năm 2022 của Đại học Quốc gia Hà Nội đạt từ 80/150 điểm trở lên. Điểm xét tuyển [ĐXT] được quy về thang điểm 30 như sau:

ĐXT = Điểm ĐGNL * 30/150 + ĐƯT

[Đối tượng ưu tiên và khu vực ưu tiên áp dụng theo quy chế tuyển sinh Đại học năm 2022 của Bộ GD&ĐT]

1.4. Xét tuyển thẳng

Chỉ tiêu dự kiến: Không giới hạn chỉ tiêu

Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

2. Các ngành đào tạo

STT

Tên ngành/chuyên ngành

Mã ngành

Tổng chỉ tiêu

Chỉ tiêu xét theo
Kết quả thi tốt nghiệp THPT Kết quả kỳ thi ĐGNL của ĐHQG HN Kết quả học tập THPT [Học bạ]
Khối ngành V
1 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

7510301

500

300

50

150

1.1 Điện công nghiệp và dân dụng
1.2 Hệ thống điện
1.3 Tự động hóa Hệ thống điện
1.4 Lưới điện thông minh
2 Quản lý công nghiệp

7510601

60

30

10

20

2.1 Quản lý sản xuất và tác nghiệp
2.2 Quản lý bảo dưỡng công nghiệp
2.3 Quản lý dự trữ và kho hàng
3 Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông

7510302

240

150

30

60

3.1 Điện tử và kỹ thuật máy tính
3.2 Điện tử viễn thông
3.3 Kỹ thuật điện tử
3.4 Điện tử Robot và Trí tuệ nhân tạo
3.5 Thiết bị điện tử y tế
3.6 Các hệ thống thông minh và IoT
3.7 Mạng viễn thông và máy tính
4 Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

7510303

460

290

50

120

4.1 Công nghệ kỹ thuật điều khiến
4.2 Tự động hóa và điều khiển thiết bị điện công nghiệp
4.3 Tin học cho điều khiển và tự động hóa
5 Công nghệ thông tin

7480201

450

310

20

120

5.1 Công nghệ phần mềm
5.2 Hệ thống thương mại điện tử
5.3 Quản trị và an ninh mạng
5.4 Trí tuệ nhân tạo và thị giác máy tính
6 Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử 7510203 60 30 10 20
7 Công nghệ kỹ thuật cơ khí

7510201

120

80

10

30

7.1 Cơ khí chế tạo máy
7.2 Công nghệ chế tạo thiết bị điện
7.3 Cơ khí ô tô
8 Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng

7510102

140

80

20

40

8.1 Quản lý dự án và công trình xây dựng
8.2 Xây dựng công trình điện
8.3 Xây dựng dân dụng và công nghiệp
8.4 Cơ điện công trình
9 Kỹ thuật nhiệt

7520115

160

100

20

40

9.1 Điện lạnh
9.2 Nhiệt điện
9.3 Nhiệt công nghiệp
10 Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng 7510605 130 80 10 40
11 Quản lý năng lượng

7510602

60

30

10

20

11.1 Kiểm toán năng lượng
11.2 Thị trường điện
11.3 Quản lý năng lượng tòa nhà
12 Công nghệ kỹ thuật năng lượng

7510403

80

50

10

20

12.1 Năng lượng tái tạo
13 Công nghệ kỹ thuật môi trường

7510406

60

30

10

20

13.1 Quản lý môi trường công nghiệp và đồ thị
13.2 Công nghệ môi trường và sản xuất năng lượng
Khối ngành III
14 Kế toán

7340301

200

130

20

50

14.1 Kế toán doanh nghiệp
14.2 Kế toán và kiểm soát
15 Quản trị kinh doanh

7340101

200

130

20

50

15.1 Quản trị du lịch, khách sạn
15.2 Quản trị doanh nghiệp
16 Tài chính – ngân hàng

7340201

150

100

10

40

16.1 Ngân hàng
16.2 Tài chính doanh nghiệp
17 Kiểm toán 7340302 60 40 10 10
18 Thương mại điện tử

7340122

100

60

10

30

18.1 Kinh doanh thương mại trực tuyến
Khối ngành VII
19 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 7810103 100 60 10 30
Tổng cộng 3330 2080 340 910

Xem thêm: Điểm chuẩn Đại học Điện lực 2021

[Theo Đại học Điện lực]

Video liên quan

Chủ Đề